Thành viên:A/Nháp/4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lịch sử nhà Tây Chu[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung thủy tổ Chu tộc Hậu Tắc, người được tôn làm thần của nghề nông.

Chu là một bộ lạc sinh sống tại cao nguyên Hoàng Thổ vùng Thiểm Bắc vào thời nhà Thương.[a] Theo truyền thuyết, thủy tổ nhà Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây),[5][1] tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc. Cơ Khí là con Đế Khốc, mẹ là con gái họ Hữu Thai tên là Khương Nguyên, vợ cả Đế Khốc. Cơ Khí sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ, tính đến đời Chu Văn Vương thì có tổng cộng 15 đời thủ lĩnh.[c] Chu tộc vốn thường xuyên bị Nhung Địch quấy nhiễu mà phải di cư tới vùng đất khác.[4] Vào giữa thời nhà Thương, Công Lưu dẫn dắt Chu tộc dời đến đất Bân (hoặc Mân) - nay thuộc vùng Tây Nam huyện Tuần Ấp tỉnh Thiểm Tây, thành lập thành trị và phát triển nông nghiệp.[14] Đến đời Công Đản Phủ,[b] vì bị các bộ tộc Khuyển Nhung tấn công thường xuyên,[15] nên ông đã quyết định đưa bộ lạc của mình rời đất Mân để đến Chu Nguyên bên bờ sông Vị (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây) vào khoảng triều đại vua Vũ Ất nhà Thương.[16] Chu Nguyên sở hữu điều kiện tuyệt vời cho nông nghiệp, qua đó giúp nước Chu phát triển ổn định.[17][18] Dưới triều vua Vũ Đinh (trước Vũ Ất khoảng 80 năm), giữa nước Chu và nhà Thương xảy ra chiến sự,[19] và kết quả là nước Chu đã trở thành phiên thuộc của nhà Thương.[20][4][21] Sau cái chết của Công Đản Phủ, ấu tử Quý Lịch kế vị, trưởng tử là Thái Bá và em thứ 2 là Trọng Ung vì thế đã rời Chu để đến vùng Thái Hồ khai khẩn rồi dựng nên nước Ngô.[d][8][1]

Sự phát triển của nước Chu là bắt đầu từ thời Quý Lịch.[d] Ông thiết lập quan hệ hữu hảo với nước Ngô do Thái Bá và Trọng Ung sáng lập, đồng thời có công khai khẩn vùng Tấn nam (này là khu vực tỉnh Sơn Tây).[25][26] Quý Lịch kết hôn cùng Thái Nhâm là con gái nước Chí, qua đó giành được sự ủng hộ của hai phiên thuộc nhà Thương là nước Chí (nay là Bình Dư, Hà Nam) và nước Trù (nay là đông nam Lỗ Sơn, Hà Nam). Thừa dịp quốc lực nhà Thương suy yếu, "Chư di đều làm phản" (諸夷皆叛, chư di giai bạn), Quý Lịch xua quân thảo phạt người Di Địch, kẻ thù nhà Thương, nhân đó phát triển lãnh thổ về vùng Thiểm nam và Tấn nam.[e] Nhiều lần hỗ trợ nhà Thương đánh bại Nhung Địch, Quý Lịch được Thương vương Thái Đinh phong làm "Mục sư" (chức vị tương tự "phương bá"). Tuy nhiên, do lo sợ nước Chu phát triển quá mạnh mẽ, Thái Đinh đã hạ sát vị thủ lĩnh Chu tộc.[37][35][36] Sau khi Cơ Xương, trưởng tử của Quý Lích, lên ngôi kế vị, Thương vương Đế Ất vì muốn trấn an vị thủ lĩnh mới của Chu tộc nên đã đem tiểu muội của mình gả cho Cơ Xương.[38][39][40][8]

Vào thời sơ kỳ triều đại vua Đế Tân (tức Trụ Vương), Cửu hầu (còn gọi là Quỷ hầu), Vu hầu (còn gọi là Ngạc hầu) và Chu hầu (tức Cơ Xương, về sau được phong làm Tây bá) là Tam công triều nhà Thương.[41] Cửu hầu và Vu hầu bởi vì sự kiện con gái Cửu hầu đều lần bị Trụ Vương sát hại, Chu hầu Xương cũng vì chuyện này mà bị tù ở ngục Dữu Lý.[f] Chu hầu Xương về sau được bầy tôi dâng mỹ nữ, vật lạ cho Trụ Vương mà chuộc về. Sau khi được thả, Cơ Xương được Đế Tân ban cho quyền lực chinh phạt phương tây, trở thành Tây bá Xương.[g] Tây bá Xương sau khi trở về nước liền ra sức đoàn kết giới quý tộc cùng người trong nước, chiêu hiền đãi sĩ, tổng cộng có tám ngu, hai quắc cùng vô số người hiền tương trợ.[h] Ông ban hành các đạo luật để kiểm soát nô lệ, như Tội nhân bất nô (罪人不孥, "tội nhân không phải nô dịch") và hữu vong hoang duyệt (有亡荒閱). Để hạn chế xung đột trực tiếp với triều đình nhà Thương, Cơ Xương chủ trương đoàn kết hữu bang, tiêu diệt người Nhung ở phía tây cùng các nước thân với triều đình, hoàn thành chính sách cô lập nhà Thương. Tây bá Xương trước tiên giải quyết tranh chấp giữa hai nước ở vùng Tấn Nam là Ngu và Nhuế, duy trì tuyến đường phía đông dẫn tới Trung Nguyên. Cơ Xương đánh bại Khuyển Nhung,[49] phản kích cuộc tấn công của nước Mật Tu (nay là Linh Đài, Cam Túc) và thốn thính nó để củng cố phía tây.[50] Về phía đông, Cơ Xương xuất binh tiêu diệt nước Lê (黎, còn gọi là Kỳ 耆, nay là Lê Thành, Sơn Tây),[51] Hàn (邗, còn gọi là Vu 于, nay là Thấm Dương, Hà Nam) cùng các tiểu quốc khác củng cố khu vực Tấn Nam. Tiếp đó, Tây bá Xương khởi binh diệt nước Sùng (khu vực Vị Thủy, Hoàng Hà[i]), phiên thuộc lớn nhất của nhà Thương, rồi dời đô đến Phong Ấp (nay là Tây An, Thiểm Tây).[j] Vào thời điểm này, nước Chu "ba phần thiên hạ có hai phần",[55] chuẩn bị đại hội chư hầu tiến công kinh đô nhà Thương, Cơ Xương thậm chí có khả năng đã "thụ mệnh xưng vương" trong cùng năm đó, tức Chu Văn Vương.[56][57] Tuy nhiên, Văn Vương đột nhiên qua đời chỉ một năm sau khi nước Chu dời đô, con thứ hai là Cơ Phát lên nối ngôi, tức Chu Vũ Vương.[8][44]

Vũ Vương diệt Trụ[sửa | sửa mã nguồn]

Với chiến thắng tại trận Mục Dã, Chu Vũ Vương đã đánh bại Trụ Vương lên ngôi Thiên tử.

