Thảo luận:Đồng (đơn vị tiền tệ)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ba lần đổi tiền[sửa mã nguồn]

Nội dung từ báo Quê Hương, có thể không còn nữa trong tương lai:

Hỏi: Tôi rời Việt Nam lúc 10 tuổi, sau năm 1975, xin Quê Hương cho biết là đã có hai hay ba lần đổi tiền từ sau 1975, ngày nào, tháng nào, loại tiền nào?

Đáp:

Về những vấn đề bạn hỏi, Quê Hương đã tìm hiểu, được biết:

Kể từ sau 1975 đã có 3 lần đổi tiền:

- Lần thứ nhất vào ngày 2/9/1975: Ở Miền Nam, đổi tiền của chính quyền Sài gòn cũ bằng tiền Giải phóng theo tỷ giá 500 đồng tiền cũ = 1 đồng tiền mới giải phóng. Có phát hành thêm các loại tiền: 10 xu, 20 xu, 50 xu và 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 50 đồng.

- Lần thứ hai ngày 3/5/1978: Thống nhất tiền tệ trong cả nước. Ở miền Bắc đổi từ tiền cũ sang tiền thống nhất theo tỷ giá 1 đồng cũ = 1 đồng tiền mới thống nhất. Ở miền Nam đổi tiền giải phóng sang tiền thống nhất theo tỷ giá 1 đồng giải phóng = 8 hào tiền thống nhất. Có phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

- Lần thứ ba ngày 4/9/1985: Đổi tiền cũ sang tiền mới (tiền hiện đang dùng) theo tỷ giá 10 đồng tiền cũ = 1 đồng tiền mới. Có phát hành theo tiền loại 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng.

DHN 09:12, 3 tháng 4 2005 (UTC)

Luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam[sửa mã nguồn]

Có ai biết rõ về luật về quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước Việt Nam không? Tôi muốn dùng những hình tại trang này của nhà nước nhưng phía dưới trang lại có copyright? DHN 04:17, 8 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi nghĩ hoàn toàn không có vấn đề gì nếu bạn chỉ rõ nguồn trích xuất hình ảnh. Ví dụ: Nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. User:Vương Ngân Hà


 Lần thứ 3 đổi tiền vào ngày 14/9/1995

Phát minh ra tiền giấy ?[sửa mã nguồn]

có người cho rằng Việt Nam là nơi phát minh ra tiền giấy đời nhà HỒ. Như vậy có dúng không ?

Xin đọc bài về Giấy, mục nói về Tiền giấy. Phan Ba 06:19, 21 tháng 7 2005 (UTC)
Xem luôn bài Lịch sử ra đời tiền giấy Newone 02:05, ngày 24 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thu hồi tiền xu để đúc súng[sửa mã nguồn]

Theo mình biết thì đúng như vậy, tới thời nhà Hồ, Hồ Quí Ly cho thu hồi tiền xu phát hành tiền giấy, 1trong những nguyên nhân thu hồi là để gom kim loại đúc súng thần công.

Cái link từ web Quê hương gì ấy hình như đã chết. mình nghĩ có lẽ nên bỏ đi. Một điều nữa nên lưu ý là nếu có các bài viết liên quan từ nguoiviet.net, hay congly.com..vv.. thì cũng nên cân nhắc trước khi đưa vào. Nếu có nhiều bài trích dẫn từ đó, rất có thể chính wi.wikipedia sẽ được đưa vào danh sách cấm từ các ip trong nước. Khi ấy những ai sống ở vn sẽ phải dùng proxy. Điều này tuy vô lý nhưng có thể xảy ra.

ThienHuong 00:29, tháng 7 21, 2005 (UTC)

vừa rồi mình type sai, đúng ra là "...vi.wikipedia.org..."

Bây giờ mình lại ko thể tạo mục từ mới, không thể edit. May mà chưa bị đá ra ngoài liên tục như hôm trước(luôn check remember me)..chẳng thể hiểu!

ThienHuong 00:32, ngày 21 tháng 7 năm 2005

Coi chừng bị spyware rồi! Hãy dùng Lavasoft Adware SE Personal (lên google gõ sẽ link download va update cái data mới nhất sử thử xem LĐ.

