Thảo luận:Đường hoa Nguyễn Huệ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đường hoa hay Chợ hoa[sửa mã nguồn]

Bài này nên được đổi tên là "Chợ hoa Nguyễn Huệ" không? Và có phải đường Nguyễn Huệ đã được gọi là đường Catinat? Mekong Bluesman 15:04, ngày 29 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bây giờ không còn là chợ Hoa nữa bạn Mekong Bluesman ạ, vì người ta ko bán hoa ở đấy nữa. Bây giờ mỗi dịp tết, con đường này được trang trí nhiều hoa, và chỉ để mọi người ngắm, chiêm ngưỡng thôi.

Ở đây, lúc này, mọi người gọi nó là đường hoa Nguyễn Huệ chứ ko còn gọi là chợ hoa, theo đúng ý nghĩa của nó.

Theo mình biết thì đường Cantinat xưa, nay là đường Đồng Khởi. Còn đường Nguyễn Huệ thì xưa là đường Charner. Thỏ nâu 15:13, ngày 29 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

từ trước 1975 đến 1992 tôi vẩn biết rõ ở đó và thường gọi là "chợ hoa Nguyễn Huệ" và chợ này chỉ có trong những ngày tết. Nếu nó đổi tên thì cũng tùy! LĐ
Nó ko đổi tên, vì chợ hoa ko còn nữa, nó đã được đưa đi nơi khác, đó là công viên 23 tháng 9. Ba năm gần đây, vào những ngày tết, người ta bày biện hoa ở đường Nguyễn Huệ, trang trí cho con đường thành một nơi để mọi người đi bộ, ngắm cảnh, xem hoa và chụp hình. Nên mỗi dịp tết thì nó được gọi là đường Hoa Nguyễn Huệ. Thỏ nâu 14:51, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Thỏ nâu và Làng Đậu đã trả lời. Có ai biết Khách sạn Caravelle nằm tại góc đường nào không? (Tôi nhớ là Catinat và...). Mekong Bluesman 17:53, ngày 29 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Khách sạn Caravelle nằm ở góc đường Đồng Khởi (Catinat ngày xưa) và Lê Lợi (hình như ngày xưa là Đại Lộ Bonard, ko chắc lắm ;-/). Đường Đồng Khởi là đường chạy ngang phía trước Nhà hát lớn Thành Phố. Khách sạn Caravelle thì nằm bên hông nhà hát. Bạn có thể xem bản đồ quận 1 tại đây. Thỏ nâu 14:51, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nó nằm ở chỗ này Mekong Bluesman có thể thấy ngôi sao màu đỏ. Đây cũng là trang để mọi người tham khảo địa điểm tp HCM và Hà Nội. 陳庭協 15:06, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thế giai đoạn Catinat gọi là Tự Do thì chắc là bác Mekong Bluesman không còn ở Sài Gòn nữa? Avia (thảo luận) 09:26, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không biết nó đổi lúc nào. Và có thể nó được đổi chính thức nhưng tôi và mọi người tôi biết vẫn gọi nó là Catinat. Mekong Bluesman 10:36, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng không biết đổi lúc nào, nhưng chắc chắn là chính thức, đến 1975 thì Tự Do đổi thành Đồng Khởi. Avia (thảo luận) 15:07, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thêm hình để minh họa[sửa mã nguồn]

Thỏ Nâu đã truyền lên thêm hình ảnh có thể nhúng vào bài tương lai, khi bài này được dài hơn:

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:47, ngày 30 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trang chuyển hướng[sửa mã nguồn]

Bài này nói về đường hoa Nguyễn Huệ như là một địa điểm vui chơi và chỉ có trong dịp tết Nguyên Đán thôi, ko phải viết về đường Nguyễn Huệ như là một con đường, nên mình nghĩ Nguyễn Xuân Minh tạo trang đổi hướng từ đường Nguyễn Huệ đến đây là không đúng.Thỏ nâu 17:01, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin hỏi thỏ nâu cái đồng hồ hình lập phưong ở khoảng giữa đường Nguyễn Huệ giờ còn đó không ? Đồng hồ này có lúc người ta thay 1 con chip bằng cả 1 bo vi mạch bự tổ để "bắt nó chạy tiếp". LĐ

