Thảo luận:Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Xin ghi lầm, đợt 5 đến 1956, không phải 1955 --- Huỳnh Tường Minh 15:15, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Còn thiếu[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ bài này cũng nên nhắc đến:

  • Cải cách ruộng đất tại miền nam trước 1975 (nếu có)
  • Cải cách ruộng đất tại miền nam sau 1975.

Nguyễn Hữu Dng 22:35, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn anh, đây là nhắc nhở rất đúng, tôi sẽ cố gắng tìm tài liêu. Tại miền Nam trước 1975 VNCH có chương trình Người Cày Có Ruộng, hình như khởi động năm 1973. Sau 1975 CHXHCNVN có chương trình Kinh Tế Mới cho dân thành thị đất hoang để khẩn, nhưng hình như theo dạng ép buộc --Huỳnh Tường Minh 23:44, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Ông ngoại tôi bị tịch thu một số đất đai sau 1975, tôi không biết vì lý do gì. Nguyễn Hữu Dng 05:46, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Gia đình tôi, gia đình hai bên nội ngoại tôi, và nhiều gia đình bạn bè tôi cũng bị tương tự như gia đình anh. Thông thường là thuộc diện "có vấn đề," như điền chủ, cự phú, ngụy quân, ngụy quyền. Haha, của Caesar thì hoàn lại cho Caesar. Tôi đã tìm được một ít tài liệu, và sẽ bổ sung thêm vào bài nầy phần cải cách ruộng đất tại miền Nam trước 1975, và cải cách ruộng đất toàn quốc sau 1975. --Huỳnh Tường Minh 19:12, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi cho rằng sai lầm của CCRĐ trong những năm 50 của TK trước là chương tối trong lịch sử hơn nửa thế kỷ "lãnh đạo cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo" của ĐCSVN, như người CSVN thường tự hào nhận định như vậy về chính đảng của mình. Người công sản không phải không mắc sai lầm, thậm chí là sai lầm nghiêm trọng. Tôi đã được xem một film tư liệu nào đó, có chiếu cảnh Bác Hồ đã rơi nước mắt nhận khuyết điểm về các hậu quả của CCRĐ. Tuy những người CSVN đã chính thức thừa nhận và sửa sai, song đúng là đề tài này vẫn được xem là nhạy cảm, chưa được dũng cảm mổ xẻ, để các thế hệ sau biết rõ. Tôi tin rằng với xu thế cởi mở, dân chủ và cầu thị, trong tương lai CCRĐ sẽ được đánh giá, nhận định một cách toàn diện, khoa học qua lăng kính hội thảo khoa học của các nhà sử học. Mong rằng việc này sẽ được thực hiện sớm để tranh thủ những nhân chứng, những người trong cuộc nay đã là những ông cụ, bà cụ sắp chia tay với chúng ta để về phía bên kia. Một lễ tưởng niệm các nạn nhân oan sai, một lời chính thức xin lỗi trước nhân dân, nhận trách nhiệm của những người CSVN; các bài học xương máu rút ra từ bi kịch này, thiết tưởng không phải là muộn màng. For future, never again...! thảo luận quên ký tên này là của 125.212.187.162 (thảo luận • đóng góp).

Cải cách ruộng đất ở VN bắt đầu từ năm 1949?[sửa mã nguồn]

Trong bài trả lời phỏng vấn của nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng thì cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1949:. Thứ nhất là từ năm 1949, năm này để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa thì nhà cầm quyền Việt Minh ra sắc lệnh để thành lập hội đồng giảm tô. Họ ấn định rằng các chủ đất phải giảm tối thiểu và đồng bộ tiền thuê đất (tô tức là tiền thuê đất) cho tá điền (tức là nông dân cày ruộng). Có nơi giảm đến 35% tiền thuê đất.

