Thành viên:Baoothersks/Đại chiến thế giới (phim 2005)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hợp tác trong Minority Report vào năm 2002, Steven SpielbergTom Cruise đã nghĩ đến việc hợp tác trở lại. Spielberg nhận xét về Cruise, "Cậu ấy là một đối tác thông minh, sáng tạo và mang đến những ý tưởng tuyệt vời cho bộ phim mà chúng tôi vừa khơi dậy. Tôi thích làm việc với Tom Cruise."[1] Cruise đã gặp Spielberg trong quá trình ghi hình Catch Me If You Can (2002) và gợi ý ba bộ phim mà họ có thể cùng nhau thực hiện, một trong số đó là bản chuyển thể của The War of the Worlds.[1] Spielberg đã chọn nó và tuyên bố: "Chúng tôi nhìn nhau và bật đèn xanh. Ngay khi tôi nhìn thấy nó, tôi đã nói 'Ôi Chúa ơi! Đại chiến thế giới - chắc chắn rồi'. Vậy đấy."[1]

Đây là tác phẩm thứ ba của Spielberg về đề tài người ngoài hành tinh, sau Kiểu tiếp xúc thứ 3E.T.- Sinh vật ngoài hành tinh. Nhà sản xuất kiêm cộng tác viên lâu năm Kathleen Kennedy nhận xét rằng với Đại chiến thế giới, Spielberg đã có cơ hội khám phá ra mặt trái của các sinh vật xuất hiện trong E.T.- Sinh vật ngoài hành tinhKiểu tiếp xúc thứ 3. "Khi chúng tôi mới bắt đầu phát triển E.T, nó là một câu chuyện đen tối hơn, sâu sắc hơn và rồi nó dần trở thành một thứ gì đó lành tính hơn. Tôi nghĩ rằng một câu chuyện sắc sảo, đen tối luôn ở đâu đó trong đầu của anh ấy.[1] Spielberg tuyên bố rằng ông nghĩ sẽ rất vui khi làm một "bộ phim thực sự đáng sợ với người ngoài hành tinh thực sự đáng sợ", điều mà trước đây vị đạo diễn chưa từng hiện hiện.[1][2] Spielberg đã có ý định kể một câu chuyện đương đại, và Kennedy nói rằng câu chuyện được tạo ra như một ảo mộng, nhưng được mô tả theo một cách siêu thực.[1]

"Lần đầu tiên trong đời, tôi tạo ra một bức tranh về người ngoài hành tinh, nơi không có tình yêu và sự giao tiếp."
– Steven Spielberg

J. J. Abrams được Spielberg và Cruise yêu cầu chắp bút phần kịch bản, nhưng đã từ chối vì đang viết cốt truyện cho bộ phim truyền hình Mất tích của mình.[3] Josh Friedman đã đưa ra một kịch bản, sau đó được David Koepp viết lại.[4][5] Sau khi đọc lại cuốn tiểu thuyết, Koepp quyết định thực hiện kịch bản với một người dẫn chuyện duy nhất, "một quan điểm rất hạn chế, từ một người nào đó ở ngoài các sự kiện thay vì tham gia vào các sự kiện đó", và lập ra một danh sách các yếu tố anh sẽ không thực hiện do sẽ bị "sáo rỗng", chẳng hạn như phá hủy các tòa nhà cao tầng. Một số khía cạnh của cuốn sách đã được điều chỉnh và cô đọng lại rất nhiều: nhân vật của Tim Robbins là một sự pha trộn của hai nhân vật trong nguyên tác. Trong khi thay đổi bối cảnh từ thế kỷ 19 đến ngày nay, Koepp cũng cố gắng "đưa thế giới hiện đại quay về những năm 1800", với các nhân vật không có kỹ thuật giao tiếp hiện đại.[6]

