Nguyên Trinh Hoàng hậu (Lý Bính)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyên Trinh Hoàng hậu
元貞皇后
Đường Cao Tổ sinh mẫu
Thông tin chung
Sinh??
Mất??
Phối ngẫuLý Bính
Hậu duệLý Uyên, Đồng An Công chúa
Tên đầy đủ
Độc Cô Mạn Đà (獨孤曼陀羅)
Thụy hiệu
Nguyên Trinh Hoàng hậu
(元貞皇后)
Tước hiệuĐường Quốc Công phu nhân-> Nguyên Trinh Hoàng hậu (truy phong)
Hoàng tộcNhà Đường
Thân phụĐộc Cô Tín
Thân mẫuKhông rõ

Độc Cô phu nhân (thụy hiệu: Nguyên Trinh hoàng hậu 元貞皇后, không rõ năm sinh năm mất), người Tiên Ti, họ kép Độc Cô, nguyên quán Lạc Dương, Hà Nam[1], là phu nhân của Trụ Quốc đại tướng quân Lý Bính, mẫu thân của Đường Cao Tổ Lý Uyên, vị hoàng đế khai quốc của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên Trinh Hoàng hậu nguyên danh Độc Cô Mạn Đà (獨孤曼陀羅) là con gái thứ tư của Thái bảo, Đại tông bá, Vệ Quốc công nhà Bắc ChuĐộc Cô Tín. Bà có một người chị là Minh Kính hoàng hậu của Minh Đế nhà Bắc Chu và một người em gái là Văn Hiến Hoàng Hậu, của Tuỳ Văn Đế.

Độc Cô thị được gả cho Đường Quốc công Lý Bính, sinh được một trai một gái. Con trai về sau chính là Đường Cao Tổ Lý Uyên, con gái về sau phong làm Đồng An công chúa.

Năm Thiên Hòa thứ 7 triều Bắc Chu (572), Lý Bính mất, con trai bà là Lý Uyên nối ngôi Đường Quốc công. Độc Cô thị trị gia nghiêm cẩn, vô cùng uy nghiêm, những năm về già, bà nhiều bệnh, khó ở, tính khí thất thường, người hầu đều bị mắng chửi. Chỉ có vợ của Lý Uyên là Đậu thị ngày đêm chuyên tâm thang thuốc, không oán than điều gì, nên có tiếng là con dâu hiền. Đậu thị là con gái của Tương Dương Trưởng công chúa nhà Bắc Chu[2]. Không rõ Độc Cô thị qua đời khi nào.

Năm Vũ Đức nguyên niên (618), Lý Uyên đoạt ngôi của nhà Tùy và xưng Hoàng đế. Ngày 22 tháng 6 ÂL năm đó, truy tôn Độc Cô thị làm Nguyên Trinh hoàng hậu (元貞皇后).

Một số nhà sử học cho rằng bà là một tín đồ Kitô hữu Nestoriô.[3][4]

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim ảnh Diễn viên Nhân vật
2018 Độc Cô thiên hạ Lý Y Hiểu Độc Cô Mạn Đà

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nay là địa cấp thị Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
  2. ^ 舊唐書/卷51: 后事元貞太后,以孝聞。太后素有羸疾,時或危篤。諸姒以太后性嚴懼譴,皆稱疾而退,惟后晝夜扶侍,不脫衣履者,動淹旬月焉。
  3. ^ Mingana, Alphonse (1925). The Early Spread of Christianity in Central Asia and the Far East: A New Document (PDF) (bằng tiếng Anh). Manchester: University Press. tr. 351. So far as LNGU is concerned were it not for reasons of chronology we might have compared him with Li Yüan, whose father had married a Nestorian Christian lady of the Duku family.
  4. ^ Parker, Edward Harper (2013). A Thousand Years of the Tartars (bằng tiếng Anh). Abingdon-on-Thames: Routledge. tr. 142. ISBN 9781136199523. Amongst the aspirants for imperial power in China was one Li Yüan, whose father had married a Turkish lady of the Duku family. It is somewhere stated by a European writer that she was a Christian, which, even if untrue, is not at all improbable, as the Nestorian Olopen arrived in 635 during the reign of her grandson, Li Shih-min, who issued an edict in favour of Christianity.