Thành viên:Khangdora2809/Nháp/Bài đã xóa/Vụ rơi máy bay Sukhoi Su-22 của Không quân Việt Nam 2023

Vụ rơi máy bay Su-22 ở Việt Nam năm 2023
Tập tin:KQVN Su-22 5873.jpg
Chiếc Sukhoi Su-22 số hiệu 5873 của Không quân Việt Nam, ảnh chụp 5 năm trước vụ tai nạn.
Tai nạn
Ngày31 tháng 1 năm 2023; 14 tháng trước (2023-01-31)
Mô tả tai nạnĐang điều tra
Địa điểmYên Bái, Việt Nam
21°44′B 104°51′Đ / 21,73°B 104,85°Đ / 21.73; 104.85
Máy bay
Dạng máy baySukhoi Su-22M4
Hãng hàng khôngKhông quân Nhân dân Việt Nam
Số đăng ký5873
Xuất phátSân bay Yên Bái, Việt Nam
Điểm đếnSân bay Yên Bái, Việt Nam
Phi hành đoàn1
Tử vong1
Sống sót0

Ngày 31 tháng 1 năm 2023, một máy bay tiêm kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất phát từ Sân bay Yên Bái (Yên Bái) để thực tập huấn luyện, sau đó gặp sự cố và rơi ở gần Yên Bái. Phi công điều khiển qua đời trong vụ tai nạn.

Trước đó vào năm 2018, một chiếc máy bay Su-22 tương tự cũng đã gặp tai nạn tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An khiến hai phi công đã tử vong.[1]

Tai nạn[sửa | sửa mã nguồn]

Video
Khoảnh khắc máy bay quân sự rơi ở Yên Bái trên VTC

Vào 12 giờ 9 phút ngày 31 tháng 01 năm 2023 theo giờ Việt Nam, máy bay Su-22, số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân do Đại úy phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy điều khiển đã cất cánh chuyến bay thứ nhất, bài bay huấn luyện số 206 từ sân bay Yên Bái. Đến 12 giờ 27 phút, trong lúc hạ cánh, máy bay gặp sự cố. Ngay lập tức, phi công được lệnh nhảy dù nhưng vẫn cố cứu máy bay. Tuy nhiên máy bay bị rơi và phi công đã hy sinh.[2][3]

Sau khi máy bay rơi, lực lượng phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Yên Bái đã cử xe cứu hỏa tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người mất tích.[4]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Sau tai nạn, Bộ Quốc phòng yêu cầu các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân, nhưng cho đến nay lý do máy bay gặp nạn vẫn chưa được công bố.[5]

  • Theo giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, có 2 lý do có thể đưa tới tai nạn đó là bộ phận hạ cánh bị hỏng và lỗi của phi công.[5]
  • Giáo sư Zachary Abuza, giảng viên về an ninh chiến lược tại National War College (Hoa Kỳ) và là chuyên gia về tình hình Việt Nam và Đông Nam Á, phỏng đoán rằng các vụ tai nạn xảy ra với phi cơ quân sự của Việt Nam là do phi công không được đào tạo và luyện tập nhiều bên cạnh lý do phương tiện bay quá cũ.[5]
  • Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm, từng làm việc cho tạp chí Hàng không Việt Nam, "Máy bay quá cũ kỹ, bảo dưỡng không tốt, và phi công lâu không bay phản xạ kém rất dễ xử lý sai lầm và dẫn đến tai nạn".[5]

Phi cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Sukhoi Su-22 là một chiếc máy bay tiêm kích bom do Liên Xô sản xuất và được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây được xem là "chiến đấu cơ đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Dòng máy bay này hiện là khí tài chủ lực và được biên chế làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận và hải phận của Việt Nam. Có 3 sư đoàn Không quân 370, 371 và 372 vẫn đang được biên chế máy bay Su-22.[6]

Hầu hết các dòng máy Su-22 tại Việt Nam đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 80 của thế kỷ 20 và mua lại từ các nước Đông Âu những năm 90. Đây thực tế là tuổi đời khá trẻ, không cũ hơn so với nhiều tiêm kích thế hệ 4 như Sukhoi Su-27, F-16A/B,...và trên quy tắc có thể hoạt động an toàn đến trước năm 2030. Bất chấp ngoại hình có phần "lỗi thời" của nó, Sukhoi Su-22 có hệ thống điện tử, trinh sát tương đối hiện đại và có thể sử dụng tốt các loại tên lửa dẫn đường có điều khiển.[7]