Spielberg đã chấp nhận kịch bản sau khi nhận thấy nó có nhiều điểm tương đồng với cuộc sống cá nhân của ông, bao gồm cả việc ly hôn của cha mẹ Spielberg (Ray và Mary Ann ly hôn trong phim), và vì hoàn cảnh của những người sống sót hư cấu phản ánh sự không chắc chắn của ông đối với sự tàn phá của Vụ tấn công ngày 11 tháng 9.[2] Đối với Spielberg, những câu chuyện sinh tồn của các nhân vật cần phải là trọng tâm chính, vì họ đề cao tư duy của người Mỹ không bao giờ bỏ cuộc.[2] Spielberg mô tả Đại chiến thế giới "đối lập" với Close Encounters, với bộ phim có cảnh một người đàn ông rời gia đình để đi du lịch cùng người ngoài hành tinh, trong khi Đại chiến thế giới tập trung vào việc đoàn kết gia đình lại với nhau.[2] Đồng thời, người ngoài hành tinh và nỗ lực của chúng sẽ không được khám phá nhiều, vì "chúng ta chỉ trải nghiệm kết quả của những kế hoạch bất chính này để thay thế chúng ta bằng bọn chúng".

Mặc dù chấp nhận kịch bản, Spielberg đã yêu cầu một số thay đổi. Ông đã phản đối ý tưởng về người ngoài hành tinh đến Trái Đất bằng tàu vũ trụ, vì mọi bộ phim về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh đều sử dụng một phương tiện như vậy.[5] Tàu vũ trụ sau đó đã bị loại bỏ và được thay thế bằng các Tripod.[5][7]

Lawrence Brown đã viết: "Quyết định của Spielberg là đưa những cỗ máy chiến tranh của kẻ xâm lược chôn sâu dưới lòng đất, đặt ra những câu hỏi không tồn tại trong cuốn tiểu thuyết gốc của Well. Trong bộ phim của Spielberg, những kẻ xâm lược này đã ở đây trước đó, cách đây rất lâu, vào thời tiền sử. Chúng đã thiết lập máy móc của mình ở sâu dưới lòng đất và rời đi. Tại sao? Tại sao chúng không chiếm lấy Trái Đất vào thời điểm đó? Spielberg không đưa ra câu trả lời, và các nhân vật trong phim phải chật vật trong việc sinh tồn nên không đặt ra câu hỏi về điều này. Một câu trả lời lạnh lùng đã được đưa ra. Những kẻ xâm lược xem con người như thức ăn của chúng. Lúc chúng đến đây, con người rất khan hiếm. Người ngoài hành tinh rời khỏi những cỗ máy và bỏ đi, kiên nhẫn quan sát Trái Đất cho đến khi con người nhân lên những con số cần thiết - và sau đó chúng quay trở lại để cai trị. Theo cách giải thích này, tất cả chúng ta - tất cả con người trong toàn bộ lịch sử - đều được chăn nuôi trong một trang trại thực phẩm của người ngoài hành tinh, khi đạt được số lượng cần thiết, chúng sẽ đi đến để "thu hoạch".[8]

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc máy bay Boeing 747 bị phá hủy được sửa dụng trong Đại chiến thế giới. Hiện tại, du khách có thể xem chiếc máy bay bị phá hủy trong Studio Tour của Universal Studios Hollywood.

Quá trình quay phim diễn ra ở Virginia, Connecticut, New Jersey, CaliforniaNew York. Việc quay phim kéo dài khoảng 72 ngày.[9] Spielberg ban đầu có ý định quay Đại chiến thế giới sau Munich, nhưng Tom Cruise thích kịch bản của David Koepp đến nỗi anh đề nghị Spielberg hoãn lại Munich trong khi anh sẽ làm điều tương tự với Nhiệm vụ bất khả thi III. Hầu hết các diễn viên của Munich đều được đưa vào làm việc trong Đại chiến thế giới.[7]. Quá trình tiền kỳ diễn ra chỉ trong ba tháng, chủ yếu bằng một nửa thời gian thường được phân bổ cho một bộ phim có kích thước và phạm vi tương tự. Tuy nhiên, Spielberg lưu ý: "Đây không phải là một khóa học nhồi nhét cho Đại chiến thế giới. Đây là lịch trình dài nhất của tôi trong khoảng 12 năm."[1] Spielberg hợp tác với các diễn viên khi bắt đầu sản xuất tiền kỳ với việc sử dụng previsualization, xem xét lịch trình chặt chẽ.