Sau đó, thông tư liên bộ của năm 1949 đưa ra nguyên tắc chủ yếu về phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này họ tịch thu được từ điền chủ của người Pháp, từ điền chủ là những người mà Việt Minh gọi là Việt gian, tức là những người mà Việt Minh kết tội thông Pháp hoặc là những người không cộng tác với Việt Minh. https://tong.ziyoulonglive.com/dmirror/http/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/05/16/LandReform50YearsAgoP2_NAn/

Tôi nghĩ rằng loạt bài về Cải cách ruộng đất trên RFA đáng tham khảo để chỉnh sửa lại bài này. linhbach 01:31, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thắc mắc[sửa mã nguồn]

Tình cờ đọc bài này tôi nảy ra thắc mắc mhữmg người thực hiện Cải cách ruộng đất họ nghĩ gì khi thực hiện. Bây giờ ai cũng nói là sai lầm, ai cũng có thể phê phán họ, nhưng chúng ta thử hình dung lại lúc đó nếu chúng ta được giao nhiệm vụ thì chúng ta làm sao?

Tôi nghĩ lúc đó người ta tin rằng họ đang làm điều đúng và làm cách mạng, nhưng họ làm điều gì?

Chắc không phải là phân chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân một cách đơn thuần, vì điều này quá dễ khi có bộ máy chính quyền hỗ trợ, họ không cần đấu tố vẫn có thể tước đọat và phân chia được ruộng đất cho tá điền.

Trong một bài viết gần đây in trong quyển "Beyond Hanoi: Local Government in Vietnam" (nhiều tác giả, NIAS Press, 2004), tiến sĩ Phạm Quang Minh cho biết kể từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nỗ lực thiết lập một hệ thống hành chính từ trung ương đến tỉnh, huyện và xã để duy trì sự quản lý trên toàn quốc.

Một kết cấu đa tầng như thế đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố sự ủng hộ của dân số nông thôn trong hai cuộc chiến tranh sau đó..

Giai đoạn này xem nặng vấn đề giai cấp. Việc xếp loại thành phần không dựa chủ yếu vào yếu tố kinh tế, mà dựa vào yếu tố chính trị. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/03/interviewphamquangminh.shtml

Nếu tin vào quan điểm trên thì các Đội Cải cách ruộng đất đã đấu tố quyết liệt và không khoan nhượng đến đổ máu là có cơ sở. Vì sư phát triển lên chủ nghĩa xã hội, vì sự vững mạnh của chế độ họ chẳng ngại ngần đấu tố tuốt, kể cả các người có thân nhân là cán bộ kháng chiến hoặc họ hàng thân quen (đây gọi là quan điểm ấu trĩ tả khuynh). Tất nhiên tôi không có khen chê ai đúng, ai sai nhưng tôi rất băn khoăn vì sao từ một chính sách kinh tế nhằm mục tiêu tốt đẹp lại hóa ra có máu đổ? Trong việc này có vẻ người ta muốn đổ lỗi do ảnh hưởng từ cách làm cực đoan của Trung quốc mà các cán bộ chỉnh huấn học từ năm 1952?

Các bạn hãy thử hình dung nông thôn Việt Nam cách đây 50 năm, điêu tàn vì chiến tranh, con người chất phác ít khi rời khỏi làng quê, cuộc sống cực kỳ đạm bạc nhưng thấm đẫm tình làng, nghĩa xóm. Giàu có thì cũng chỉ hơn hàng xóm một chút là có con bò, con heo thế thì mâu thuẫn gì mà nặng nề đến mức quyết liệt khó tin như thế? Có ai có tư liệu gì giải thích được nguyên nhân vì sao lại có cách làm nặng nề như thế hay không?

