Vượn đen má hung Trung Bộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nomascus annamensis)
Vượn đen má hung Trung bộ
Nomascus annamensis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Animalia
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Eutheria
Liên bộ (superordo)Euarchontoglires
Bộ (ordo)Primates
Phân bộ (subordo)Haplorrhini
Phân thứ bộ (infraordo)Simiiformes
Tiểu bộ (parvordo)Catarrhini
Liên họ (superfamilia)Hominoidea
Họ (familia)Hylobatidae
Chi (genus)Nomascus
Loài (species)N. annamensis
Danh pháp hai phần
Nomascus annamensis
(Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, Roos, 2010)[1]

Vượn đen má hung Trung Bộ, còn gọi là Vượn đen má vàng Bắc hay Vượn má vàng Bắc (danh pháp: Nomascus annamensis) là một loài vượn mới được phát hiện và công bố năm 2010, thuộc chi vượn mào đen Nomascus, họ Vượn Hylobatidae

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Loài vượn đen má hung Trung Bộ được mô tả là khá giống vượn đen má vàng Nam Nomascus gabriellae.[2]

Con đực có màu lông đen và ít lông bạc, lông đen của chúng khi ra ánh sáng mặt trời lại có ánh bạc[3]. Lông ngực màu nâu, lông dưới má hung vàng và mảng lông này không kéo dài lên phía trên mặt-khác với các loài vượn khác trong cùng chi. Con cái lông màu sáng hơn, màu da cam pha vàng be, có ít vệt đen trên đầu. Loài vượn đen má hung Trung Bộ phân biệt khá rõ với các loài vượn mào má sáng màu khác ở các đặc điểm tần số và nhịp độ phát âm thanh gọi bầy, cảnh báo kẻ địch xâm nhập lãnh địa.[4][5]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Vượn Nomascus annamensis được phát hiện thấy tại các vùng rừng mưa[3][6]:

Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Christian Roos cảnh báo các loài vượn mào Nomascus đều ở trong tình trạng nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp với tổng cộng khoảng 20 cá thể.[3]

Hệ thống phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Vượn má vàng Nomascus gabriellae ở vườn thú Edinburgh, Scotland, loài cận chủng nhất với Vượn đen má hung Trung bộ. Con đực màu đen, con cái màu vàng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Biolib.cz
  2. ^ Thinh, Van Ngoc, Alan R. Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Tilo Nadler and Christian Roos, Van Ngoc Thinh, Alan R. Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Tilo Nadler and Christian Roos. "A new species of crested gibbon, from the central Annamite mountain range". Vietnamese Journal of Primatology. Vol 1. No. 4.
  3. ^ a b c “Primatology.net”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “Phát hiện một loài vượn mới Nomascus annamensis ở Việt Nam” (Thông cáo báo chí). SVRVN. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ “Phát hiện loài vượn hiếm ở Đông Dương” (Thông cáo báo chí). Minh Long. ngày 22 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  6. ^ “German scientists discover rare ape species in Asia”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]