Khung cảnh mô tả lần xuất hiện đầu tiên của Tripod được quay tại ngã tư đường Ferry, đường Merchart và đại lộ Wilson, ở Newark, New Jersey.[10] Sau đó, Spielberg đã quay một số cảnh ở Virginia.[11]

Cảnh chiếc phà được quay ở thị trấn Athens của New York và nhà của cha mẹ Mary Ann nằm ở Brooklyn (nhưng trên phim là ở Boston).[1] Đối với hiện trường vụ tai nạn máy bay, phi hành đoàn sản xuất đã mua một chiếc Boeing 747 cũ do All Nippon Airways vận hành với tên JA8147, với chi phí vận chuyển là 2 triệu đô la,[12] đã phá hủy nó thành từng mảnh và xây dựng những ngôi nhà xung quanh.[1] Chiếc máy bay bị phá hủy được giữ lại cho chuyến tham quan của Universal Studios.[12] Ngôi nhà của Ray được quay tại Bayonne, New Jersey; Trong khi đó, cuộc chiến tại thung lũng được quay ở Lexington, Virginia và Mystery Mesa ở California. Cảnh tượng chiếc Tripod bị bắn hạ được quay tại Naugatuck, Connecticut. Cảnh các xác chết trôi trên sông được quay trên sông FarmingtonWindsor, Connecticut. Một số cảnh quay được quay ở Korean War Veterans Parkway trên Đảo Staten, New York.[1][13] Bộ phim đã sử dụng sáu phòng âm thanh, trải rộng trên ba xưởng phim.[1]

Quá trình bấm máy bắt đầu vào ngày 8 tháng 11 năm 2004 và đóng máy vào ngày 7 tháng 3 năm 2005.

Thiết kế và hiệu ứng hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Industrial Light & Magic là công ty cung cấp hiệu ứng cho bộ phim.[14] Trong khi Spielberg đã sử dụng máy tính để giúp hình dung các cảnh trong quá trình tiền kỳ trước đó, Spielberg nói: "Đây là bộ phim đầu tiên tôi thực sự sử dụng máy tính để làm động tất cả các phân cảnh."[1] Ông quyết định sử dụng kỹ xảo này sau một chuyến đi thăm bạn mình là George Lucas.[1][14] Để giữ tính chân thực, việc sử dụng các hình ảnh và màn hình xanh do máy tính tạo ra đã bị hạn chế, với hầu hết các hiệu ứng kỹ thuật số được pha trộn với các cảnh quay thu nhỏ và hành động trực tiếp.[15]

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

War of the Worlds: Music from the Motion Picture
Nhạc nền phim của John Williams
Phát hành13 tháng 6 năm 2005
Phòng thuSony Pictures Studios
Thể loạiSoundtrack
Thời lượng61:01
Hãng đĩaDecca Records
Sản xuấtJohn Williams
Thứ tự album của John Williams
Chiến tranh giữa các vì sao: Tập III – Sự báo thù của người Sith
(2005)
War of the Worlds: Music from the Motion Picture
(2005)
Hồi ức của một geisha
(2005)
Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[16]
Filmtracks
ScoreNotesC+
SoundtrackNet

John Williams, cộng tác viên lâu năm của Spielberg đã sáng tác bản nhạc của Đại chiến thế giới. Đó là lần đầu tiên Williams phải sáng tác nhạc cho một bộ phim chưa hoàn chỉnh của Spielberg, vì chỉ sáu cuộn phim đầu tiên, tổng cộng sáu mươi phút, đã sẵn sàng để ông sử dụng làm tài liệu tham khảo.[17] Ông coi nhạc phim là "một phần rất quan trọng", phải kết hợp "bầu không khí đáng sợ cần thiết" với "động lực nhịp nhàng cho các cảnh hành động"[18] - âm nhạc sẽ là phương tiện tượng trưng trong các cảnh hành động như Ray lái xe ra khỏi Bayonne hoặc Tripod tấn công phà Hudson.