Có, và nó vẫn chạy tốt. Cả bốn mặt đồng hồ. Thỏ nâu ko thấy có cái bo mạch nào cả. ;-/. Thỏ nâu.
Thỏ nâu ơi, phải đọc báo Sài Gòn Giải Phóng vào những năm 1976-1979 mới biết vì lúc đó VN chưa có quan hệ ngoại giao tốt với Nhật nên có một kĩ sư tên gì đó quên mất rồi ... đề ra kiến nghị nhằm giữ cho cái mặt tp được sống ông ta đã thiết kế nguyên 1 bo bự các con transistor sẵn có trong nước để thay cho con chip của đồng hồ bị hư sau đó lắp vào bên trong khối vuông thành công... Thỏ nâu không phải là "dế con" nên không thể chui vào trong cái hộp vuông được. Nếu như nó còn chạy ngon lành thì LĐ tin chắc là họ đã tìm mua được con chip khác thay vào chứ để cái "mâm transistor" đó thì sớm muộn nó cũng bị- chết trỏ lại
Cảm ơn thỏ nâu nhe mai mốt kiếm có cà rốt loại miniature sẽ xin tặng thỏ nâu vài củ! LĐ
Cảm ơn "hảo ý" của bạn Làng Đậu. Tiếc là thỏ mình lại không thích ăn cà rốt cho lắm. :-(. Thỏ nâu 18:44, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ông Làng Đậu của tôi ơi, cái hay của loại transitor là người nào cũng có thể debug bằng cách nhìn xem cái nào đã cháy đen và mang nó ra tiệm để mua cái mới. Trong thập niên 1960 tôi là "thần thánh" của nhiều cô bạn trong cùng cours vì đã sửa các radio và LP player cho họ. Mekong Bluesman 19:30, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ha ha ha còn tui trong thập niên 80 thì có tài ... ngửi mùi của các tụ điện bị đánh thủng ! So ra ngửi thì "tài nghệ" hơn vì ... chỉ cần bật máy lên là bắt đầu rờ mó chổ nào nóng thì ngửi nếu có mùi khét hay mùi hóa chất thì cứ việc thay nó. Ông có biết rằng hơn 80% bệnh hư của radio TV transitor là do ... nguyên nhân cơ khí và nguồn cấp không ?(tại vì rờ nhiều quá nên nó .. mòn ) LĐ
Có điện mà ông còn rờ sao? Tôi, khi biết là có điện, chỉ dùng mắt để debug. Mekong Bluesman 22:45, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ui chời điện mấy cái radio/amplifier ăn nhằm gì (còn TV thì tui có cái tụt vít dài thòng ông ơi; ai dám thọt vào bộ cao thế TV là muốn chết sớm!), chưa kể phải mang dép cao su và khi rờ chỉ dùng 1 ngón tay thôi ... không sao đâu anh thử 1 lần đi nhớ mang dép cách điện dùng 1 ngón tay rờ lên các linh kiện (đừng có rờ con transitor công suất âm tần nhé không bị giật mà bị bỏng rồi đổ thừa tui xui bậy)
Dường như chưa ai chết vì Tivi giật cả, kể cả giật do cuộn cao áp (cuộn fly back) vì dòng của nó không cao, đi học nghề thầy vẫn dạy thế mà, chỉ cẩn thận kẻo bị giật mình thôi.陳庭協 00:59, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
ha cái này phải coi lại à nhe! Nếu nhà ngươi không mang dép đụng nhẹ vào đầu dây đồng của cuộn cao thế 16K volt của 1 TV đèn hình thử xem có chết không ?
Nhớ xưa tui sửa bóng đèn bị điện 110V (ở người "cô ta") giật hai ba lần mà không dám kêu! Ở nhà thì có lần phá cái biến thế của Nhật đầu ra 160V nó là cái đầu ngón tay tui cháy hết 1 miếng may mà phản xạ tự nhiên nó giật tui té văng ra-- 6 tháng còn chưa lành. Tới già chắc tui hông quên nổi chuyện này .
Giả đò điện giật để...lại còn la làng. 陳庭協 00:59, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
La làng là chuyện nhỏ ngậm miệng không la mới hay chứ ! Thế nhà ngươi có vì D mà bị điện giật chưa ?

Hehe, hoan hô LĐ bị điện giật mà có 5 ngón tay trên má...陳庭協 03:47, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Ai đó đưa lên hình chụp toàn cảnh đường hoa Nguyễn Huệ đi. Mấy ảnh trong bài toàn là chụp cận cảnh không.

