Peanut (game thủ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một tên người Triều Tiên, họ là Han.
Peanut
한왕호
(Han Wang-ho)
Peanut tại MSI 2023
Thông tin cá nhân
Ngày sinh3 tháng 2, 1998 (26 tuổi)
Seoul, Hàn Quốc
Quốc tịch Hàn Quốc
Thông tin nghề nghiệp
Tình trạngĐang thi đấu
Giải đấuLCK
Đội hiện tạiHanwha Life Esports
Bộ môn thi đấuLiên Minh Huyền Thoại
Vai tròĐi rừng
Sự nghiệp thi đấu
2014–2015NaJin e-mFire
2016ROX Tigers
2016–2017SK Telecom T1
2017–2018Kingzone DragonX
2018–2019Gen.G
2019–2020LGD Gaming
2020–2021Nongshim RedForce
2021–2023Gen.G
2023–nayHanwha Life Esports
Danh hiệu nổi bật trong sự nghiệp
  • 1 chức vô địch MSI (2017)
  • 6 chức vô địch LCK
    • 2 lần vào đội hình All-LCK First Team
    • 2 MVP Chung kết LCK
    • 1 Regular Season MVP
  • 1 chức vô địch KeSPA Cup (2016)
Thành tích quốc tế
Liên Minh Huyền Thoại
Đại diện cho  Hàn Quốc
Đại hội thể thao châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Jakarta - Palembang 2018

Han Wang-ho (tiếng Triều Tiên: 한왕호; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1998), còn được biết đến với nghệ danh Peanut (tiếng Triều Tiên: 피넛), là một tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp và hiện đang thi đấu ở vị trí đi rừng cho đội tuyển Hanwha Life Esports.

Peanut từng nổi tiếng qua lối chơi đi rừng hổ báo với những vị tướng như Lee Sin, Olaf, Nidalee hay Elise.[1] Sau quá trình thay đổi meta và học hỏi kinh nghiệm, anh chuyển sang lối đánh thiên về kiểm soát và đã đạt được những thành công nhất định. Anh là người đi rừng đầu tiên của LCK có 6 chức vô địch quốc nội. Ngày 2 tháng 7 năm 2023, Peanut trở thành người chơi thứ 4 đạt cột mốc 600 ván đấu tại giải đấu Liên Minh Huyền Thoại lớn nhất Hàn Quốc.[a][2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường cấp 3 CNTT Seoul, nơi Peanut từng theo học

Yoon Wang-ho (tiếng Triều Tiên: 윤왕호, là tên cũ của Peanut) sinh ngày 3 tháng 2 năm 1998 tại Seoul, Hàn Quốc. Anh bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp cho NaJin vào tháng 12 năm 2014 khi còn đang học tại trường cấp 3 CNTT Seoul. Do chưa đủ 17 tuổi nên theo quy định của LCK, anh phải ngồi trên ghế dự bị cho đến tháng 2 năm 2015. Đến tháng 4 năm 2016, anh sửa lại tên trên giấy tờ thành Han Wang-ho như ngày nay.[3]

Sự nghiệp câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

NaJin e-mFire (2014-2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 12 năm 2014, Peanut gia nhập NaJin e-mFire với vai trò dự bị cho người đi rừng lúc bấy giờ là Watch. Đến Mùa xuân năm 2015, khi đã đủ 17 tuổi, anh có trận ra mắt đầu tiên trước đối thủ là SK Telecom T1.[4] Cuối mùa giải, NaJin chỉ đứng hạng 6 và không được tham dự play-off. Sang Mùa hè, NaJin đứng thứ 5 trên 8 đội và giành quyền tham dự play-off.[5] Tuy nhiên, đội của Peanut lại thất bại ngay vòng đầu trước đối thủ là KOO Tigers. Dù đủ điểm tích lũy để tham dự vòng loại khu vực nhưng họ lại tiếp tục để mất cơ hội ngay vòng đầu trước Jin Air Green Wings. Sau thất bại tại KeSPA Cup 2015, Peanut đã rời đội để gia nhập ROX Tigers.