Một album nhạc phim được phát hành bởi Decca Records, bao gồm nhạc của bộ phim và lời tường thuật mở đầu và kết thúc của Morgan Freeman.[19][20] Các bài hát "Little Deuce Coupe" và "Hushabye Mountain" cũng được xuất hiện trong phim, bài hát đầu tiên được thể hiện bởi Tom Cruise, và bài sau được thể hiện bởi Dakota Fanning.[21][22]

War of the Worlds: Music from the Motion Picture
STTNhan đềThời lượng
1."Prologue"2:52
2."The Ferry Scene"5:49
3."Reaching the Country"3:24
4."The Intersection Scene"4:13
5."Ray and Rachel"2:41
6."Escape from the City"3:49
7."Probing the Basement"4:12
8."Refugee Status"3:50
9."The Attack on the Car"2:44
10."The Separation of the Family"2:36
11."The Confrontation with Ogilvy"4:34
12."The Return to Boston"4:29
13."Escape from the Basket"9:21
14."The Reunion"3:16
15."Epilogue"3:11
Tổng thời lượng:61:01

Chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được đánh giá là một bộ phim phản chiến, khi thường dân chỉ biết chạy trốn và tự cứu lấy bản thân thay vì chiến đấu chống lại các Tripod.[23] Debra J. Saunders của San Francisco Chronicle đã mô tả bộ phim là "Nếu người ngoài hành tinh xâm lược, đừng đánh trả. Chạy ngay đi." Saunders đã so sánh bộ phim với Ngày độc lập, nơi thường dân chạy trốn, nhưng họ ủng hộ những hành động của quân đội.[24] Nhiều nhà phê bình cho rằng bộ phim đã cố gắng tái tạo lại bầu không khí của các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, với những người ngoài cuộc đấu tranh để sinh tồn. Spielberg tuyên bố với Digest Digest rằng tác phẩm là hư cấu, nhưng mối đe dọa là có thật: "Nó là một lời cảnh tỉnh để chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi khi đối đầu với những ý định muốn hủy diệt sự sống của chúng ta."[25] Nhà biên kịch David Koepp tuyên bố rằng ông đã cố gắng không đưa các tài liệu của Sự kiện 11 tháng 9 hoặc Chiến tranh Iraq, nhưng nói rằng cảm hứng cho cảnh Robbie tham gia Thủy quân lục chiến là việc những thanh thiếu niên chiến đấu ở Dải Gaza - "Tôi đang nghĩ về thanh thiếu niên ở Gaza ném chai và đá vào xe tăng, và tôi nghĩ rằng khi bạn ở độ tuổi đó, bạn không hoàn toàn phân biệt được những gì bạn đang làm và cuốn hút vào việc đó, cho dù đó là điều tốt hay xấu." Điều mà bộ phim khác với cuốn tiểu thuyết là người ngoài hành tinh bị đánh bại, không phải bởi vũ khí của loài người, mà là những sinh vật nhỏ nhất hành tinh, được gọi là vi khuẩn.

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Đại chiến thế giới được công chiếu tại Nhà hát Ziegfeld vào ngày 23 tháng 6 năm 2005. Ở đó, Tom Cruise tiết lộ mối quan hệ của anh với Katie Holmes.[26] Sáu ngày sau, vào ngày 29 tháng 6, bộ phim đã được phát hành tại khoảng 3.908 rạp trên toàn nước Mỹ.[27] Video tại gia sau đó được phát hành vào ngày 22 tháng 11 năm 2005.

