Người Adyghe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Adyghe / Adygea
Tổng dân số
≈ 250.000 - 689.000 [1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Nga

 Adygea
 Krasnodar

 Kabardino
124.835 [2]
107.048
13.834
584
 Thổ Nhĩ Kỳ350.000 [1]
 Ukraina600[3]
 Israel4.000[4][5]–5,000[6]
Ngôn ngữ
Adyghe, Nga, Hebrew
Tôn giáo
Chủ yếu là Sunni Islam với Habze, còn lại không tôn giáo và Ki tô giáo
Sắc tộc có liên quan
Người Circassia và người Abazgi (Abkhaz, Người Abazin)

Thuật ngữ Người Adyghe hay người Adygea (tiếng Adygea: Адыгэ, Adygè; tiếng Nga: Адыги, Adygi; sn. Адыгейцы, Adygeytsy) được sử dụng để chỉ những người nói một thổ ngữ tiếng CircassiaBắc Kavkaz. Tên Adyghe còn được phiên âm là Adyga, Adyge, Adygei, Adyghe, Attéghéi,.. được cho là bắt nguồn từ atté "height" biểu thị người vùng cao hoặc người miền núi, còn ghéi "biển" để chỉ người làm ăn sinh sống ở miền núi non gần bờ biển".[7][8]

Adyghe cũng được sử dụng để mô tả những người nói tiếng Adyghe hoặc 'Tây Circassia'. Dân tộc Adyghe có 10 bộ lạc Adyghe (hoặc nhóm phụ) [9][10], còn người Circassia chia ra 12 bộ lạc Circassia. Mỗi bộ lạc có tên gọi riêng. Trong số đó bốn bộ lạc nói các phương ngữ Adyghe hiểu lẫn nhau được, là Abzakh, Bzhedug, Temirgoy và Shapsug.[9][11]

Hầu hết người Adyghe ở Nga là cư dân của Cộng hòa Adygea, một chủ thể liên bang của Nga nằm ở phía tây nam của nước Nga thuộc Châu Âu, được bao bọc trong Krasnodar Krai. Tên của họ cũng được hiển thị là Adyge (tiếng Nga: Адыгейцы). Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ hơn sống ở các vùng xung quanh Adygea ở Krasnodar Krai.

Tuy nhiên theo thông tin của Joshua Project thì người Adyghe có tổng dân số 689.000 người cư trú ở 13 nước, đông nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ có 350 ngàn người, trên gấp đôi số người Adyghe ở Nga.[1]

Người Adyghe nói tiếng Adygea [12][13], còn được gọi là tiếng Tây Circassia (tiếng Adyghe: КӀахыбзэ, K’axybzæ), một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tây Bắc Kavkaz. Tiếng Adygea cùng với tiếng Nga là hai ngôn ngữ chính thức ở Cộng hòa Adygea (Liên bang Nga) [14]. Những người Adyghe ở nước khác thì nói ngôn ngữ chính thức ở đó.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Joshua Project. Ethnic People Group: Adyghe, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  2. ^ “Официальный сайт Всероссийской переписи населения 2010 года. Информационные материалы об окончательных итогах Всероссийской переписи населения 2010 года”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ “About number and composition population of Ukraine by data All-Ukrainian census of the population 2001”. Ukraine Census 2001. State Statistics Committee of Ukraine. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ Besleney, Zeynel Abidin (2014). The Circassian Diaspora in Turkey: A Political History. Routledge. tr. 96. ISBN 978-1317910046.
  5. ^ Torstrick, Rebecca L. (2004). Culture and Customs of Israel. Greenwood Publishing Group. tr. 46. ISBN 978-0313320910.
  6. ^ Louër, Laurence (2007). To be an Arab in Israel. Columbia University Press. tr. 20. ISBN 978-0231140683.
  7. ^ Spencer, Edmund, Travels in the Western Caucasus, including a Tour through Imeritia, Mingrelia, Turkey, Moldavia, Galicia, Silesia, and Moravia in 1836. London, H. Colburn, 1838. p. 6.
  8. ^ Loewe, Louis. A Dictionary of the Circassian Language: in Two Parts: English-Circassian-Turkish, and Circassian-English-Turkish. London, Bell, 1854. p. 5.
  9. ^ a b Olson, Pappas & Pappas 1994, tr. 15.
  10. ^ Minahan 2002, tr. 37.
  11. ^ Michael Fortescue; Marianne Mithun; Nicholas Evans (ngày 29 tháng 7 năm 2017). The Oxford Handbook of Polysynthesis. Oxford University Press. tr. 949. ISBN 978-0-19-968320-8.
  12. ^ “Adyghe”. Ethnologue (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert và đồng nghiệp biên tập (2013). “Adyghe”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  14. ^ Коряков Ю. Б. АДЫГЕЙЦЫ Lưu trữ 2019-12-08 tại Wayback Machine. Большая российская энциклопедия. Электронная версия (2016); Truy cập 25/10/2020.
Nguồn

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]