Chu Vũ Vương tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của Văn Vương, ông bái Lã Vọng (tức Khương Tử Nha) làm thầy, lại dùng Chu công Đán, Triệu công Thích, Tất công Cao, Vinh bá làm tả hữu.[58] Lúc bấy giờ triều đình nhà Thương đang rơi vào tình thế hỗn loạn, Đế Tân giết Tỷ Can, bỏ tù Cơ Tử, anh trai của Đế Tân là Vi Tử cũng hết sức can gián nhưng không được.[59] Triều đình nhà Thương về mặt đối ngoại mặc dù đánh nhiều thắng nhiều, nhưng cuộc chiến với nước Hoài của người Đông Di tiêu hao quá nhiều quốc lực, tạo điều kiện cho nước Chu có cơ hội xuất binh diệt Thương. Vũ Vương năm thứ mười một,[60] Chu Vũ Vương phát động Vũ Vương phạt Trụ, tôn Lã Vọng làm thái sư, xuất binh Đồng Quan, cùng các chư hầu Tây Di[k] (nay là các vùng thuộc Cam Túc, Tứ Xuyên và Hồ Bắc) hội binh tại Minh Tân (phía tây nam Mạnh Huyện, Hà Nam ngày nay).[l] Liên quân tuyên thệ trước khi xuất binh, sử gọi là Minh Tân chi thề. Chu Vũ Vương thừa dịp quân chủ lực nhà Thương còn đang tác chiến ở Đông Di đã hạ lệnh liên quân đông chinh tập kích thủ đô nhà Thương là Triều Ca (nay là Kỳ huyện, Hà Nam). Vào ngày Giáp Tử năm sau đó,[66] quân Chu tập kích quân Thương đang đóng ở Mục Dã (nay là Tân Hương, Hà Nam).[62] Đế Tân phải đối mặt với một cuộc tập kích bất ngờ từ quân Chu, chỉ có thể huy động nô lệ cấu thành một đội quân tạm bợ để nghênh chiến. Du hai tướng nhà Thương là Phi LiêmÁc Lai ra sức kháng cự, nhưng quân Chu vẫn đánh tan đồng thời đánh thẳng vào kinh đô Triều Ca, Đế Tân không còn đường nào khác, buộc phải lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong, nhà Chu thành lập. Tiếp đó, Chu Vũ Vương hạ lệnh cho Lã Vọng cùng bốn lộ binh mã truy quét những tàn dư còn lại của Thương triều tại miền đông và miền nam, hoàn tất đại nghiệp chinh phục nhà Thương cùng các nước phiên thuộc của nó.[m][8][62][63]

Chu Vũ Vương sau khi diệt Thương đã cử hành buổi lễ chiến thắng tại Mục Dã và một buổi lễ tế thần đất tại Triều Ca để xoa dịu và hàng phục giới quý tộc Ân Thương. Để hợp pháp hoá công cuộc lật đổ nhà Thương cũng như để trấn an di dân[n] cùng các nước phiên thuộc của nó, Chu Vũ Vương đã sử dụng khái niệm "Thiên mệnh".[67] Vũ Vương thành lập ở phía đông sông Phong (沣水) một kinh đô mới có tên là Hạo Kinh (còn gọi là Tông Chu, thuộc Tây An, Thiểm Tây ngày nay) và cử hành lễ hiến phu. Ông quyết định xây dựng thêm Đông đô ở Lạc Ấp (còn gọi là Thành Chu, nay là Lạc Dương, Hà Nam), kỳ vọng trở thành thủ phủ chính trị, quân sự của khu vực Quan Đông.[68] Để khống chế khu vực Quan Đông, nhà Chu đã thiết lập chế độ phong kiến, phong đất cho nhiều tông thất công thần ở phía đông làm phên dậu cho vua Chu. Phong Thái công Vọng đất Lữ (nay là Nam Dương, Hà Nam), Chu công Đán đất Lỗ (nay là Lỗ Sơn, Hà Nam), Triệu công Thích đất Yển (nay là Yển Thành, Hà Nam). Ba nước Lữ, Lỗ, Yển có vai trò bảo vệ Lạc Ấp.[69] Lại phong Quản Thúc Tiên được phong đất Quản (nay là Quản Thành, Hà Nam), Sái Thúc Độ đất Sái (nay là Thượng Thái, Hà Nam), Hoắc Thúc Xử đất Hoắc (có thể là Lâm Nhữ, Hà Nam ngày nay) làm Tam giám . Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên không làm tuyệt hương hỏa. Vũ Vương bèn phong cho con Đế Ất là Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh đất Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội, do Hoắc Thúc Xử quản lý; phía đông Triều Ca là đất Vệ, do Quản Thúc Tiên quản lý; phía tây Triều Ca là đất Dung, do người em khác là Sái Thúc Độ quản lý. Vũ Vương cũng phục vị cho Vi Tử, phong cho đất Vi (nay là Vi Sơn, Sơn Đông), sau dời phong đến đất Tống (nay là Thương Khâu, Hà Nam).[70] Các công thần khác cũng được phân đất phong hầu, như Đàn Bá Đạt được phong đất Hà Nội, tư khấu Tô Phẫn Sinh được phong đất Ôn (cộng thêm 22 ấp, nay là bờ bắc sông Hoàng Hà[71]). Nhà Chu thực hiện chính sách Nhị vương Tam khác (二王三恪),[o] phong tước cho các hậu duệ triều đại trước, nhằm vỗ về trấn an các quý tộc ngoại tộc hùng mạnh, sử gọi là "Hưng diệt quốc, kế tuyệt thế" (興滅國,繼絕世).[72][8][70] Chu Vũ Vương đã cố gắng ổn định vùng Quan Đông, nhưng vùng Ân Thương vẫn còn nhiều sóng gió khiến ông mười phần lo nghĩ, khó mà nuốt xuống, mất ngủ cả đêm, Chu Công Đán cũng thường xuyên bận rộn quên ăn.[78] Chu Vũ Vương qua đời không lâu sau khi tiêu diệt nhà Ân, ấu tử Cơ Tụng lên nối ngôi kế vị, trở thành Chu Thành vương.[8][63]

Chu công Đán đông chinh cùng "Thành Khang chi trị"[sửa | sửa mã nguồn]

Chu công Đán, người thiết lập chế độ Lễ Nhạc và hoàn thiện chế độ phong kiến.

