Soyuz 37

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Soyuz 37
Союз 37
ID COPSAR: 1980-064A
Số SATCAT: 11905
Thời gian chuyến bay: 79 ngày, 15 giờ, 16 phút, 54 giây
Số quỹ đạo đã hoàn thành: 124
Thuộc tính tàu vũ trụ
Loại tàu: Soyuz 7K-T
Nhà sản xuất: NPO Energia
Khối lượng (khi phóng): 6800 kg
Phi hành đoàn
Số người: 2
Phóng lên: Viktor V. Gorbatko
Phạm Tuân
Trở về: Leonid I. Popov
Valery V. Ryumin
Tên gọi: Terek (Терек - sông Terek)
Viktor V. Gorbatko và Phạm Tuân
Viktor V. Gorbatko và Phạm Tuân
Bắt đầu
Ngày phóng: 23 tháng 7 năm 1980
18:33:03 UTC
Tên lửa: Soyuz-U
Nơi phóng: Bệ phóng 1/5
Sân bay vũ trụ Baikonur
Kết nối với Salyut 6
Cổng kết nối: Cổng sau
Ngày kết nối: 24 tháng 7 năm 1980
20:02 UTC
Ngày rời trạm: 11 tháng 10 năm 1980
06:32 UTC
Thời gian kết nối: 78d 10h 30m[1]
Kết thúc
Ngày hạ cánh: 11 tháng 10 năm 1980
09:49:57 UTC
Nơi hạ cánh: 180 km phía đông nam Dzhezkazgan
Thông số quỹ đạo
Loại quỹ đạo: Qũy đạo Trái Đất thấp
Cận điểm: 197.8 km
Viễn điểm: 293.1 km
Độ nghiêng quỹ đạo: 51.61 độ
Chu kỳ quỹ đạo: 89.12 phút
Chương trình Soyuz
Chuyến bay trước: Soyuz T-2
Chuyến bay sau: Soyuz 38

Soyuz 37 (tiếng Nga: Союз 37) là một chuyến bay tàu vũ trụ Soyuz của Liên Xô vào năm 1980 lên trạm vũ trụ Salyut 6. Đây là lần phóng thứ 13 và lần kết nối thành công thứ 11 của tàu vũ trụ Soyuz với trạm Salyut 6.

Soyuz 37 đưa Viktor Gorbatko (chỉ huy) và Phạm Tuân (kỹ sư chuyến bay), phi hành gia đầu tiên của châu ÁViệt Nam vào vũ trụ. Phi hành đoàn dự bị bao gồm Valery Fyodorovich Bykovsky (chỉ huy) và Bùi Thanh Liêm (kỹ sư chuyến bay). Khi trở về Trái Đất, Soyuz 37 đưa Leonid Ivanovich PopovValery Victorovich Ryumin từ trạm vũ trụ về.

Phạm Tuân sau này cho biết: "Chuyến bay đó, ý nghĩa chính trị lớn hơn nhiều so với ý nghĩa khoa học. Liên Xô muốn đưa chúng ta vào để thể hiện vai trò của các nước XHCN".[2]

Phi hành đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí Phi hành gia phóng lên Phi hành gia trở về
Chỉ huy Liên Xô Viktor V. Gorbatko, Liên Xô
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EP/ЭП-7
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 3 và cuối cùng
Liên Xô Leonid I. Popov, Liên Xô
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EO/ЭО-4
  • Chuyến bay vũ trụ đầu tiên
Kỹ sư chuyến bay Việt Nam Phạm Tuân, Việt Nam
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EP/ЭП-7
  • Phi hành gia trong chương trình Interkosmos
  • Chuyến bay vũ trụ đầu tiên và duy nhất
Liên Xô Valery V. Ryumin, Liên Xô
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EO/ЭО-4
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 3

Chú thích:

  • EO (tiếng Nga: ЭО, Экспедиция Основная, Ekspeditsiya Osnovnaya) nghĩa là phi hành đoàn ở dài ngày tại trạm vũ trụ.
  • EP (tiếng Nga: ЭП, Экспедиция Посещения, Ekspeditsiya Posescheniya) nghĩa là phi hành đoàn ở ngắn ngày tại trạm vũ trụ.

Phi hành đoàn dự phòng[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí Phi hành gia
Chỉ huy Liên Xô Valery F. Bykovsky, Liên Xô
Kỹ sư chuyến bay Việt Nam Bùi Thanh Liêm, Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www.spacefacts.de/mission/english/soyuz-37.htm
  2. ^ Minh Lý (30 tháng 4 năm 2011). “Anh hùng Phạm Tuân giải mã "những chuyện xì xào". Người đưa tin . Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập 01 tháng 5 năm 2011. line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 36 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Interkosmos