ROX Tigers (2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 5 năm 2016, Peanut gia nhập ROX Tigers sau một mùa giải không mấy khả quan ở NaJin. Tại đây anh đã cùng ROX thống trị giải Mùa xuân với vị trí số một vòng bảng. Dù được kỳ vọng cao nhưng họ lại thất bại ở trận chung kết tổng trước SK Telecom T1 và ngậm ngùi đứng ở hạng hai mùa giải.[6] Ở giải Mùa hè, ROX Tigers tiếp tục thống trị vòng bảng với tỉ số 15-3. Tiếp tục đà thăng hoa, ROX đã đánh bại KT Rolster sau loạt Bo5 đầy ngoạn mục với tỉ số 3-2 và giành vé đến Chung kết thế giới 2016 với tư cách hạt giống số 1.[7] Họ tiếp tục thể hiện phong độ cao tại giải đấu Liên Minh Huyền Thoại lớn nhất năm: đứng nhất bảng A và đánh bại Edward Gaming của LPL ở tứ kết. Đến bán kết, họ chạm trán đối thủ SK Telecom T1 và nhận thất bại đáng tiếc sau 5 ván đấu.[8] Kết thúc KeSPA Cup 2016, Peanut đã được cho phép tự do tìm kiếm cơ hội gia nhập các đội tuyển khác.

SK Telecom T1 (2016-2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 11 năm 2016, Peanut gia nhập SKT và đảm nhiệm vị trí đi rừng chính thay cho Blank.[9] Anh cùng SKT đã có một giải Mùa xuân vô cùng thăng hoa khi đứng nhất vòng bảng và đánh bại KT Rolster 3-0 ở trận chung kết để giành lấy chức vô địch.[10] Tiếp đà phong độ, SKT đã vô địch MSI 2017[11] sau khi đánh bại G2 Esports với tỉ số 3-1. Khi Mùa hè đến cũng là lúc meta thay đổi, Peanut dần đánh mất phong độ và đội của anh chỉ đứng hạng 4 vòng bảng. Đến play-off, SKT lại thể hiện một bộ mặt khác khi lần lượt đánh bại Afreeca Freecs, Samsung Galaxy, KT Rolster và chỉ nhận thất bại trước Longzhu Gaming, giúp họ có được vị trí hạt giống số 2 tại Chung kết thế giới.[12] Tại đây anh cùng đồng đội đứng nhất bảng A, đánh bại Misfits Gaming và RNG để tiến vào chung kết đối đầu với Samsung Galaxy. Anh thi đấu 2 trên 3 trận ở chung kết và SKT nhận thất bại 0-3 trước Samsung.[13] Peanut sau đó đã rời đội trước thềm KeSPA Cup 2017.[14]

Kingzone DragonX (2017-2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Peanut trong màu áo Kingzone DragonX

Ngày 30 tháng 11 năm 2017, Longzhu chiêu mộ Peanut để đánh luân phiên cùng Cuzz. Anh đã xuất hiện trong đội hình Longzhu tham dự KeSPA Cup 2017 và giành được vị trí á quân sau khi để thua KT Rolster 2-3 ở trận chung kết.[15] Đến đầu năm 2018, Kingzone mua lại Longzhu Gaming.[16] Peanut trong màu áo mới đã cùng đồng đội giành lấy chức vô địch LCK Mùa xuân để đại diện cho khu vực tham dự MSI 2018. Tại đây Peanut chỉ đoạt được vị trí á quân khi phải đối đầu với một RNG quá mạnh.[17] Trở về từ MSI, Kingzone chỉ xếp thứ 3 ở giải Mùa hè và thứ 4 vòng play-off, khiến họ phải xuống tranh vé 3 với Gen.G. Đối mặt với đương kim vô địch thế giới, Kingzone ngậm ngùi nhận thất bại 0-3 và không thể giành quyền tham dự Chung kết thế giới năm ấy.[18]

Gen.G (lần 1, 2018-2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Trở về Hàn Quốc sau tấm huy chương bạc tại Á vận hội năm 2018, Peanut được Gen.G chiêu mộ vào ngày 23 tháng 11 năm 2018 để thay thế người đi rừng cũ Ambition.[19] Anh cùng Gen.G chinh chiến tại KeSPA Cup 2018 và giành được vị trí á quân.[20] Thành tích LCK của Peanut với Gen.G vào năm tiếp theo không mấy nổi bật, lần lượt đứng hạng 7 và 6 của hai giải Xuân - Hè, vì vậy Gen.G không đủ điểm tích lũy để tham dự play-off và Peanut cũng không thể tham dự Chung kết thế giới 2019.[21]

LGD Gaming (2019-2020)[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyển sang LPL với bản hợp đồng gia nhập LGD Gaming vào ngày 21 tháng 11 năm 2019,[22] Peanut đã tham dự Demacia Cup nhưng phải dừng chân sớm tại vòng bảng.[23] Tại LPL Mùa xuân 2020, LGD Gaming chỉ đứng hạng 15 trên 17. Sang LPL Mùa hè, anh cùng đồng đội giành được hạng 4 chung cuộc và đã đánh bại iG ở trận tranh vé 4 để có lần đầu tiên trở lại Chung kết thế giới sau 2 năm vắng mặt.[24] Ra thế giới, anh cùng LGD chỉ đứng hạng 3 vòng bảng và không thể giành quyền vào tứ kết,[25] qua đó kết thúc hành trình tìm kiếm vinh quang dưới màu áo một đội LPL.