Lúc bấy giờ thiên hạ mới được thống nhất, mà Chu Thành Vương thì vẫn còn chưa trưởng thành nên người nắm giữ đại quyền là quan Đại tể Chu công Đán, vương thúc của vua. Những người Thiệu công Thích, Quản Thúc Tiên, và Sái Thúc Độ vô cùng bất mãn và cực kỳ kỵ Chu công Đán. Vũ Canh vì muốn phục quốc đã liên thủ với Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ, đồng thời hiệu triệu các nước chư hầu phía đông như nước Yêm (奄, nay là Khúc Phụ, Sơn Đông), Bồ Cô (薄姑, nay là Bác Hưng, Sơn Đông), Từ (徐, nay là đông nam Đằng Huyền, Sơn Đông), Hùng Doanh (熊盈, họ Doanh, tộc Hoài Di), cùng các nước Đông Di, Hoài Di khác phát động chiến tranh phản Chu, sử gọi là Loạn Tam giám.[70] Đối mặt trước cuộc phản loạn này, Chu công Đán đã dành được sự cảm thông từ Thiệu công Thích, làm một bài "Đại cáo" để thông báo cho thiên hạ biết và cùng Thiệu công Thích trấn an các quý tộc tôn thất nhà Chu.[79] Rồi ông phát động Chu công đông chinh và phải mất 3 năm để bình loạn:[80] năm thứ nhất và năm thứ hai bình định Tam giám cùng Vũ Canh, năm thứ ba tiến hành chinh phạt các nước phiên thuộc ở phía đông. Chu Thành Vương còn đích thân xuất chinh cùng Chu công tiêu diệt nước Yêm.[81] Chiến tranh kết thúc[82] khi Chu công tiêu diệt các nước lớn như Bồ Cô và Phong Bá (có lẽ là nước Bàng 逄[83]). Trong cuộc chiến lần này, Chu công đã giết Vũ Canh và Quản Thúc Tiên, đày ải Sái Thúc Độ, phế Hoắc Thúc Xử xuống làm thứ dân, tiêu diệt các nước Đông Di lớn như Yêm hay Bồ Cô và khiến nước Từ phải dời về khu vực mà ngày nay là Tứ Hồng, Giang Tô. Quyền lực nhà Chu cuối cùng đã được ổn định trở lại, cương vực đã mở rộng từ Trung Nguyên về phía đông và đông bắc, thiết lập nền móng cho nhà Chu gây dựng cơ đồ.[84][70][85]

Để ổn định tôn thất nhà Chu và củng cố sự kiểm soát đối với vùng Đông Thổ, Chu công Đán đã phân đất phong hầu cho tôn thất các công hầu ở phía đông, xây dựng Lạc Ấp, thiết lập chế độ Lễ Nhạc, hoàn thiện chế độ phong kiến,[p][8][86] và cuối cùng đã trao lại việc triều chính cho Chu Thành Vương.[80] Sau loạn Tam Giám, Chu công Đán cải phong cho Vi Tử Khải từ đất Triều Tiên xa xôi về đất Ân cũ, gọi là nước Tống, để trấn an lòng người vì một bộ phận dân chúng vẫn còn lưu luyến chế độ cũ. Các quý tộc Ân Thương hùng mạnh cùng những người đã từng tham gia cuộc phản loạn đều bị buộc phải chuyển đến Lạc Ấp, dung hợp cùng thần dân nhà Chu. Hoàn tất nguyện vọng của Chu Vũ Vương, Lạc Ấp (còn gọi là Thành Chu, nay là Lạc Dương, Hà Nam) trở thành trung tâm chính trị và quân sự của phía đông. Chu Thành Vương đến Lạc Ấp đại hội chư hầu cùng tứ di, sử gọi là Kỳ Dương chi sưu (岐陽之蒐). Về mặt quân sự, nhà Chu thiếp lập bát sư ở Lạc Ấp để chinh phạt Đông Di, Hoài Di cùng Nam Man, còn tại Hạo Kinh thì có lục sư bảo vệ Tông Chu (chỉ khu vực kinh đô). Triều đình nhà Chu phân đất phong hầu cho tông thất công hầu ở phía đông là để có thể kiểm soát về mặt chiến lược, kinh tế cũng như các tuyến đường giao thông quan trọng: Trưởng tử của Chu công Đán là Bá Cầm được phong đất Yêm, Từ cũ, gọi là nước Lỗ, đóng đô ở Khúc Phụ (nay là Khúc Phụ, Sơn Đông); Thái công Vọng Lã Thượng được phong đất Bồ Cô cũ lập ra nước Tề, định đô ở Doanh Khâu (nay là Xương Nhạc, Sơn Đông); phong cho trưởng tử của Thiệu công Thích là Khắc đất Yên xa xôi ở đông bắc, đóng đô ở Kế Thành (nay là Bắc Kinh); phong cho em trai Thành Vương là Thúc Ngu làm vua chư hầu nước Đường (sau đổi tên thành nước Tấn), định đô ở Đường (nay là Lâm Phần, Sơn Tây); cải phong em trai Thành Vương là Khang thúc Phong đất Ân Khư, lập nên nước Vệ, đóng đô ở Triều Ca.