Độ chính xác[sửa mã nguồn]

Xin bạn cho biết bạn đã lây thông tin "Một thời gian có tờ giấy bạc 30000₫, nhưng đã tự biến mất mà không có tin chính thức từ chính phủ." ở đâu?,tôi đưa điều này hỏi nhiều người nhưng họ không đồng ý?!203.160.1.47 11:58, ngày 25 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tờ tiền giấy 30₫ đã được đưa vào sử dụng trước năm 1985. Và sau lần đổi tiền trong năm 1985 thì không còn nữa. Không có tờ 30.000₫. Tôi biết chắc chắn điều này vì tôi sống ở Việt Nam đã hơn bốn chục năm nay. Lhboi 13:26, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

====> Vụ này hay nghe..., bay giờ mình mới biết Viẹt nam có tờ 30đ đó?????thảo luận quên ký tên này là của Davidjinnola (thảo luận • đóng góp).

Chính xác năm 1985 có phát hành tờ tiền này. Đặc điểm toàn thể: Hoa văn mầu xanh nhạt: Mặt trước in hình Quốc huy và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt sau in cảnh Chợ Bến Thành. Cần hình ảnh, bạn vào trang sẽ thấy: art-hanoi.com/collection/vnpaper/p95.html#p95. --123.17.200.215 (thảo luận) 14:27, ngày 1 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Gọi là "Nhà sàn Bác Hồ" chứ không gọi là "Nhà sàn Hồ Chí Minh". An Apple of Newton thảo luận 14:34, ngày 30 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cho em hỏi " hiện nay" có phát hành tiền 100 đ ko? Sao em chưa thấy!? thảo luận quên ký tên này là của 222.254.254.188 (thảo luận • đóng góp).

Ông Thống đốc Lê Đức Thúy có nói rằng đã có kế hoạch phát hành tiền kim loại 100₫ (nhưng chưa phát hành). Lhboi 13:28, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiền Việt Nam Cộng hòa[sửa mã nguồn]

Bài này không nói gì đến tiền "đồng" của VNCH nhỉ? Nhờ ai biết thông tin thì bổ sung. Tmct 11:24, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC.

Mình cũng đang cần tìm tài liệu về tiền giấy Viẹt Nam qua các thời kỳ, ai có cho mình xin với nhé LH: davidjinnola@yahoo.com

Đổi tiền[sửa mã nguồn]

Sau lần đổi tiền lần thứ 3 năm 1985 có phát hành theo loại tiền 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng. Nhưng chấm dứt việc sử dụng loại tiền 10-20-50 đồng là vào năm nào. Bạn nào biết hãy giải đáp giùm mình thank. Langtuthusinh 02:31, ngày 18 tháng 7 năm 2007

Tiền tệ Việt nam sau 1945[sửa mã nguồn]

Sau 1945 là giai đoạn tiền tệ Việt nam tương đối phức tạp: từ 1945-1954 vừa có tiền Cụ Hồ vừa có tiền do Pháp phát hành, tiền Cụ Hồ không vào được đến Nam Bộ, thậm chí các Ủy ban hành chính kháng chiến cũng phát hành tiền ở Trung bộ, Nam bộ.... Từ 1954-1975 tiền của hai miền, hai chế độ riêng... Ai có tư liệu về vấn đề này đề nghị phát triển tiếp thì rất tốt.tieu_ngao_giang_ho1970 03:10, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

tiền VND có được bảo chứng hay không ???[sửa mã nguồn]

Có thể giải thích "vì sao trên thế giới không sử dụng tiền Việt Nam dồng" không?? Tiền Việt Nam khi được in ra có được bảo chứng hay không??? Hay thích in ra bao nhiêu thì in...??? (ai giúp tôi với...please...) thảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.167 (thảo luận • đóng góp).

Xin hỏi lại, bạn nói "bảo chứng" nghĩa là gì, có phải là "được bảo đảm bằng vàng" không? Nếu theo nghĩa đó thì hiện nay thế giới không có đồng tiền nào được bảo đảm, kể cả đồng đô-la Mỹ. Chế độ kim bản vị (bảo đảm bằng vàng) đối với USD đã bị (hay được) Mỹ hủy bỏ từ năm 1972.
Đồng tiền đem ra thế giới dùng được gọi là "chuyển đổi được", phụ thuộc vào sức mạnh và sự ổn định kinh tế tài chính của mỗi nước, nhưng có lẽ yếu tố then chốt là mức độ tự do của thị trường. Thị trường VN còn được nhà nước bảo bọc và kiểm soát qu--Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 12:31, ngày 6 tháng 8 năm 2010 (UTC)á nhiều nên đồng tiền chưa được các nước khác chấp thuận.[trả lời]
Avia (thảo luận) 07:15, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi mạn phép "dịch" ý câu hỏi của thảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.167 (thảo luận • đóng góp). như thế này: Tiền giấy Việt Nam Đồng (VND) có được bảo đảm bằng vàng hay không? Khi có khủng hoảng về tiền tệ xảy ra, người dân có được Ngân hàng nhà nước Việt Nam đảm bảo khả năng quy đổi ra tiền vàng tương ứng hay không? Xin trả lời rằng hiện nay KHÔNG có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có (duy trì, theo đuổi) chế độ BẢN VỊ VÀNG ĐẦY ĐỦ. Nghĩa là VND cũng như mọi loại tiền giấy của các quốc gia trên thế giới có khả năng KHÔNG QUY ĐỔI ra thành tiền vàng tương ứng với giá trị ghi trên mệnh giá khi có khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Nói như thành viên Avia dễ gây hiểu nhầm đối với nhiều người ("hiện nay thế giới không có đồng tiền nào được bảo đảm"). Tiền giấy nào cũng được BẢO ĐẢM KHÔNG ĐẦY ĐỦ bằng vàng (không tương ứng với mệnh giá). Nam Hy Hoàng Phong (thảo luận) 07:34, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đổi hướng[sửa mã nguồn]