Xuxi 08:32, 21 tháng 9 2006 (UTC)

Tư liệu thì hơi bị hiếm và độ chính xác cũng khó kiểm chứng. Tôi chỉ thử nghĩ đến một lý do: Người dân 50 năm về trước đói khổ đã nhiều rồi, nhất là dân miền Bắc phải chịu nạn đói năm 45 nên trong lòng họ rất căm thù chủ nghĩa thực dân đã đẩy họ đến thảm cảnh đó. Nay chương trình cải cách ruộng đất lại vô hình chung đánh đồng địa chủ với tay sai thực dân, nên vốn sẵn lòng căm thù đã dẫn đến những hành động cực đoan nói trênPhạm Nguyễn Trường An 15:11, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn Phạm Nguyễn Trường An nói đúng! Những khao khát, những ước vọng của người dân thời bấy giờ đã bị lợi dụng tối-đa để xây dựng quyền-lực của những người Cộng-Sản.Tudiendongphuong 14:16, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sholokhov Tôi không đồng tình với câu nói cuối cùng của Anh Tudiendongphuong. Những kẻ lợi dụng cải cách ruộng đất như Anh nói quả là nhiều thật, nhưng không phải là tất cả những người Cộng sản. Tôi trộm nghĩ nên ghi nhận những cố gắng của họ trong việc sửa sai, nhìn nhận sai lầm, không nên vơ đũa cả nắm. Nhưng tôi cũng đồng ý với Anh Tudiendongphuong và các Anh Chị khác rằng cải cách ruộng đất là một vết đen tệ hại trong lịch sử ĐCSVN, và nó cần được mổ xẻ sâu sắc hơn, không chỉ là chúng ta, mà là ngay trong nội bộ Đảng.

Fa2f (thảo luận) 09:21, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC): Tôi nghĩ cải cách ruộng đất diễn ra nặng nề như vậy là vì sức ép từ phía cố vấn Trung Quốc theo chủ nghĩa phân biệt giai cấp Mao Trạch Đông [1]. Còn việc đấu tố đến hơn 70% là tố bừa là do các cán bộ xúi người dân vì áp lực "thành tích"? Như tôi đọc ở đây [2][trả lời]

Còn việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào v.v... thì chủ yếu dựa vào lời tố của bần cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là người ta đánh vào lòng tham lam, vào lòng hận thù. Có khi bà con lúc đầu họ không muốn tố, nhưng nếu mà không tố thì tức là dường như mình có liên quan đến địa chủ, mình chưa có thái độ dứt khoát.
Và người ta nói rằng ai tố nhiều thì sau này bả thực, tức là chia tiền, chia ruộng đất, chia tài sản v.v... thì sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng tham, đánh vào lòng hận thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông thôn lúc bấy giờ gọi là "tố điêu" hoặc "tố đại hội", "tố bừa".
Nhưng khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như những bằng chứng để kết tội người địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình coi là phản động hay đảng phái v.v... Cho nên sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn duyệt xong và chuẩn bị cho việc đấy và xử án.