Giữ bí mật[sửa | sửa mã nguồn]

Spielberg giữ bí mật hầu hết các phân đoạn trong quá trình làm phim, vì các diễn viên và đoàn làm phim đều bối rối về việc người ngoài hành tinh có hình dáng trông như thế nào.[28] Khi được hỏi về tính bí mật của kịch bản phim, David Koepp trả lời: "[Spielberg] sẽ không trao [kịch bản phim] cho bất kỳ ai". Koepp giải thích ông sẽ gửi e-mail cho Spielberg, và Spielberg sẽ đưa ra một phần của kịch bản.[28] Miranda Otto thậm chí không nghĩ đến việc thảo luận câu chuyện với gia đình và bạn bè. Otto nói: "Tôi biết một số người luôn nói: 'Ồ, mọi thứ thật bí mật.' Tôi nghĩ thế là tốt. Ngày xưa mọi người không biết nhiều về phim trước khi chúng ra mắt và ngày nay có quá nhiều thông tin. Tôi nghĩ một chút bí mật sẽ tốt hơn."

Spielberg thừa nhận sau khi giữ bí mật quá lâu, cuối cùng, ông đã tiết lộ một số cảnh phim. Tuy nhiên, Spielberg chỉ tiết lộ cảnh đồi núi, nơi Ray cố gắng ngăn con trai rời đi, ông nói rằng "nói nhiều hơn sẽ tiết lộ quá nhiều."[29] Sự bí mật khiến The Sun tuyên bố bộ phim sẽ vượt qua ngân sách 200 triệu đô la Mỹ của Titanic, mà tại thời điểm đó đã giữ kỷ lục là bộ phim có kinh phí cao nhất từng được thực hiện.[30] Thực ra, kinh phí của Đại chiến thế giới là 132 triệu đô la.[27][31]

Theo tạp chí Vanity Fair, mối quan hệ của Spielberg với Cruise rất "tệ" trong thời gian phát hành bộ phim vì Spielberg tin rằng "những trò hề" của Cruise vào thời điểm đó (như sự xuất hiện thất thường trong chương trình Oprah Winfrey) đã "làm tổn thương" bộ phim.[32]

Quảng bá và phát hành băng đĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Paramount Pictures Interactive Marketing đã ra mắt một trò chơi trực tuyến sinh tồn trên trang web chính thức, [www.waroftheworlds.com], vào ngày 14 tháng 4 để quảng bá cho bộ phim.[33] Hitachi hợp tác với Paramount Pictures cho một chiến dịch quảng bá trên toàn thế giới, với tựa đề "Trải nghiệm nhữnt hình ảnh tối thượng". Thỏa thuận được công bố bởi Kazuhiro Tachibana, tổng giám đốc của Tập đoàn kinh doanh tiêu dùng của Hitachi.

Bộ phim được phát hành trên VHSDVD vào ngày 22 tháng 11 năm 2005, với cả phiên bản một đĩa đơn và phiên bản đặc biệt hai đĩa.[34] Bộ phim đã thu về 113 triệu đô la doanh thu DVD, nâng tổng doanh thu của bộ phim lên 704.745.540 đô la, đứng thứ mười trong bảng xếp hạng doanh thu DVD năm 2005.[35] Paramount đã phát hành bộ phim trên đĩa Blu-ray vào ngày 1 tháng 6 năm 2010.

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng vé[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 29 tháng 6 năm 2005, bộ phim đã thu về khoảng 81 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới,[36] và có doanh thu tuần mở màn đứng thứ ba mươi tám khi mang về 98.826.764 USD tại 3.908 rạp, trung bình lên tới 25.228 đô la tại mỗi rạp.[37] Trong khi đó, vào cuối tuần lễ quốc khánh, Đại chiến thế giới đã thu về 64.878.725 USD tại 3908 rạp chiếu phim, trung bình 16.601 USD mỗi rạp.[38] Đây là bộ phim lớn thứ ba mở màn vào cuối tuần quốc khánh.[39] Tác phẩm gom về 200 triệu đô la trong 24 ngày, xếp thứ ba mươi bảy trong danh sách những bộ phim đạt doanh thu 200 triệu đô la nhanh nhất.[40] Đại chiến thế giới đã thu về $704.745.540, gồm cả phần doanh thu từ đĩa DVD, khiến phim trở thành tác phẩm điện ảnh có doanh thu cao thứ tư năm 2005, đồng thời cũng là bộ phim có ăn khách thứ 66 trên toàn thế giới.[41][42]