[q] Vua chư hầu năm nước này đều có quan hệ thân thích, mật thiết với Chu Thành Vương, có nhiệm vụ trấn áp dân chúng Ân Thương, Đông Di. Trong đó, Tề, Lỗ, Yên là ba nước cấu thành phòng tuyến thứ nhất của nhà Chu ở phía đông, trong khi Vệ kiểm soát cố đô nhà Ân là Triều Ca. Ngoài ra, một số tôn thất nhà Chu khác như con của Sái thúc Độ là Trọng Hồ, vì được coi là người hiền đức nên vẫn được giữ đất Sái (nay là Thượng Thái, Hà Nam), con trai Hoắc Thúc Xử vẫn được giữ đất phong ở Hoắc (nay là Hoắc Châu, Sơn Tây). Việc huy động thực dân vũ trang còn tồn tại đến những năm cuối thời nhà Tây Chu.[84][86]

Sau khi Chu Thành vương tự mình nắm quyền chấp chính, nhà Chu vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc chinh phạt ra bên ngoài, chẳng hạn như ra lệnh cho quan Thái bảo đem binh đi đánh nước Lục (錄).[88] Thành Vương qua đời, thái tử Chiêu lên nối ngôi, tức Chu Khang Vương. Trước lúc lâm chung, Thành Vương có cho triệu Thiệu công Thích cùng Tất công Cao đến, dặn giúp đỡ thái tử. Dưới sự phụ chính từ hai người, Khang Vương đã ban hành sách lược an dân.[89] Về mặt đối ngoại, Vệ Khang bá được lệnh dẫn quân bát sư Ân bình định cuộc nổi loạn của người Đông Di,[90][91] về phía tây dẫn binh chinh phạt người Di Địch Quỷ Phương.[92] Và để khai khẩn, mở rộng về phía đông nam, Chu Khang Vương đã tuần thú đến Cửu Giang,[93] phân đất phong hầu cho Ngu hầu Trắc (虞候夨) ở đất Nghi (nay là Đan Đồ, Giang Tô).[24] Ông tổ chức đại hội chư hầu ở Phong Cung (tức Phong Kinh), sử gọi là "Phong cung chi hướng". Thời kỳ Thành – Khang trở thành một trong những thời đại hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc, sử gọi là "Thành Khang chi trị" (成康之治).[8][94]

Suy yếu nội bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thời con trai Khang Vương là Chiêu Vương, nhà Chu vẫn tiếp tục khuếch trương về phía nam và đông nam, tỷ như chinh phạt nước Cối (鄶),[95] Hổ Phương (虎方).[96][r] Ngoài ra, hai cuộc Nam chinh quy mô lớn mở rộng đến lưu vực sông Hán Thủy, phát sinh xung đột với Kinh Sở.[s][94] Lần nam chinh thứ nhất diễn ra vào năm thứ 16 đời Chu Chiêu Vương, khi đó nhà vua vượt sông Hán Thủy chinh phạt nước Sở và dành được chiến thắng.[101][t] Theo chữ khắc trên "Thế ngự quỹ" (𤞷馭簋)[102] và "Quá bá quỹ" (過伯簋)[103], các nước phương nam xâm phạm lãnh thổ nhà Chu, Chu Chiêu Vương xuất quân chinh phạt Kinh Sở, cuối cùng đã hàng phục được các nước Nam Di, Đông Di, khoảng 26 nước,[104] thu về một lượng lớn đồng.[103][102] Lần nam chinh thứ hai diễn ra vào năm thứ 19, khi đó Chu Chiêu Vương đi thuyền trên sông Hán Thủy thì gặp nạn, đồng thời đánh mất luôn cả "Tông Chu lục sư".[105] Người ta cho rằng Chiêu Vương đã chết đuối[106] khi đang làm lễ tế để vượt sông Hán Thủy, có thể là do sập cầu (có thể đã bị tập kích khiến cầu phao bị hư hại).[97] Một số khác lại cho rằng, quân Chu sử dụng thuyền được gắn bằng nhựa cây do dân bản xứ cung cấp, khi ra đến giữa sông thì nhựa cây bị rã ra nên chết đuối.