Nongshim RedForce (2020-2021)[sửa | sửa mã nguồn]

Peanut lúc thi đấu cho Nongshim

Ngày 30 tháng 11 năm 2020, Peanut quay trở lại LCK để gia nhập Team Dynamics[26] (sau đổi thành Nongshim RedForce). Dù có kết quả mở đầu ấn tượng khi đoạt á quân tại KeSPA Cup,[27] Nongshim chỉ đứng hạng 6 tại LCK Mùa xuân. Đến Mùa hè, Peanut cùng đồng đội giành được vị trí hạng 3 vòng bảng nhưng lại thất bại tại play-off trước DK[28] và tiếp tục thất bại trước HLE ở vòng loại khu vực,[29] vì vậy họ không thể tiến đến với giải đấu Liên Minh Huyền Thoại lớn nhất hành tinh.

Gen.G (lần 2, 2021-2023)[sửa | sửa mã nguồn]

Peanut tại MSI 2023 trong màu áo Gen.G

Tưởng chừng sự nghiệp thi đấu đỉnh cao đã trôi qua đối với Peanut thì ngày 23 tháng 11 năm 2021, Gen.G đã đưa anh trở về lại mái nhà xưa của mình.[30] Khi hội ngộ với Peanut, Gen.G đã có sự tiến bộ rõ rệt khi đoạt vị trí á quân LCK Mùa xuân 2022.[31] Với phong độ thăng hoa, Gen.G vô địch LCK Mùa hè sau khi đánh bại T1 3-0 ở chung kết tổng.[32] Peanut đoạt MVP trận chung kết và cùng đồng đội tiến đến Chung kết thế giới 2022. Những tưởng trận chung kết là điều sẽ đến dễ dàng khi họ chỉ phải gặp DRX ở bán kết, nhưng phong độ tụt dốc khiến anh bị Pyosik đánh bại và phải nhận thất bại 1-3.[33]

Mùa xuân năm 2023, Gen.G lại đánh bại T1 ở chung kết tổng và có lần thứ hai liên tiếp lên ngôi vô địch LCK.[34] Anh cùng Gen.G tiến đến MSI 2023 và nhận thất bại bất ngờ trước BLG với tỉ số 0-3 ở nhánh thua.[35] Đến Mùa hè, Peanut lại một lần nữa vô địch LCK và cùng Gen.G chinh chiến ở Chung kết thế giới với vị thế hạt giống số 1.[36] Vốn được đánh giá rất cao sau khi toàn thắng 3-0 ở vòng Thụy Sĩ, Peanut đã thi đấu không tốt trước người đi rừng Xun của BLG và đội của anh phải dừng chân sớm tại tứ kết với tỉ số 2-3.[37]

Hanwha Life Esports (2023-nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 11 năm 2023, Peanut chuyển sang thi đấu cho Hanwha Life Esports.[38]

Sự nghiệp đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, Peanut được huấn luyện viên Edgar chọn làm người đi rừng cho đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại quốc gia Hàn Quốc thi đấu tại Á vận hội XVIII.[39] Đội tuyển Hàn Quốc đã đứng nhất vòng bảng và đánh bại Ả Rập Saudi 2-0 ở bán kết. Đến trận chung kết, Hàn Quốc bất ngờ để thua trước Trung Quốc và chỉ đoạt được huy chương bạc.[40]