Phản hồi quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, Đại chiến thế giới đã nhận được mức đánh giá "chứng nhận tươi" là 75%, dựa trên bài 255 đánh giá và các nhà phê bình nhất trí rằng: "Bản chuyển thể Đại chiến thế giới của Steven Spielberg mang đến sự hồi hộp và hoang đường so với cuốn tiểu thuyết của HG Wells, trong khi tác phẩm chứa đựng những kỹ xảo hành động ấn tượng đối với những khán giả đương đại."[43] Trang web tổng hợp đánh giá Metacritic đã cho bộ phim điểm trung bình 73 dựa trên 40 đánh giá.[44]

James Berardinelli đã ca ngợi diễn xuất của các diễn viên, đồng thời cho rằng việc tập trung vào cuộc đấu tranh của một nhân vật đã khiến bộ phim trở nên hợp lý hơn, nhưng nhận định rằng kết thúc của tác phẩm là không phù hợp, mặc dù Spielberg "đã làm hết sức có thể để khiến nó trở nên kịch tính".[45] Trang đánh giá Total Film đã cho Đại chiến thế giới 4 trên 5 sao, và mô tả bộ phim là có nhiều "Hình ảnh gây sửng sốt", so sánh cuộc tấn công đầu tiên của Bipod với cuộc đổ bộ ở Bãi biển Omaha trong Giải cứu binh nhì Ryan.[46]

Kenneth Turan của Los Angeles Times, người cảm thấy những hiệu ứng trong bộ phim là không bình thường, tuyên bố rằng Spielberg thực sự có thể đã thực hiện công việc của mình trong Đại chiến thế giới "tốt hơn mà ông ấy nhận ra". Turan cho rằng Spielberg đã đưa ra một câu hỏi khiêu khích nhất: "Liệu sự tưởng tượng cuối cùng của con người là một cuộc xâm lược từ ngoài vũ trụ, hay là sự tồn vong của nhân loại?".[47] Tuy nhiên, Dan Marcucci và Nancy Serougi của Broomfield Enterprise có ý kiến ​​không giống như Berardinelli và Turan. Họ cảm thấy rằng lời dẫn chuyện của Morgan Freeman là không cần thiết, và nửa đầu là "tuyệt vời" nhưng nửa sau "trở nên đầy những lời sáo rỗng, đầy những lỗ hổng".[48]

Michael Wilmington của tổ Chicago Tribune đã cho bộ phim 3,5/4 sao, và bình luận rằng "Đại chiến thế giới chắc chắn sẽ thắng trận chiến, nhưng không phải cuộc chiến". Wilmington tuyên bố bộ phim đã đưa người xem vào một hành trình qua hai mặt của Spielberg: mặt tối và mặt sáng. Ông cũng cho biết bộ phim chứa đựng một tình cảm cốt lõi tương tự như E.T. Sinh vật ngoài hành tinh của Spielberg.[49] Rebecca Murray của About.com đã đưa ra một đánh giá tích cực, nói rằng "Spielberg gần như thành công trong việc tạo ra bộ phim người ngoài hành tinh hoàn hảo", với những lời chỉ trích dành cho kết thúc phim.[50] Jonathan Rosenbaum của Chicago Reader đã ca ngợi những hiệu ứng đặc biệt và diễn xuất của Cruise.[51] Roger Ebert chỉ trích "thiết kế quảng cáo" và cho rằng mặc dù có kinh phí lớn nhưng cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh là "sơ sài" và "không thú vị cho lắm", ở cũng đề cập đến những cảnh hay nhất trong phim, khi Ray đi qua đống đổ nát của máy bay hay một đoàn tàu đang chạy trong biển lửa, tuyên bố rằng "những cảnh như vậy dường như đến từ một thực tại hoàn toàn khác".[52]