[107] Trong cả hai trường hợp, long thể Chiêu Vương được Xa hữu Tân Du Mỹ đưa về bắc. Nói tóm lại, cuộc chiến lần này khốc liệt, cả sáu quân đều bị đánh bại. Cái chết của Chu Chiêu Vương không phải là điều ngẫu nhiên nên về sau người Chu đều không muốn nhắc lại chuyện này.[94] Vào thời Xuân Thu, chuyện Chiêu Vương chết được dùng làm lý do để nước Tề tuyên chiến với nước Sở.[108] Đối với việc đối tượng của cuộc nam chinh thời Chiêu Vương có phải là nước Sở hay không, các học giả ngày nay đưa ra nhiều kiến giải khác nhau.[u] Sau khi quân Chu quay trở về bắc, thái tử Cơ Mãn lên nối ngôi, tức là Chu Mục vương. Vào thời trung kỳ và hậu kỳ nhà Chu, nước Sở được sắc "Hán Dương chư cơ", liệt vào hàng chư hầu, qua đó phương nam được củng cố.[113]

"Chu Thiệu Cộng hòa" và sự chấn hưng đất nước[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Liên quan tới khởi nguồn của Chu tộc[1][2]:
    1. 有西來說,認為源自寶雞隴東一帶的劉家文化[1]
    2. 關中土著說,認為源自武功鄭家坡遺址文化、鬥雞台(瓦鬲墓)遺址文化或是與客省莊文化二期有關[1]
    3. 大多數學者則支持東來說,其學說經過多位學者修正,目前大體上是源自山西臨汾,可能就是源自光社文化[1]
    4. 還有北來說,源自隴東涇水上游[1]
    5. 另有多元說,主張有三個文化融合成先周文化。1.來自殷墟的商文化。2.從光社文化分離出來的姬周文化。3.來自辛店、寺洼文化的羌姜文化[1]
    6. 周人自認為起源於山西,是夏人的後代,認夏為正宗[3][4]
    7. 周族與西方的羌族也有密切關係,姬姓周族與渭水流域的羌族時常通婚,形成姬姜聯盟[4]
  2. ^ a b c 公亶父如同公劉、公非、公叔祖類一樣以「公」為尊。《史記》稱「古公亶父」是原自《詩經·大雅·緜》:「古公亶父,陶復陶穴,未有家室。古公亶父,來朝走馬。」。根據戴震的《九經古義》和崔述的《豐鎬考信錄卷卷一》,詩經四字一句,前面加「古」字是「昔」的意思。稱他為「太王」是出自西伯昌被追稱文王後,公亶父也被尊稱太王[11][12]
  3. ^ 先周時期的歷史較模糊,傳說居多。據《史記·周本紀》紀載:帝嚳之妃為邰氏女姜嫄,履巨人跡受孕而生棄[6]。棄在帝舜時擔任農師,號稱「后稷」,教民耕稼有功。《史記》稱后稷是興起於堯舜時期[7]」。但是從周文王上推十五代,后稷相當於商朝初期才對[8]。由於不窋之後較為可考,神話色彩也不濃厚,所以《左傳》紀載不窋為周的始祖[9][10]。「十五王」據《史記》記載為:后稷不窋鞠陶公劉庆节皇仆差弗毁隃公非高圉亞圉公叔祖类公亶父[b]季历周文王,上下兩王皆為父子[13]
  4. ^ a b 公亶父[b]共有長子太伯、次子仲雍與幼子季歷。可能因為季歷迎娶商朝摯仲氏之女,公亶父有意立季歷為繼承人。太伯與仲雍為順父意,東逃「荊蠻」。《史記·吳世家》稱他們遷至東南沿海建立吳國,周武王克商後,立後代周章於吳,周章之弟於虞。楊寬根據《左傳·僖公五年》虞國大夫宮之奇對虞軍進諫時提到虞國之祖是太伯與仲雍[22],所以仲雍又稱虞仲。楊寬認為太伯與仲雍可能先於山西南部建立虞國。再根據《宜侯夨簋》,周康王時分封虞侯夨於宜(今江蘇丹徒)。不過仍然需要釐清《宜侯夨簋》的紀載的宜國與《史記》提的周章後裔吳國的關連性[23][24]
  5. ^ 商朝晚期「諸夷皆叛」,周侯季歷趁機開拓疆土[27],受商王武乙信賴[28]。鬼方是商朝強敵,當初商王武丁要花費三年才平定[29]。而季歷伐西落鬼戎(可能就是鬼方)勝利,獲得許多俘虜[30],得到商王武乙賞賜[31]雖然被燕京之戎(約汾水上游一帶)擊潰[32],又征服了余無之戎(今山西屯留),被商王文丁封為「牧師」(類似方伯)[33]。季歷在戰勝始呼、翳徒之戎後,文丁感到威脅,就殺了季歷[34][35][36]
  6. ^ 據《史記·殷本紀》,此事源自九侯之女許配給商紂王後不好淫,商紂王不滿而殺之,並且醢刑九侯。鄂侯力爭,也被處脯刑。周侯昌得知後嘆息,崇侯虎向商紂王進言,使得周侯昌被囚於羑里[42]。據《帝王世纪》傳說,被囚期間,還發生商紂王殺周侯昌的長子伯邑考為肉湯、迫周侯昌喝下,其真實性有待商榷[43][44]
  7. ^ 從《史記·殷本紀》得知,為了救西伯昌,周臣閎夭與姜尚定計,把有莘氏之女,驪戎的文馬進獻給商紂王,並且賄賂紂王的寵臣費仲,西伯昌得以被贖回,並被商王帝辛授予征伐西方的權力,即西伯昌[45][44]
  8. ^ 八虞可能是太伯、仲雍的子孫[44],也可能是八個掌管山澤的官員[46]。二虢為虢仲虢叔,皆文王之弟。其他賢人還有閎夭散宜生、泰顛與南宮适[47]。另詳見《國語·晉語四》胥臣答晉文公的註解[48]
  9. ^ 崇國所在地不明,《史記》認為崇國是在今陝西鄠縣,西伯昌滅崇國後於舊地建都豐邑[52]。這是源自《詩經·大雅·文王》:「文王受命,有此武功,既伐于崇,作邑于豐。」。《西周史》作者楊寬引用《陳奐毛氏傳疏》,認為伐崇與建豐是兩件不同的事,豐邑不是建立在崇地。另外,楊寬認為崇國可能在今河南嵩縣[44]
  10. ^ 此段描述源自《史記·周本紀》[53]。而《尚書大傳》認為姬昌應是先四處擴張,途中被商王帝辛囚,釋放後再繼續征伐,最後稱王[54]。從地理形勢來說,《史記·周本紀》敘述比較有條理,先伐西邊解除後患,再進軍中原,準備克商[44]
  11. ^ 參與的諸侯共有(今湖北竹山)、(今四川成都)、(今甘肅南部)、(今湖北襄樊西南)、(今四川、湖北之間)、彭(王國維認為是今湖北房縣)、微(王國維認為微眉相通,是今陝西眉縣東)、髳(顧頡剛認為髳為茅戎,在今山西南邊)等國家或部落[61][62]
  12. ^ 關於周武王是否有先於盟津會師諸侯觀兵,再因「天命未可也」而退師,兩年後再會師伐紂的問題。這段出自《史記》的《殷本紀》、《周本紀》與《齊世家》。但是祝中熹認為此說不合情理,「伐商大事只能暗中準備且要求一次成功,絕不能事前即大肆張揚」,且無任何先秦文獻可資證明有兩次會師。他認為司馬遷為了解釋《尚書大傳》和《尚書·周書·泰誓》在紀載上的差異,只能用「兩次會師再出兵伐紂」來解釋[63][64][63]。而當時的〈泰誓〉,是西漢初「河內女子獻泰誓」得來的,其真偽殊不可靠。許倬雲從《孟子》、《左傳》、《國語》等等先秦文獻提到的〈泰誓〉內容,都不像是因「天命未可也」而退師[65]
  13. ^ 根據《逸周書》,周武王攻克商都後,命呂尚追擊商將方來(陳漢章認為即是惡來)。同時兵分四路南下進軍[62]