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Theo tôi nên đổi tên thành Cải cách ruộng đất, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lí do là tại VN còn có 2 cuộc khác do Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu thực hiện tại miền Nam, hai cuộc này phải được ở vị trí (bài hay mục) tương đương với cuộc ở miền Bắc. Tuy nhiên, trong bài này, 2 cuộc đó bị nhét chung vào 1 mục (lại chưa có nội dung gì), trong khi cuộc kia trải dài trên nhiều mục -> rất mất cân đối. Tmct 11:32, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên bổ sung với phần nói về miền Nam (bài Lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng hòa có viết đôi điều) rồi vẫn giữ tên này. Nguyễn Hữu Dng 02:22, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng tán thành với ý kiến trên! Tôi muốn chủ đề đổi thành Cải Cách ruộng đất (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa). Trong đó có ở miền Bắc và ở miền Nam. Nếu để cái tiêu đề cải cách ở miền Bắc không thì tôi không thể viết ở miền Nam bắt buộc phải lập cái topic khác. Vì thế cho nên thay đổi tiêu đề như yêu cầu trên Lê Dũng (thảo luận) 03:58, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa hiểu rõ ý của Lê Dũng. Phải chăng ý bạn là nên đổi tên bài để có thể bổ sung thêm phần về cải cách ở miền Nam sau 1975? Phần về cải cách ở miền Nam trước 1975 đã có bài Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa) mà bạn đã phát triển nó đáng kể. Những cải cách ở miền Nam sau 1975 nên cho vào bài Cải tạo xã hội chủ nghĩa (các tỉnh phía Nam Việt Nam) hoặc thích cái tên bài chi tiết hơn thì là Tập thể hóa (các tỉnh phía Nam Việt Nam) bởi vì cách thức tiến hành giữa hai đợt sau 1954 ngoài Bắc và sau 1975 trong Nam có khác nhau.--Bình Giang (thảo luận) 04:51, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của tôi là muốn đổi chủ đề thành Cải cách ruộng đất (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) chứ không phải là chỉ cải cách ruộng đất ở miền Bắc như hiện nay! Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có cuộc cải cách ruộng đất không chỉ ở miền Bắc mà còn ở miền Nam. Có nghĩa tôi muốn trình bày Cải cách ruộng đất (VNDCCH) trong đó có Miền Bắc thì là bài này và tôi sẽ đưa thêm thông tin cải cách ở miền Nam do chính quyền VNDCCH thực hiện. Bởi vì cải cách ruộng đất ở miền Nam trước 1975 không chỉ 1 mình VNCH mà còn có VNDCCH lúc này là do mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện. Còn nếu không đổi được tiêu đề trên thì tôi sẽ làm 1 bài khác với nội dụng "Cải cách ruộng đất ở miền Nam" (của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).Lê Dũng (thảo luận) 23:36, ngày 21 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cải cách ruộng đất còn là để tiêu diệt những thành phần được cho là Việt gian theo Pháp, đất đai ruộng vườn cho Pháp cung cấp v.v. Chứ ko phải chỉ là cường hào ác bá và cứ hễ là địa chủ là phải bị tiêu diệt, những người địa chủ yêu nước, ko gây tội ác với nông dân, hoặc có đóng góp cho cách mạng thì vẫn sống bình thường. Trong cuộc cảnh cách ruộng đất, yếu tố "có theo Pháp hay ko", hay đã từng có tội ác với người dân hay ko, có từng chỉ điểm cho Pháp lùng bắt những nhà kháng chiến hay ko, là 1 yếu tố quan trong trong việc nông dân phán xét địa chủ nào đáng xử, địa chủ nào ko đáng xử trong CCRĐ. Và yếu tố này ko có trong phần cũ. Vì còn thiếu nên tôi đã bổ sung cho đầy đủ. Sa Long Cương 19:29, ngày 20 tháng 9 năm 2007 (UTC) không phải, việt minh đã làm quá tàn tay và sai lầm. họ đã bức hại tất cả những người họ cho là ngứa mắt hoặc dao việc đấu tố cho những kẻ thất học. vốn đã ghen ghét sẵn kẻ hơn mình.cha ông là nhân chứng sống cho việc này. câu truyện đã qua hơn 50 năm nhưng điều mà cha ông tôi phải chịu nhưng sau đó sửu sai chưa hoàn toàn tôi vẫn còn đau sót. làm gì có truyện chả lại ruộng đất. việt minh chỉ hạ xuống là trung nôngTamgiacvang (thảo luận) 02:54, ngày 4 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cải cách ruộng đất là 1 cuộc cướp đất cướp tài sản của người dân 1 cách công khai và tàn nhẫn. Ngoài lý do trả thù, họ còn cướp hết tài sản tích lũy bao đời của những gia đình khá giả. Bản chất của những người này là tham lam, muốn được giàu có, nhìn những người giàu có thì thèm muốn nhưng lại công kích họ giàu như thế là có tội, là cướp của người khác và họ tự cho họ cái quyền cướp lại làm của riêng. Những người bị cướp hết tài sản kia có nhiều người đã từng giúp đỡ, ủng hộ cách mạng và giờ thì họ bị đấu tố, ném đá, treo cổ, xử bắn hay bất cứ hình thức man rợ nào mà chính những kẻ họ đã từng giúp đỡ, cưu mang kia có thể nghĩ ra. Đó là 1 cuộc tàn sát kinh hoàng và man rợ hơn cả cuộc diệt chủng của phát xít. Cả gia đình ông bà tôi lúc đó đã phải ngậm đắng nuốt cay bước ra khỏi căn nhà và mảnh đất tổ tiên bao đời với 2 bàn tay trắng để giữ mạng sống cho mình, mặc cho lũ ăn cướp máu lạnh kia xâu xé, chiếm đoạt tài sản của mình làm của riêng. Đến bây giờ gia đình tôi vẫn đang phải cố gắng mua lại từng phần mảnh đất hương hỏa khi xưa từ tay chính kẻ đã tố cáo và bức hại chính gia đình mình. Trong khi gia đình tôi làm ăn buôn bán ở chợ Vinh, cụ tôi từng giúp đỡ cách mạng không ít, ông tôi là sĩ quan phụ trách công tác chính trị của 1 sư đoàn giải phóng Điện Biên Phủ. Cả gia đình và ông tôi bị quy chụp cho đến khi được minh oan vài năm sau. Nhưng tài sản thì không bao giờ được trả lại. Kinnguyen1983 (thảo luận) 19:29, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trường Chinh[sửa mã nguồn]