Tạp chí điện ảnh Pháp Cahiers du cinéma đã xếp hạng bộ phim này ở vị trí thứ 8 trong danh sách những bộ phim hay nhất thập niên 2000.[53] Đạo diễn phim Nhật Bản Kiyoshi Kurosawa đã xem bộ phim này là bộ phim hay nhất trong những năm 2000-2009.[54]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Đại chiến thế giới đã được đề cử ba giải Oscar, bao gồm Hiệu ứng hình ảnh (Pablo Helman), Hòa âm (Andy Nelson, Anna Behlmer và Ron Judkins), và Biên tập âm, nhưng tất cả đều rơi vào tay King Kong.[55] Bộ phim đã được đề cử sáu giải Sao Thổ,[56] và giành giải Diễn viên trẻ xuất sắc nhất (Dakota Fanning).[57] Bộ phim đã giành được giải thưởng Golden Reel về âm thanh,[58], và ba giải VES cho hiệu ứng hình ảnh,[59] cũng với ba đề cử giải Empire, ba Giải Satellite, và một giải thưởng điện ảnh MTV.

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “War of the Worlds Production Notes (2005)”. Paramount Pictures. Bản gốc lưu trữ 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ a b c d Anthony Breznican (23 tháng 6 năm 2005). “Spielberg's family values”. USA Today. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ Jensen, Jeff (29 tháng 12 năm 2009). 'Lost': The 'M:I 3' Connection”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ Fleming, Michael; McNary, Davy (16 tháng 3 năm 2004). 'War' meets its maker”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ a b c “War Of The Worlds: Script by David Koepp & Josh Friedman (2005)”. The War of the Worlds. Bản gốc lưu trữ 14 Tháng tư năm 2009. Truy cập 12 tháng Chín năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  6. ^ Freer, Ian. “David Koepp on War of the Worlds”. Empire. Bản gốc lưu trữ 17 tháng Mười năm 2012. Truy cập 17 Tháng Một năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  7. ^ a b “Steven Spielberg Goes To War”. Empire. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
  8. ^ Lawrence C. Brown, "H.G.Wells' Enduring Influence" in Mark Smythe (ed.) "Old and New trends in 21st Century Popular Culture"
  9. ^ “Close Encounters of the Worst Kind”. Wired. tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  10. ^ James Wray (9 tháng 10 năm 2004). “More on War of the Worlds Filing in New Jersey”. Monsters and Critics. Bản gốc lưu trữ 2 tháng Mười năm 2012. Truy cập 13 tháng Chín năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  11. ^ “Spielberg to film in Shenandoah Valley”. USA Today. 29 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  12. ^ a b Malloy, Betsy (27 tháng 5 năm 2007). “Universal Studios Picture – War of the Worlds Set:”. About.com. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2009.
  13. ^ Turner, Rachel (20 tháng 10 năm 2004). "War of the Worlds" scouts out Lexington”. The Trident. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.[liên kết hỏng]
  14. ^ a b “War of the Worlds”. Frank Rose. tháng 6 năm 2005. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng mười một năm 2010. Truy cập 13 Tháng mười hai năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên d4
  16. ^ Allmusic review
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên score
  18. ^ Burlingame, Jon (29 tháng 11 năm 2005). “Master class”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  19. ^ “War of the Worlds (2005)”. Soundtrack Info. 28 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  20. ^ “War of the Worlds (2005)”. Ricard L. Befan. John Williams Fan Network. 6 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  21. ^ Jason Cook. “War of the Worlds Review (2005)”. The Spinning Image. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2009.
  22. ^ “War of the Worlds”. Premiere. 29 tháng 6 năm 2005. Bản gốc lưu trữ 7 Tháng mười hai năm 2009. Truy cập 7 Tháng mười hai năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  23. ^ Saunders, Debra (10 tháng 7 năm 2005). “Spielberg's anti-war 'War of the Worlds'. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  24. ^ Steven D. Greydanus. “War of the Worlds (2005)”. Decent Films. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  25. ^ “Steven Spielberg and Tom Cruise: The Fascinating Truth Behind "War of the Worlds". Reader's Digest. tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  26. ^ Donna Freydkin (23 tháng 6 năm 2005). “Cruise, Holmes step out”. USA Today. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2009.