    1. 第一路,派呂他伐商屬國越戲方(今河南鞏縣)。
    2. 第二路,派侯來伐商將靡集於陳(今河南淮陽)。
    3. 第三路,派百弇率虎賁東征衛(即豕韋,今河南滑縣)。
    4. 第四路,派陳本伐磿(即歷,今河南禹縣),百韋伐宣方(可能是宛,今河南長葛東北),新荒伐蜀(即濁澤,在河南新鄭西南、禹縣東北)。當時不少商朝方國集兵於磿、宣方與蜀,準備北上反擊周師,所以周武王同時派三位大將南征。
  14. ^ "Di dân" (遺民) theo từ điển Hán Việt của Nguyễn Quốc Hùng có nghĩa là "người dân còn sót lại của triều đại trước", hoặc để "chỉ ông quan của triều vua trước không chịu làm quan cho triều vua sau."
  15. ^ 據說,周武王冊封的二王三恪共有四個說法[72]
    1. 《左傳正義·襄公二十五年》西晉杜預注稱,周武王封帝舜後裔於陳、夏王後裔於杞、商王後裔於宋,為二王三格[73]
    2. 《禮記·樂記》與《左傳》西晉杜預附注的差異,還加上封黃帝後裔於薊、帝堯後裔於祝[74]
    3. 《呂氏春秋》則是調換黃帝後裔與帝堯後裔的封地,黃帝後裔於鑄(即祝)、帝堯後裔於黎(即薊)[75]
    4. 《史記·周本紀》則與《呂氏春秋》相同,還加上封神農後裔於焦[76]
    5. 另外,《左傳正義·隱公二年》唐朝孔穎達注稱,周武王封少昊的後裔茲與於莒[77]
    6. 最後可整理成[72]
      1. 商朝後裔微子啟宋國(今河南商丘)
      2. 夏朝後裔東樓公杞國(今河南杞縣)
      3. 帝舜後裔胡公滿陳國(今河南淮陽)
      4. 帝堯後裔於薊國 (今北京西南)(與黃帝或需對調封地)
      5. 少昊後裔茲輿期莒國(今山東莒縣)
      6. 黃帝後裔於祝國(今山東肥城南)(與帝堯或需對調封地)
      7. 神農後裔於焦國(今河南三門峽)
  16. ^ 封建制度方面,周天子代表周族的大家長,分封諸子諸叔為諸侯,而諸侯再分封其庶子為卿大夫,卿大夫的庶子再封地士。為了鞏固參政權,將周族與周朝友邦稱國人,異族稱野人,國人可以掌控地方政治,野人只能服從。這樣確立以宗法制度為中心的政治體制,完善了封建制度[8]
  17. ^ 周法高據康侯𣪘銘文考訂,以為康叔始封於康,是周室的畿內國。三監之亂後,康叔始移封於妹土,是為衛國(周法高,1951:24-27)[87]
  18. ^ 虎方即春秋時代的夷虎,在蔡國故地以南,可能在漢水附近[97]
  19. ^ 傳說楚國先祖鬻熊率族人投奔周國西伯昌(即周文王),周成王就封其曾孫熊繹為楚子(即羋姓楚國)於楚蠻,居丹陽[98]。當時楚國位居楚蠻之地,僻在荊山,不受周室重視[99][100]
  20. ^ 這次戰爭事蹟詳見《過伯簋》、《Bản mẫu:僻字簋》、《作冊夨令簋》、《史牆盤》、《Bản mẫu:僻字馭簋》、《啟尊》、《小子生方鼎》等等器皿[94]
  21. ^ 關於周昭王南征的對象,從金文與史書皆稱荊楚,但其範圍應只有漢水流域。周昭王南征需動用周六師,當時羋姓楚國尚未壯大,其對象可能不是後來的楚國[94]
    1. 南國說:盧連成認為昭王南征對象只有漢水流域的方國部落,統稱南國。漢水流域要到西周晚期及春秋時期才陸續被楚國併吞[109]
    2. 殷商遺民說:龔維英認為殷、周世代相仇,殷亡,武庚聯絡三監叛亂失敗;周公東征,成王踐奄,殷人及其同盟部落,紛紛避往南鄙江漢、淮海一帶。周昭王南征,當是主要對付這些夙敵,不料竟爲其所害[110]
    3. 荊國說:王光鎬則據黃陂魯臺山西周高等級墓提出荊、楚二國論,主張西周時漢東存在一個强大的荊國,昭王曾經征伐幷慘敗而終的漢東方國幷非其它,而只能是「荊」[111]
    4. 楚蠻說:尹弘兵認為昭王南征對象應爲楚蠻,而非羋姓楚國[112]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h (2007年):《西周史與西周文明》第二章〈周族起源與先周社會性質〉,第一節〈先周文化與周族起源〉,第29頁-第35頁。
  2. ^ 許倬雲(1984年):《西周史》第二章〈周的起源〉第一節〈周人祖先〉,第35頁。
  3. ^ 《詩經·周頌·時邁》:「我求懿德,肆于時夏」《詩經·周頌·思文》:「無此疆爾界、陳常于時夏。」《尚書·周書·康誥》:「用肇造我區夏」
  4. ^ a b c d 許倬雲(1984年):《西周史》第二章〈周的起源〉第三節〈周人的遷移〉,第42頁-第50頁。
  5. ^ 《詩經·大雅·生民》:「厥初生民、時維姜嫄。......誕后稷之穡、有相之道。」
  6. ^ 從《詩經·大雅·生民》沒有看到后稷名棄,這可能是誤傳。「棄」的稱呼最早源自《國語》與《左傳》。詳見顧愷剛《尚書研究講義》戊種之四或胡承珙《毛詩後箋》。
  7. ^ 《史記·周本紀》:「後稷之興,在陶唐、虞、夏之際,皆有令德。」
  8. ^ a b c d e f g h i j 蕭璠(1990年):《中國通史·先秦史》第三章〈封建體制的鼎盛時代〉,第一節〈周人滅商與周初封建〉,第83頁-第86頁。
  9. ^ 《左傳·文公二年》:「子雖齊聖,不先父食久矣,故禹不先鯀,湯不先契,文武不先不窋」
  10. ^ 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第二章〈周的起源和興起〉,第二節〈創建國家、振興周族的公劉時代〉,第26頁-第34頁。
  11. ^ 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第二章〈周的起源和興起〉,第三節〈建都周原而逐漸強大的公亶父時代〉,第38頁。
  12. ^ 劉寶才(2002年):《先秦史》第三章〈夏商周更替與華夏族的形成〉,第三節〈周族與西周興亡〉,第66頁。
  13. ^ 《史記·周本紀》:「後稷卒,子不窋立。不窋末年,夏後氏政衰,去稷不務,不窋以失其官而餎戎狄之間。不窋卒,子鞠立。鞠卒,子公劉立。......公劉卒,子慶節立,國於豳。......慶節卒,子皇僕立。皇僕卒,子差弗立。差弗卒,子毀隃立。毀隃卒,子公非立。公非卒,子高圉立。高圉卒,子亞圉立。亞圉卒,子公叔祖類立。公叔祖類卒,子古公亶父立。」
  14. ^ 《詩經·大雅·公劉》:「篤公劉,既溥既長。......徹田爲糧,度其夕陽。豳居允荒。」
  15. ^ 《後漢書·西羌傳》:「及武乙暴虐,犬戎寇邊,周古公踰梁山而避于岐下。」
  16. ^ 《史記·周本紀》:「乃與私屬遂去豳,度漆、沮,踰梁山,止於岐下。」「於是古公乃貶戎狄之俗,而營筑城郭室屋,而邑別居之。作五官有司。民皆歌樂之,頌其德。」
  17. ^ 《詩經·魯頌·閟宮》:「-{后}-稷之孫,實維大王。居岐之陽,實始翦商。」
  18. ^ (2007年):《西周史與西周文明》第二章〈周族起源與先周社會性質〉,第二節〈先周社會性質〉,第36頁-第37頁。
  19. ^ 《殷虛書契續編》.5.2.2:「令多子族從犬侯寇周,葉王事」
  20. ^ 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第二章〈周的起源和興起〉,第三節〈建都周原而逐漸強大的公亶父時代〉,第35頁-第45頁。