Với lại đưa thêm hình chụp đường hoa buổi tối luôn.203.222.157.50 06:25, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Để trộn từ bài sắp xóa[sửa mã nguồn]

Đường Nguyễn Huệ là một trong những con đường chính tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Khi nói: "Đi Sài Gòn chơi", người dân Sài Gòn có thể hiểu là đến khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Chợ Bến Thành. Đường Nguyễn Huệ bắt đầu từ Toà nhà Uỷ Ban Nhân Dân TP đến bờ sông Sài Gòn. Đường rất rộng, có đến 6 làn xe, 4 làn xe hơi ở giữa và hai làn ngược chiều nhau dành cho xe gắn máy. Do tính chất trung tâm của con đường này, các dịp Lễ Tết, đường được trang trí và trở thành tâm điểm vui chơi của người dân thành phố. Dân ngoại thành, Chợ Lớn, Thủ Đức cũng lũ lượt kéo về chạy lòng vòng đường Nguyuễn Huệ để ngắm chợ Hoa hay gần đây là Đường Hoa. Dân các tỉnh lên thăm Sài gòn cũng không bỏ qua một vòng Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi, Chợ Bến Thành...Trên con đường này có các Khách sạn lâu năm và rất nổi tiếng như Rex, Kim Đô, Duxton (Saigon Prince trước đây), Palace Saigon, Oscar... Toà nhà số 8 Nguyễn Huệ nổi tiếng với vụ cháy khi còn là trụ sở của Imexco vào thập niên 80. Các điểm vui chơi khác có Vũ trường Queen Bee (giờ là Phòng Trà Tiếng Tơ Đồng), Passage Eden, Ciao Cafe, Nhà Hàng Central dưới chân Sun Wah. Mua sắm có Saigon Tourist Duty Free Shop và nổi tiếng nhất là thương Xá Tax. Văn phòng thì có trụ sở của Việt nam Airline, Toà nhà Sun Wah Tower, Harbour View Tower: Lãnh sự Quán Nhật, Bangkok Bank, Toà Án TP. Đường Nguyễn Huệ nổi tiếng với dãy shop chuyên về máy ảnh và camera. Nhà sách FAHASA, Đồng hồ bốn mặt (năm 2009, đồng hồ vừa mới được thay bằng đồng hồ khác quảng cáo cho ANZ bank).

Gộp vào bài chính?[sửa mã nguồn]

Nhờ các bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cho ý kiến: Liệu Đường Nguyễn Huệ (Thành phố Hồ Chí Minh)Đường hoa Nguyễn Huệ có phải là hai chủ thể có thể đứng độc lập? Xin tag đại diện: @Pk.over @P.T.Đ @Akira2112 @Baoothersks @Biheo2812 @ThiênĐế98 @NhacNy2412 @Nguyenhai314... – NXL (thảo luận) 17:12, ngày 16 tháng 2 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Nội dung 2 bài đã nói rõ rồi nên tôi thấy cứ để nguyên. P.T.Đ (thảo luận) 09:13, ngày 17 tháng 2 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đường hoa Nguyễn Huệ không phải là tên một con đường, nó giống một kiểu lễ hội văn hóa tổ chức thường kỳ theo thời gian cố định, như chợ hoa Đà Lạt. Tôi nghĩ mức độ phổ biến của nó khá lớn. Bài này nhận được nhiều sự quan tâm của các thành viên đóng góp khác nhau, nên theo tôi nếu cần hợp nhất thì cứ đưa ra BQXB cho mọi người có chuyên môn nêu ý kiến. – Nguyenhai314 (thảo luận) 09:46, ngày 17 tháng 2 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Là một thành viên sinh sống ở khu vực phía Nam, tôi thấy bản thân 2 chủ thể có sự độc lập nhất định. Đường Nguyễn Huệ là một con đường giao thông có vị trí đắc địa (bắt đầu từ UBND thành phố và kết thúc ở đường Tôn Đức Thắng) và có lịch sử lâu đời, có nhiều tên gọi trong nhiều thời điểm lịch sử. Còn đường hoa Nguyễn Huệ là một con đường trưng bày hoa mỗi dịp Tết Nguyên Đán, và theo nhiều bình luận trước đây thì có vẻ trong lịch sử nó còn là một chợ phiên dịp Tết chuyên bán các loại hoa. Một con đường lịch sử và một con phố chuyên về hoa thường niên thì có thể đứng độc lập với nhau như một sự kiện.--Pk.over (thảo luận) 04:53, ngày 19 tháng 2 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tạo trang mới[sửa mã nguồn]

Đường hoa đã tồn tại 20 năm rồi, có nên tạo 1 trang mới gọi là Danh sách chủ đề Đường hoa Nguyễn Huệ theo từng năm hoặc là Danh sách chủ đề Đường hoa Nguyễn Huệ theo từng thập niên không ạ? Vì tương lai bài sẽ ngày càng dài Lengkeng91 (thảo luận) 09:41, ngày 23 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]