  27. ^ a b “War of the Worlds (2005)”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  28. ^ a b Steve Head (24 tháng 6 năm 2005). “Headgame 7: War of the Worlds”. IGN. tr. 1. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  29. ^ Press Conference of War of the Worlds. Tom Cruise, Steven Spielberg. June 23, 2005.
  30. ^ “The costliest film ever”. The Sun. UK. 17 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2010.
  31. ^ “Movie Budgets”. The Numbers. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009.
  32. ^ Burrough, Bryan. “Showdown at Fort Sumner”.
  33. ^ “Paramount Pictures Interactive Marketing to Place Online Gamers Into the Action With 'War of the Worlds' Online Game”. PR Newswire. 12 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ 16 tháng Bảy năm 2011. Truy cập 26 tháng Chín năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  34. ^ Netherby, Jennifer (12 tháng 9 năm 2005). “DW has big War plans”. Video Business. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2009.
  35. ^ “DVD Sales Chart (2005)”. Lee's Movie Info. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
  36. ^ “Opening Day Records”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  37. ^ “Biggest Opening Weeks”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  38. ^ “Biggest Opening Weekends”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  39. ^ “Independence Day Weekends”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  40. ^ “Fastest Movies to Hit $200 million at the Box Office”. Box Office Mojo. 22 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  41. ^ “2005 Yearly Box Office Results”. Box Office Mojo. 2005. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  42. ^ “All Time Worldwide Box Office Grosses”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  43. ^ “War of the Worlds”. Rotten Tomatoes. Truy cập 3 tháng 2 năm 2012.
  44. ^ “War of the Worlds”. Metacritic. Truy cập 28 tháng 9 năm 2009.
  45. ^ Berardinelli, James. “War of the Worlds”. Reel Views. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  46. ^ “War Of The Worlds (12A)”. Total Film. 1 tháng 7 năm 2005. Truy cập 28 tháng 9 năm 2009.
  47. ^ Bản mẫu:Chủ thích web
  48. ^ Marcucci, Dan; Serougi, Nancy (27 tháng 10 năm 2005). “A basic rule of thumb is – if you see Tim Robbins, you've stayed too long”. Broomfield Enterprise (in Rotten Tomatoes). Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
  49. ^ Wilmington, Michael (24 tháng 8 năm 2007). “Movie review: 'War of the Worlds'. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ 19 Tháng Một năm 2008. Truy cập 30 tháng Chín năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  50. ^ Murray, Rebecca. "War of the Worlds" Movie Review”. About.com. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng tư năm 2009. Truy cập 30 tháng Chín năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  51. ^ Rosenbaum, Jonathan. “War of the Worlds”. Chicago Reader. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
  52. ^ Ebert, Roger. “War of the Worlds”. Chicago Sun-Times. Truy cập 30 tháng 9 năm 2009.
  53. ^ “PALMARES 2000”. Cahiers du cinéma (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ 11 Tháng Một năm 2010. Truy cập 17 Tháng Một năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  54. ^ Aoyama, Shinji; Hasumi, Shigehiko; Kurosawa, Kiyoshi (2011). Eiga Nagabanashi (bằng tiếng Nhật). Little More. tr. 271. ISBN 978-4-89815-313-0.
  55. ^ “The 78th Academy Awards (2006) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập 20 tháng 11 năm 2011.
  56. ^ “SITH Leads Nomination List for 32nd Annual Saturn Awards”. Mania Entertainment. 15 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 8 năm 2010. Truy cập 13 tháng 12 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  57. ^ “Past Saturn Awards”. Academy of Science Fiction, Fantasy & Horror Films. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 5 năm 2011. Truy cập 13 tháng 12 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  58. ^ “2006 Golden Reel Award Nominees & Recipients: Feature Films”. Motion Picture Sound Editors. Truy cập 3 tháng 3 năm 2011.
  59. ^ “4th Annual VES Awards”. Visual Effects Society. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 4 năm 2012. Truy cập 3 tháng 3 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)