  21. ^ 謝維揚(2001年):《中國早期國家》第七章〈中國早期國家的典型期:商朝和周朝〉,第一節〈商、周國家的建立〉,第470頁。
  22. ^ 《左傳·僖公五年》:「大伯,虞仲,大王之昭也,大伯不從,是以不嗣」
  23. ^ 王永波 (1999). “宜侯夨簋及其相关的历史问题”. 《中原文物》 (04期). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  24. ^ a b 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第二章〈周的起源和興起〉,第三節〈建都周原而逐漸強大的公亶父時代〉,第37頁。
  25. ^ 《詩經·大雅·大明》:「摯仲氏任,自彼殷商,來嫁於周,曰嬪於京。乃及王季,維德之行。大任有身,生此文王。」
  26. ^ 《國語·周語中》:「昔摯、疇之國也由大任。」
  27. ^ 《今本竹書紀年·武乙》:「二十四年,周師伐程,戰于畢,克之」「三十年,周師伐義渠,乃獲其君以歸。」
  28. ^ 《古本竹書紀年·殷紀》:《紀年》曰:武乙即位,居殷。三十四年,周王季歷來朝,武乙賜地三十里,玉十獴,馬八疋。〈《太平御覽》卷八三皇王部〉
  29. ^ 《周易·既濟》:「高宗伐鬼方,三年克之」
  30. ^ 《古本竹書紀年·殷紀》:《竹書紀年》曰:「三十五年,周王季伐西落鬼戎,俘二十翟王。」〈《後漢書·西羌傳》注〉
  31. ^ 《周易·未濟》:「震用伐鬼方,三年有賞于大國」。
  32. ^ 《古本竹書紀年·殷紀》:「《竹書紀年》曰:太丁二年,周人伐燕京之戎,周師大敗。〈《後漢書·西羌傳》注」
  33. ^ 《古本竹書紀年·殷紀》:「《竹書紀年》曰:太丁四年,周人伐余無之戎,克之。周王季命為牧師。〈《後漢書·西羌傳》注〉」
  34. ^ 《今本竹書紀年·文丁》:「七年,周公季歷伐始呼之戎,克之。」「十一年,周公季歷伐翳徒之戎,獲其三大夫,來獻捷。王殺季歷。」
  35. ^ a b 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第三章〈周的開拓和克商〉,第一節〈季歷對山西地區的開拓〉,第59頁-第35頁。
  36. ^ a b 許倬雲(1984年):《西周史》第二章〈周的起源〉第七節〈商周間的關係〉,第61頁-第68頁。
  37. ^ 《今本竹書紀年·文丁》:「十一年,周公季歷伐翳徒之戎,獲其三大夫,來獻捷。王殺季歷。」
  38. ^ 《易經》泰卦六五爻辭曰:「帝乙歸妹,以祉,元吉。」
  39. ^ 《詩經·大雅·大明》:「大邦有子,俔天之妹。文定厥祥,親迎於渭。造舟為梁,不顯其光。」
  40. ^ 顧頡剛,《周易卦爻辭中的故事》,燕京學報,1929年。
  41. ^ 《今本竹書紀年·帝辛》:「元年己亥,王即位,居殷。命九侯、周侯、邘侯。」
  42. ^ 《史記·殷本紀》:「九侯有好女,入之紂。九侯女不喜淫,紂怒,殺之,而醢九侯。鄂侯爭之彊,辨之疾,并脯鄂侯。西伯昌聞之,竊嘆。崇侯虎知之,以告紂,紂囚西伯羑里。」
  43. ^ 《帝王世紀》:「囚文王,文王之長子曰伯邑考質於殷,為紂御,紂烹為羹,賜文王,曰:『聖人當不食其子羹』。文王食之。紂曰:『誰謂西伯聖者?食其子羹尚不知也。』」
  44. ^ a b c d e f 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第三章〈周的開拓和克商〉,第二節〈文王進軍中原和準備克商〉,第64頁-第77頁。
  45. ^ 《史記·殷本紀》:「西伯之臣閎夭之徒,求美女奇物善馬以獻紂,紂乃赦西伯。西伯出而獻洛西之地,以請除炮格之刑。紂乃許之,賜弓矢斧鉞,使得征伐,為西伯。」
  46. ^ 《國語·晉語四》:「及其即位也,詢于八虞。」韋昭注:「賈唐曰:「八虞」 周八士,皆在虞官,伯達、伯括、仲突 、仲忽 、叔夜、叔夏、季隨、季騧。」
  47. ^ 《尚書·周書·君奭》:「(周公說)惟文王尚克修和我有夏;亦惟有若虢叔,有若閎夭,有若散宜生,有若泰顛,有若南宮适。」
  48. ^ 《國語·晉語四》:「(胥臣回答晉文公)事王不怒,孝友二虢,而惠慈二蔡,刑于大姒,比于諸弟。......。及其即位也,詢于『八虞』,而諮于『二虢』,度于閎夭而謀于南宮,諏于蔡、原而訪于辛、尹,重之以周、邵、畢、榮,憶寧百神,而柔和萬民。」
  49. ^ 《詩經·大雅·緜》:「混夷駾矣,維其喙矣。」
  50. ^ 《詩經·大雅·皇矣》:「密人不恭,敢距大邦,侵阮徂共。王赫斯怒,爰整其旅,以按徂旅。以篤於周祜,以對於天下。」
  51. ^ Kinh Thư, Thương thư, 'Tây bá khám Lê':「殷始咎周,周人乘黎。祖伊恐,奔告于受,作《西伯戡黎》。」
  52. ^ 《史記·周本紀》張守節《正義》引皇甫謐雲:「虞、夏、商、周皆有崇國,崇國蓋在豐、鎬之間。」
  53. ^ 《史記·周本紀》:「西伯陰行善,諸侯皆來決平。於是虞、芮之人有獄不能決,乃如周......遂還,俱讓而去。諸侯聞之,曰「西伯蓋受命之君」。明年,伐犬戎。明年,伐密須。明年,敗耆國。殷之祖伊聞之,懼,以告帝紂。紂曰:「不有天命乎?是何能為!」明年,伐邘。明年,伐崇侯虎。而作豐邑,自岐下而徙都豐。」
  54. ^ 《尚書大傳》:「文王受命,一年斷虞芮之質,二年伐邘,三年伐密須,四年伐犬夷,五年伐耆,六年伐崇,七年而崩」。
  55. ^ Luận ngữ, thiên Thái Bá: "Chu Văn Vương được hai phần ba thiên hạ theo mình mà vẫn thần phục nhà Ân."
  56. ^ “周文王受命称王考”. 《陕西师范大学学报(哲学社会科学版)》 (04期). 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  57. ^ 劉國忠 (27 tháng 4 năm 2009). “解讀清華簡:《保訓》與周文王稱王” (bằng tiếng Trung). 華夏經緯網. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  58. ^ 《史記·周本紀》:「武王即位,太公望為師,周公旦為輔,召公、畢公之徒左右王,師修文王緒業。」
  59. ^ 《史記·周本紀》:「聞紂昏亂暴虐滋甚,殺王子比干,囚箕子。太師疵、少師彊抱其樂器而奔周。」
  60. ^ 《古本竹書紀年·周紀》:「《竹書》:十一年庚寅,周始伐商。」
  61. ^ 《尚書·周書·牧誓》:「時甲子昧爽,王朝至于商郊牧野,乃誓。......及庸,蜀、羌、髳、微、盧、彭、濮人。」
  62. ^ a b c d 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第三章〈周的開拓和克商〉,第三節〈武王克商〉,第77頁-第35頁。
  63. ^ a b c d (2007年):《西周史與西周文明》第四章〈西周王朝的建立、興盛〉,第一節〈武王克商〉,第54頁-第57頁。
  64. ^ 祝中熹,〈武王觀兵還師說疑慮〉,《青海師範大學學報》,1987年第3期
  65. ^ 許倬雲(1984年):《西周史》第三章〈克商與天命〉第三節〈武王克商〉,第88頁-第89頁。
  66. ^ 利簋》:「珷(武)征商,隹(唯)甲□(子)朝,」