Vuhoangsonhn đã xóa thảo luận này của 123.16.9.66 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:09, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Tôi nghe nói, Trường Chinh đã đấu-tố cha đẻ của ông trong vụ Cải Cách Ruộng Đất. Chuyện đó có hay không, xin quý vị cho biết.Tudiendongphuong 21:24, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo tôi được kể thì cha của Chủ tịch Trường Chinh cũng từng bị đấu tố, và may là Chủ tịch Trường Chinh cứu kịp thời. Hồi đó người quê địa phương này lại đến địa phương khác để "lãnh đạo CCRD" cho nên mới dẫn đến cường điệu hóa vấn đề giai cấp. Mặc khác ông Trường Chinh ở TW, thì sao mà đấu tố cha mình được. Tất nhiên phần này không liên quan gì đến bài cho nên kết thúc mọi nghi vấn ở đây.--Hoàng Sơn 06:12, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tại sao Cải cách ruộng đất lại liên quan đến cuộc di cư từ bắc vào nam năm 1954?[sửa mã nguồn]

Thật sự là tôi cũng không hiểu vấn đề này, tại sao lại có nhận định như vậy. Mong được chỉ giáo.Vo quoc tuan (thảo luận) 08:00, ngày 22 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nghĩ: Nhiều gia đình hữu sản từng tin tưởng vào Việt Minh, đã bị vỡ mộng khi Việt Minh tiến hành cải cách ruộng đất. Điều này thúc đẩy nhiều người di cư vào nam sau đó. Có cần dẫn chứng không (tôi thì không cần, vì tôi không có ý thêm điều này vào bài).118.68.34.167 (thảo luận) 16:56, ngày 11 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nhưng cuộc di cư năm 1954 không liên quan, huặc liên quan nhiều đến Cải cách ruộng đất. Rõ ràng Cải cách ruộng đất đến khoảng năm 1955 mới rầm rộ. Còn trước đó mới là một số thí điểm, chưa có khả năng làm nhiều ngwoif hoang mang đến vậy.Ngân (Sơn) 08:32, ngày 12 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Cuộc cải cách được xem như bắt đầu vào năm 1949, thật sự bắt đầu vào năm 1953, ngay cả bà Nguyễn Thị Năm (Cát Thanh Long) ở Thái Nguyên, người có công lớn với Việt Minh còn bị xử tử làm sao những người có đất đai, tiền của khỏi hoang mang, khỏi trốn chạy (di cư)? 123.22.53.236 (thảo luận) 10:46, ngày 12 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nhưng nó mới ở sự thí điểm nên khó có thể khiến hàng trăm nghìn người (trở lên) phải "di cư" được. Có 1 người bị bắn, nhưng 1 người khó có thể nói lên được diều gì vì tuy đây có là sai lầm nhưng chắc ