Nguyễn Minh Châu (thượng tướng)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Minh Châu (1921-23/10/1999) là một tướng lĩnh cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm thượng tướng[1][2], Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng giữ các trọng trách như Tư lệnh Quân khu 6 thuộc B2, Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam [3], Tư lệnh Đoàn 232 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh Quân khu VII, Phó Tổng thanh tra Quân đội, Trưởng đại diện Bộ quốc phòng tại phía Nam.

Tiểu Sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Minh Châu (bí danh Năm Ngà), sinh tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng, rồi sau đó tham gia quân đội. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chỉ huy và chiến đấu tại chiến trường khu 6. Đầu năm 1954, ông từ Trung đoàn 108 được điều về khôi phục củng cố lại Trung đoàn 96 trên cương vị trung đoàn trưởng, hoạt động liên tục trên Đường 19. Ông chỉ huy trung đoàn đánh thắng trận An Khê ngày 24-6-1954 tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của Pháp. Sau khi trận đánh kết thúc, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã điện khen ngợi và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định trao Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho Trung đoàn 96.

Sau Hiệp định Genève, ông chuyển quân tập kết ra Bắc, khi đó ông là Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bình Thuận.

Năm 1958, sau một thời gian ra Bắc làm sư đoàn phó Sư đoàn 305, Nguyễn Minh Châu được phong quân hàm thượng tá. Tháng 4-1963, ông trở về Nam nhận nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 6 và đến tháng 5-1965 được thăng quân hàm đại tá. Tháng 4-1974, ông được thăng Thiếu tướng lúc đang giữ trọng trách tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam.

Đầu năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam quyết định thành lập Đoàn 232 tương đương một quân đoàn, trên cơ sở Sư đoàn 5Sư đoàn 302 cùng các binh chủng phối thuộc, ông làm tư lệnh Đoàn 232.

Tháng 5-1988, ông được cử làm Trưởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam.

  • Tháng 6-1981, ông được thăng Trung tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7. Tháng 1-1986, ông được thăng Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 7, rồi Phó Tổng thanh tra Quân đội.
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V và VI
  • Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VII và VIII.

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng nhiều huân, huy chương:

Năm 2021, tên ông được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đặt cho một tuyến phố ở phường Việt HưngPhúc Đồng, quận Long Biên.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Nguyễn Minh Châu (tr. 720)
  2. ^ Nghị quyết số 704 NQ/HĐNN7, ngày 30-01-1986 của Hội đồng Nhà nước về việc thăng quân hàm từ cấp Trung tướng lên cấp Thượng tướng cho 10 quân nhân (do Chủ tịch Trường Chinh Ký)
  3. ^ Bộ Tư lệnh Miền trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
  4. ^ “phố Hồ Chí Minh]]/20104/29956.vgp”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010.
  5. ^ 'Điểm danh' 38 đường, phố mới được đặt tên ở Hà Nội”. Đại Đoàn Kết. 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]