Tổng quan sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đội tuyển Giải đấu Thứ hạng
2015 NaJin e-mFire LCK Mùa xuân 2015 6
CK Mùa hè 2015 3
LCK Mùa hè 2015 5
KeSPA Cup 2015 9–14
2016 ROX Tigers LCK Mùa xuân 2016 Á quân
LCK Mùa hè 2016 Vô địch
Chung kết thế giới 2016 3–4
KeSPA Cup 2016 Vô địch
2017 SK Telecom T1 LCK Mùa xuân 2017 Vô địch
MSI 2017 Vô địch
Khu vực đại chiến 2017 LCK-LPL-LMS Á quân
LCK Mùa hè 2017 Á quân
Chung kết thế giới 2017 Á quân
Kingzone DragonX KeSPA Cup 2017 Á quân
2018 LCK Mùa xuân 2018 Vô địch
MSI 2018 Á quân
Khu vực đại chiến 2018 LCK-LPL-LMS Á quân
LCK Mùa hè 2018 4
Gen.G KeSPA Cup 2018 Á quân
2019 LCK Mùa xuân 2019 7
LCK Mùa hè 2019 6
LGD Gaming Demacia Cup 2019 9–12
2020 LPL Mùa xuân 2020 15
LPL Mùa hè 2020 4
Chung kết thế giới 2020 9–12
Nongshim RedForce KeSPA Cup 2020 Á quân
2021 LCK Mùa xuân 2021 6
LCK Mùa hè 2021 4
2022 Gen.G LCK Mùa xuân 2022 Á quân
LCK Mùa hè 2022 Vô địch
Chung kết thế giới 2022 3–4
2023 LCK Mùa xuân 2023 Vô địch
MSI 2023 4
LCK Mùa hè 2023 Vô địch
Chung kết thế giới 2023 5–8
2024 Hanwha Life Esports LCK Mùa xuân 2024 3

Sự nghiệp đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đội tuyển Giải đấu Thứ hạng
2018 Hàn Quốc ASIAD 2018

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

ROX Tigers

SK Telecom T1

  • Vô địch LCK: Mùa xuân 2017
  • Vô địch MSI: 2017

Kingzone DragonX

  • Vô địch LCK: Mùa xuân 2018

Gen.G

  • Vô địch LCK: Mùa hè 2022, Mùa xuân 2023, Mùa hè 2023

Cấp đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

  • ASIAD: huy chương bạc (2018)

Danh hiệu cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • All-LCK First Team: Mùa hè 2021, Mùa hè 2022
  • LCK Regular Season MVP:[b] Mùa hè 2021
  • MVP Chung kết LCK: Mùa xuân 2017, Mùa hè 2022