  67. ^ 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第四章〈周朝的創建和東征的勝利〉,第一節〈武王的建國措施和建都豐鎬的政治設施〉,第101頁-第108頁。
  68. ^ 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第四章〈周朝的創建和東征的勝利〉,第一節〈武王的建國措施和建都豐鎬的政治設施〉,第109頁。
  69. ^ 《利簋》:「辛未,王才(在)管師易(賜)又(右)事(吏)利金」
  70. ^ a b c d (2007年):《西周史與西周文明》第四章〈西周王朝的建立、興盛〉,第二節〈周公東征〉,第57頁-第60頁。
  71. ^ 《左傳·隱公十一年》:「而與鄭人蘇忿生之田溫、原、絲希、樊、隰郕、欑茅、向、盟、州、陘、隤、懷。」
  72. ^ a b c 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第四章〈周朝的創建和東征的勝利〉,第二節〈武王推行分封制和設置「三監」〉,第113頁。
  73. ^ 《左傳正義·襄公二十五年》:杜預注:「周得天下,封夏、殷二王後,又封舜後,謂之恪。並二王後為三國。其禮轉降,示敬而已,故曰三恪。」
  74. ^ 《禮記·樂記》:「武王克殷,反商。未及下車而封黃帝之後於薊,封帝堯之後於祝,封帝舜之後於陳。下車而封夏后氏之後於杞,投殷之後於宋。」
  75. ^ 《呂氏春秋·慎大覽》:「武王勝殷,入殷,未下轝,命封黃帝之後於鑄,封帝堯之後於黎,封帝舜之後於陳;下轝,命封夏后之後於杞,立成湯之後於宋以奉桑林。」
  76. ^ 《史記·周本紀》:「武王追思先聖王,乃褒封神農之後於焦,黃帝之後於祝,帝堯之後於薊,帝舜之後於陳,大禹之後於杞。」
  77. ^ 《左傳正義·隱公二年》:「莒,嬴姓,少昊之後。周武王封茲與於莒。初都計,後徙莒。今城陽莒縣是也」
  78. ^ 《史記·周本紀》:「武王徵九牧之君,登豳之阜,以望商邑。武王至於周,自夜不寐。周公旦即王所,曰:『曷為不寐?』王曰:『告女:維天不饗殷,自發未生於今六十年,麋鹿在牧,蜚鴻滿野。天不享殷,乃今有成。維天建殷,其登名民三百六十夫,不顯亦不賓滅,以至今。我未定天保,何暇寐!』」。
  79. ^ 《逸周書·作雒解》:「周公、召公,內弭父兄,外撫諸侯。元年夏六月,葬武王于畢。」
  80. ^ a b 《尚書大傳》:「周公攝政,一年救亂,二年克殷,三年踐奄,四年建侯衛,五年營成周,六年作禮樂,七年致政成王」
  81. ^ 《禽簋》:「王伐□(蓋,即奄)侯,周公某(謀),禽(伯禽)祝。」
  82. ^ 璺鼎》:「隹(唯)周公-{于}-征伐東尸(夷)、豐白(伯)、尃古(薄姑)咸□(戡)。」
  83. ^ 〈西周璺鼎銘研究〉,《考古》,1963年12期
  84. ^ a b 楊寬(1999年):《西周史》第一編:第四章〈周朝的創建和東征的勝利〉,第四節〈周公東征的勝利〉,第137頁-150頁。
  85. ^ 許倬雲(1984年):《西周史》第四章〈華夏國家的形成〉第二節〈周人與殷人的交融〉,第116頁-第119頁。
  86. ^ a b (2007年):《西周史與西周文明》第四章〈西周王朝的建立、興盛〉,第三節〈營建洛邑〉,第60頁-第63頁。
  87. ^ 許倬雲(2020年):《西周史》第五章〈封建制度〉,第二節〈諸侯徒封的例證〉,第255頁。
  88. ^ 《大保簋》:「王伐錄子,聖摣厥,反。王降征令于大保。大保克敬亡遣。王迎大保,賜休余土,用茲彜對令。」
  89. ^ 《左傳·昭公二十六年》:「成王靖四方,康王息民」
  90. ^ 《小臣𧫻簋》:「东夷大反,伯懋父以殷八师征东夷。」
  91. ^ 《逸周書·作雒解》:「俾康叔宇於殷,俾中旄父宇於東」
  92. ^ 《小盂鼎》:「王令盂,□(以)□□伐忒(鬼)方,□□□□(聝)□。執□(酋)三人。隻(獲)Bản mẫu:僻字四千八百又二Bản mẫu:僻字。孚(俘)人萬三千八十一人。」
  93. ^ 《今本竹書紀年·康王》:「十六年,王南巡狩,至九江廬山。」。
  94. ^ a b c d e (2007年):《西周史與西周文明》第四章〈西周王朝的建立、興盛〉,第四節〈成康昭穆時代的文治武功及華夏國家的初步奠立〉,第63頁-第66頁。
  95. ^ 《員卣》:「員從史□伐會,員先內(入)邑,員孚(俘)金,用作旅彝」
  96. ^ 《中方鼎》:「隹(唯)王令南宮伐反虎方之年,王令中先省南或(國)貫行,□王□(居)在夔□貞山。中乎歸(饋)生鳳于王,□于寶彜。」
  97. ^ a b 楊寬(1999年):《西周史》第四編:第四章〈西周王朝力待對四方的征伐和防禦〉,第528頁-第530頁。
  98. ^ 《史記·楚世家》:「周文王之時,季連之苗裔曰鬻熊。鬻熊子事文王,蚤卒。其子曰熊麗。熊麗生熊狂,熊狂生熊繹。熊繹當周成王之時,舉文、武勤勞之後嗣,而封熊繹於楚蠻,封以子男之田,姓羋氏,居丹陽。
  99. ^ 《国语·晋语八》:「昔成王盟諸侯于岐陽,楚為荊蠻,置茅蕝,設望表,與鮮牟守燎,故不與盟。」
  100. ^ 《左传·昭公十二年》:与之语曰:「昔我先王熊绎,与吕伋、王孙牟、燮父、禽父,并事康王,四国皆有分,我独无有。今吾使人于周,求鼎以为分,王其与我乎?」
  101. ^ 《今本竹書紀年·昭王》:「十六年,伐楚,涉漢,遇大兕」。
  102. ^ a b Bản mẫu:僻字馭簋》:「Bản mẫu:僻字馭從王南征,伐楚刱(荊),又(有)得。」
  103. ^ a b 《過伯簋》:「過伯從王伐反荊,孚金,用作宗室寶尊彜。」
  104. ^ 白川静(1992年):《西周史略》第三章〈鎬京辟雍〉,第一節〈康昭時期之南征〉,第53頁-第58頁。
  105. ^ 《今本竹書紀年 周昭王十九年》:「春,有星孛於紫微。祭公、辛伯從王伐楚。天大曀,雉兔皆震,喪六師於漢。王陟。」
  106. ^ 《呂氏春秋·音初》:「周昭王親將征荊,辛餘靡長且多力,為王右。還反涉漢,梁敗,王及蔡(祭)公抎於漢中。辛餘靡振王北濟,又反振蔡(祭)公。」
  107. ^ 《史記正義》引《帝王世紀》:「昭王德衰,南征,濟于漢,船人惡之,以膠船進王,王御船至中流,膠液船解,王及祭公俱沒于水中而崩。其右辛游靡長臂且多力,游振得王,周人諱之。」
  108. ^ 《左傳 僖公四年》:「楚子使與師言曰:「君處北海,寡人處南海,唯是風馬牛不相及也。不虞君之涉吾地也,何故?」管仲對曰:「昔召康公命我先君太公曰:『五侯九伯,女實征之,以夾輔周室。』賜我先君履,東至于海,西至于河,南至于穆陵,北至于無棣。爾貢苞茅不入,王祭不供,無以縮酒,寡人是徵。昭王南征而不復,寡人是問。」對曰:「貢之不入,寡君之罪也,敢不供給?昭王之不復,君其問諸水濱!」」
  109. ^ 《斥地與昭王十九年南征》,〈考古與文物〉,1984年第六期。
  110. ^ 龔維英:《周昭王南征史實索隱》,《人文雜志》,1984年第6期。
  111. ^ 王光鎬:《黃陂魯臺山西周遺存國屬初論》,《江漢考古》,1983年第4期。
  112. ^ 尹弘兵 (2008年). “周昭王南征對象考”. 《人文雜志》 (02期). Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  113. ^ 楊寬(1999年):《西周史》第四編:第四章〈西周王朝力待對四方的征伐和防禦〉,第521頁-第526頁。