Bước tới nội dung

Nguyễn Thanh Sằng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thanh Sằng
Chức vụ

Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ8/1972 – 4/1973
Cấp bậc-Thiếu tướng (8/1972)
Vị tríQuân khu IV

Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh
(Lần thứ hai)
Nhiệm kỳ2/1965 – 6/1966
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Hiếu
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh
Nhiệm kỳ12/1964 – 2/1965
Cấp bậc-Chuẩn tướng (11/1964)
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Viết Đạm
Kế nhiệm-Đại tá Phan Trọng Chinh
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh
Nhiệm kỳ7/1964 – 10/1964
Cấp bậcĐại tá (11/1963)
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Ngô Dzu
Kế nhiệm-Đại tá Hoàng Xuân Lãm
Vị tríVùng 1 chiến thuật

Chỉ huy trưởng
Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
Nhiệm kỳ2/1964 – 7/1964
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Trung tá Phạm Văn Liễu
Kế nhiệm-Trung tá Vũ Ngọc Tuấn
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh
(Lần thứ nhất)
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Bảo Trị
Kế nhiệm-Thiếu tướng Linh Quang Viên
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định
thuộc Quân khu II
Nhiệm kỳ1/1960 – 11/1963
Cấp bậc-Trung tá (1/1960)
-Đại tá (11/1963)
Tiền nhiệm-Cử nhân Bùi Thúc Duyên
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 11 năm 1926
Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương
Mất2005 (78–79 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởSài Gòn
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợLê Thị Trúc Anh
Con cái10 người con (6 trai, 4 gái)
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Huế
-Trường Võ bị Quốc gia tại Huế
-Học viện Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth, Hoa Kỳ
Quê quánTrung Kỳ
Phục vụ trong lực lượng vũ trang
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1949-1973
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Sư đoàn 2 Bộ binh
Sư đoàn 22 Bộ binh
Sư đoàn 25 Bộ binh
TTHL Quang Trung
Quân đoàn IV và QK 4
Chỉ huy QĐ Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam

Nguyễn Thanh Sằng (1926-2005), nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam, được sự hỗ trợ của Quân đội Pháp mở ra tại Trung phần vào những năm cuối của thập niên 1940, với mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Quốc gia nằm trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ông đã từng đảm trách chức vụ Tỉnh trưởng, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh. Trước khi giải ngũ, ông giữ chức Tư lệnh Tiền phương của một Quân đoàn.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 11 năm 1926, trong một gia đình nho giáo tại Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam. Năm 1945, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp ở Huế với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Sau đó làm công chức tại Huế cho đến khi gia nhập quân đội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tuần tháng 9 năm 1949, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/200.786. Theo học khóa 2 Quang Trung tại trường Võ bị Huế, khai giảng ngày 25 tháng 9 năm 1949. Ngày 24 tháng 6 năm 1950 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được điều động vào Tiểu đoàn Việt Nam với chức vụ Trung đội trưởng hoạt động trên địa bàn Bắc phần.

Quân đội Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1952, chính thức chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm Đại đội trưởng. Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp Genève (ngày 20 tháng 7), theo đơn vị di chuyển vào Nam, ông được thăng cấp Đại úy và được chỉ định vào chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Việt Nam.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1957, sau 2 năm từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Giữ năm 1959, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng. Đến đầu năm 1960 mãn khóa học về nước, ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định thay thế Cử nhân Bùi Thúc Duyên.

Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11). Ngày 5 tháng 11, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Bảo Trị.

Thượng tuần tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý các tướng lãnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để giành quyến lãnh đạo của Trung tướng Nguyễn Khánh, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh lại cho Thiếu tướng Linh Quang Viên. Hai tuần sau, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Quân trường Quang Trung thay thế Trung tá Phạm Văn Liễu.[1] Cuối tháng 7, ông được lệnh bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Quân trường Quang Trung lại cho Trung tá Vũ Ngọc Tuấn[2] cùng ngày chuyển ra Quân khu 2 để nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Ngô Du. Ba tháng sau, ông bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 2 lại cho Đại tá Hoàng Xuân Lãm, trở về Bộ Tổng tham mưu chờ nhận nhiệm vụ mới. Đầu tháng 11 cùng năm, nhân ngày kỷ niệm 1 năm Cách mạng 1 tháng 11 thành công, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Đầu tháng 12 cuối năm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Viết Đạm.

Cuối tháng 2 năm 1965, ông rời khỏi chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh sau khi bàn giao Sư đoàn lại cho Đại tá Phan Trọng Chinh. Ngay sau đó, thuyên chuyển trở lại Quân khu 2 ông được cử tái nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Thịnh được cử đi làm Tư lệnh phó Quân đoàn III và Quân khu 3.

Hạ tuần tháng 6 năm 1966, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 22 Bộ binh lại cho Đại tá Nguyễn Văn Hiếu. Sau đó, thuyên chuyển về Quân khu 4 giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn IV đặc trách Hành quân. Đến tháng 8 năm 1972, ông được thăng Thiếu tướng và được chỉ định giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn IV và Quân khu 4. Tháng 4 năm 1973, ông được giải ngũ với lý do đã phục vụ quân đội trên 20 năm.

Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện Quân Giải phóng, chính quyền mới đưa ông đi học tập và cải tạo từ Nam ra Bắc cho đến ngày 14 tháng 9 năm 1987 ông mới được trả tự do. Ông ở lại Việt Nam. Tháng giêng năm 2005, ông từ trần tại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hưởng thọ 79 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phu nhân: Bà Lê Thị Trúc Anh - Ông bà có 10 người con gồm 6 trai, 4 gái.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trung tá Phạm Văn Liễu sinh năm 1927 tại Nam Định, tốt nghiệp trường sĩ quan Võ bị Lục quân Chapa và khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Trưởng ban Tham vấn Hòa đàm Paris, giải ngũ cùng cấp.
  2. ^ Trung tá Vũ Ngọc Tuấn sinh năm 1930 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp Sĩ quan Thủ Đức khóa 1. Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn III.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.