Phi hành đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Trên phi cơ là Trần Ngọc Duy, sinh năm 1992, quê quán ở Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, cấp đại úy trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam. Hiện, anh đang thường trú tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Duy từng theo học chuyên ngành lái máy bay quân sự ở Trường Sĩ quan không quân.[8] Anh đã tham gia nhập ngũ từ tháng 9 năm 2010[9] và từng giữ các nhiệm vụ:

Tổng cộng, anh đã thực hiện 725 giờ 45 phút bay trước khi qua đời. Sau khi qua đời, anh đã được Bộ Quốc phòng Việt Nam truy thăng quân hàm đại úy lên thiếu tá.[8] Năm 2016, anh đã có vợ khi đang công tác tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.[10] Khi Duy qua đời, cả hai đã có với nhau 2 đứa con gái, 6 tuổi và 1 tuổi.[11]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Chính quyền địa phương sau đó cũng đã đến thăm hỏi gia đình của nạn nhân.[12][13] Một ngày sau vụ tai nạn, Bộ Quốc phòng đã truy thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn cho Trần Ngọc Duy từ đại úy lên thiếu tá.[8][14] Lễ viếng Trần Ngọc Duy đã được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái từ ngày 1 tháng 2 năm 2023 theo nghi thức quân đội và sau đó sẽ đưa linh cữu nạn nhân về hỏa táng tại Thái Nguyên.[15][16] Cùng ngày Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốcTrung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ Dũng cảm cho Duy.[17]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phạm Hòa (26 tháng 7 năm 2018). “Hiện trường máy bay Su-22 rơi khiến 2 phi công hy sinh”. ZingNews. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Nguyễn Minh (31 tháng 1 năm 2023). “Tai nạn máy bay quân sự ở Yên Bái, một phi công hy sinh”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ TTXVN (31 tháng 1 năm 2023). “Máy bay quân sự rơi ở sân bay Yên Bái”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Thanh Sơn (31 tháng 1 năm 2023). “Rơi máy bay quân sự tại Yên Bái, một phi công hy sinh”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ a b c d “Chuyên gia: Su-22 rơi có thể do "máy bay cũ, phi công thiếu đào tạo". RFA. 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Su-22 của không quân VN rơi ở Yên Bái khi huấn luyện, phi công tử nạn”. VOA. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ News, V. T. C. (1 tháng 2 năm 2023). “Sức mạnh của máy bay chiến đấu Su-22”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ a b c d Hà Thanh; Nam Trần (1 tháng 2 năm 2023). “Truy thăng quân hàm cho phi công Trần Ngọc Duy”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Viết Thịnh (1 tháng 2 năm 2023). “Lễ tang phi công hy sinh, nghẹn lòng nghe tiếng gọi: 'Duy ơi, về với mẹ'. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ Minh Tuệ (1 tháng 2 năm 2023). “Tết đoàn viên cuối cùng của phi công máy bay Su-22 hy sinh trong lúc huấn luyện”. VTC News. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ Văn Thương (1 tháng 2 năm 2023). “Phi công hy sinh khi bay huấn luyện: Vừa về nhà mới, con gái út mới 1 tuổi”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ Hà Thanh (31 tháng 1 năm 2023). “Rơi máy bay Su-22 trong lúc huấn luyện, một phi công hy sinh”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023.
  13. ^ Văn Duẩn (31 tháng 1 năm 2023). “Máy bay quân sự Su-22 rơi ở sân bay Yên Bái, một phi công hi sinh”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ Nguyễn Dương (1 tháng 2 năm 2023). “Phi công Su-22 hy sinh ở Yên Bái được truy thăng quân hàm”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  15. ^ Hân Nguyễn (1 tháng 2 năm 2023). “Đại uý phi công Trần Ngọc Duy: 'Bố đi bay nhé'. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ Trần Thường (1 tháng 2 năm 2023). “Đẫm lệ lễ tang phi công Trần Ngọc Duy hy sinh khi làm nhiệm vụ”. VietNamNet. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  17. ^ “Truy tặng danh hiệu cao quý cho phi công Trần Ngọc Duy”. Báo Chính phủ. 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.