Theo tôi, nên đổi hướng đến "Việt Nam đồng" (VND hoặc Đồng Việt Nam). --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 12:31, ngày 6 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đồng Việt Nam đi, "Việt Nam Đồng" là Vietnamese Dong tôi thấy ko ổn!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:36, ngày 6 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Lạm phát[sửa mã nguồn]

Mong (các) tác giả bài viết cung cấp thông tin về lạm phát của "đồng" Việt Nam. Ví dụ như tôi đọc trong phần nói về Đài tệ (tiền Đài Loan):

  • Trong lịch sử của đồng tiền này, tỷ giá hối đoái so với dollar Mỹ (USD) đã biến thiên từ hơn 40 TWD/1 USD thập niên 1960 đến mức 25 TWD/1USD khoảng năm 1992. Trong những năm gần đây, tỷ giá này đã là 33 TWD/1USD.

Nếu có được thông tin tương tự như vậy cho đồng tiền Việt thì tốt quá. (Như trí nhớ của tôi, thời 30 năm trước còn bé thì 1 que kem Tràng tiền là 2 hào. Cách đây quãng 2, 3 năm thì là 5'000 đồng, (tức là 50'000 đồng vì năm 1985 đổi tiền giảm 10 lần). Lâu quá không ăn kem nữa nên không biết giá hôm nay). Tạm nói vui thế này Vậy là nếu lấy kem Tràng Tiền làm mốc, thì là lạm phát 250'000 lần trong 30 năm qua) 101.99.1.98 (thảo luận) 15:40, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Việt Nam Đồng hiện tại được bảo chứng bằng gì ?[sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi tiền Việt Nam hiện tại được bảo chứng bằng gì?

Nguồn gốc ký hiệu "₫"[sửa mã nguồn]

Mình thấy Unicode có dành hẳn một ký tự để biểu thị đồng Việt Nam là "₫", tuy nhiên các văn bản hành chính trong nước từ trước tới giờ chưa từng sử dụng ký hiệu này mà chỉ dùng "đ", cũng như không xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng khác (có lẽ vì bàn phím không gõ được cái đ gạch dưới kia?). Bác nào có hiểu biết về vấn đề này có thể đóng góp thêm cho mọi người tỏ. – Hieutvan (thảo luận) 04:55, ngày 19 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vấn đề sao, chụp hình ảnh thành bản điện tử của tờ tiền để đưa lên không gian mạng theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP[sửa mã nguồn]

Chính phủ ban hành Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, trong đó quy định điều kiện, tiêu chuẩn sao, chụp tiền Việt Nam.

Theo quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

Sao, chụp một phần hình ảnh, hoa văn của tiền Việt Nam không vượt quá 1/3 mặt trước hoặc mặt sau tờ tiền;

Sao, chụp hình ảnh một mặt đồng tiền Việt Nam với kích thước chiều dài và chiều rộng đối với tiền giấy, đường kính đối với tiền kim loại < 75% hoặc > 150% kích thước của tiền thật cùng mệnh giá;

Sao, chụp hình ảnh hai mặt đồng tiền Việt Nam với kích thước chiều dài và chiều rộng đối với tiền giấy, đường kính đối với tiền kim loại < 50% hoặc > 200% kích thước của tiền thật cùng mệnh giá;

Sao, chụp hình ảnh thành bản điện tử để đưa lên không gian mạng có độ phân giải tối đa không vượt quá 72dpi với kích thước tương đương tiền thật cùng mệnh giá.

Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 2/2/2024.

Các thành viên chú ý về vấn đề độ phân giải của hình tờ tiền Việt Nam để tránh vấn đề pháp lý. – — Dr. Voirloup💬 19:55, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]