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 3 người còn lại là Faker, Deft và Bdd.
  2. ^ Giải được trao thông qua bình chọn của chuyên gia.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Moser, Kelsey (3 tháng 12 năm 2017). “Peanut enhances Longzhu's strengths, but weaknesses remain”. ESPN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ Jang, David "Viion" (2 tháng 7 năm 2023). “GEN Peyz on Peanut reaching 600 LCK games: "It's amazing that he has played that long. I want to play that long too.". InvenGlobal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ Xmithie (23 tháng 4 năm 2016). “Rox 피넛 이름변경???”. Inven (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ teps (24 tháng 3 năm 2015). “Breaking out of his SoloQ Shell - Najin's New Jungler Peanut”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  5. ^ “League of Legends LCK 2015 Standings | Livesport.com”. Livesport (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  6. ^ “SKT T1 'củ hành' ROX lên ngôi vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc 2016”. Thanh Niên. 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ June_6th (20 tháng 8 năm 2016). “[LCK Mùa Hè 2016] ROX vô địch, xóa bỏ cái dớp "kẻ về nhì vĩ đại". VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  8. ^ “CKTG 2016: 'Thần rừng' Bengi giúp SKT T1 tiến vào Chung Kết”. Thanh Niên. 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  9. ^ Wolf, Jacob (30 tháng 11 năm 2016). “Peanut to sign with SK Telecom T1”. ESPN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  10. ^ Lyles, Wyatt (22 tháng 4 năm 2017). “SKT reigns supreme in LCK spring split finals”. ESPN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  11. ^ 2016 (22 tháng 5 năm 2017). “[LMHT] SKT T1 vô địch MSI hai lần liên tiếp”. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ Lyles, Wyatt (26 tháng 8 năm 2017). “LoL: Longzhu dismantles the SKT dynasty”. ESPN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  13. ^ Goslin, Austen (4 tháng 11 năm 2017). “Samsung Galaxy wins the 2017 League of Legends World Championships”. The Rift Herald (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  14. ^ Li, Xing (21 tháng 11 năm 2017). “SKT announce that Peanut is leaving the team”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ 2016 (2 tháng 12 năm 2017). “LMHT: Ngược dòng Longzhu, KT đoạt danh hiệu đầu tiên thời 'Super Team'. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Anastasopoulos, Angelos (8 tháng 1 năm 2018). “Chinese Company Kingzone Acquires and Rebrands Longzhu Gaming – ARCHIVE - The Esports Observer”. The Esports Observer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  17. ^ ABC (14 tháng 5 năm 2018). “LMHT: Kai'Sa 'bất tử' của Uzi giúp RNG hủy diệt Kingzone tại MSI 2018”. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  18. ^ Chịu (16 tháng 9 năm 2018). “LMHT: Đánh bật Kingzone 3-0, Gen.G mở đường đến CKTG 2018”. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  19. ^ Abbas, Malcolm (24 tháng 11 năm 2018). “Gen.G signs former KINGZONE DragonX jungler, Peanut”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  20. ^ Mạnh Đăng (31 tháng 12 năm 2018). “Những chàng trai trẻ Griffin lên ngôi vô địch Kespa Cup 2018 với thành tích bất bại”. Sport5. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  21. ^ Jang, David "Viion" (18 tháng 8 năm 2019). “Gen.G Will not be Competing at Worlds 2019”. InvenGlobal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  22. ^ Jang, David "Viion" (22 tháng 11 năm 2019). “[Official] Peanut and Coach ZanDarC Join LGD Gaming”. InvenGlobal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  23. ^ Thành Hưng (22 tháng 12 năm 2019). “Bảng xếp hạng Demacia Cup 2019: Suning của SofM và IG rời cuộc chơi”. Webthethao. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  24. ^ Martinello, Eva (30 tháng 8 năm 2020). “LGD defeat IG in LPL Regional Finals, qualify for Worlds for the first time in 5 years”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  25. ^ Heath, Jerome (11 tháng 10 năm 2020). “League Worlds 2020: Group stage scores, standings, and results”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  26. ^ Tan, Amanda "Tania Mae" (27 tháng 11 năm 2020). “Peanut returns to the LCK with Team Dynamics | ONE Esports”. ONE Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  27. ^ Kiên Nguyễn (2 tháng 1 năm 2021). “Kết quả chung kết KeSPA Cup 2020: DWG lên ngôi vô địch”. Đời sống và Pháp luật. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  28. ^ Ousley, Parkes (15 tháng 8 năm 2021). “All the teams who have qualified for Worlds 2021 so far”. Upcomer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  29. ^ Martinello, Eva (1 tháng 9 năm 2021). “Hanwha Life Esports qualify for 2021 World Championship following sweep of Nongshim in LCK Regional Finals”. Dot Esports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  30. ^ Ong, E. C. (24 tháng 11 năm 2021). “Gen.G bring back Peanut, World Champion Ruler, as Chovy replaces Bdd”. ClutchPoints (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  31. ^ Phuong Thao (2 tháng 4 năm 2022). “Chung kết LCK Mùa Xuân 2022: Đả bại Gen.G, T1 kết thúc mùa giải với thành tích hoàn hảo 20 trận toàn thắng | ONE Esports Vietnam”. ONE Esports Vietnam. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  32. ^ Phuong Thao (28 tháng 8 năm 2022). “Nhà vua LCK Mùa Hè 2022 chính thức gọi tên Gen.G Esports | ONE Esports Vietnam”. ONE Esports Vietnam. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  33. ^ Phuong Thao (31 tháng 10 năm 2022). “Bán kết - CKTG 2022: Đánh bại Gen.G một cách thuyết phục, DRX viết tiếp 'câu chuyện cổ tích' | ONE Esports Vietnam”. ONE Esports. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  34. ^ “Gen.G Esports lên ngôi vô địch LCK Mùa Xuân 2023”. Thời báo Văn học Nghệ thuật. 10 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  35. ^ Thành Hưng (20 tháng 5 năm 2023). “Top 3 MSI 2023 chính thức lộ diện, nhà vô địch LCK ngậm ngùi rời cuộc chơi”. Webthethao. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  36. ^ Phuong Thao (20 tháng 8 năm 2023). “Chung kết LCK Mùa Hè 2023: Gen.G cân bằng kỷ lục của T1 với lần thứ 3 liên tiếp vô địch LCK | ONE Esports Vietnam”. ONE Esports Vietnam. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  37. ^ Yahoo Esports SEA (3 tháng 11 năm 2023). “League of Legends Worlds 2023: Bilibili Gaming upset hometown favourites Gen.G 3-2 to make it to semifinals”. Yahoo News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  38. ^ Kang Yun-sik (24 tháng 11 năm 2023). “구 락스의 마지막 불꽃 '피넛', 한화생명 입단하며 '친정 복귀'. 데일리e스포츠 (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.
  39. ^ 2016 (31 tháng 5 năm 2018). “LMHT: 'Super Team' Hàn Quốc dự Á vận hội 2018 không có kkOma & PrillA”. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  40. ^ 2016 (29 tháng 8 năm 2018). “LMHT: Trung Quốc lên ngôi vương tại ASIAD 2018 sau màn đại thắng Hàn Quốc”. VietNamNet. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]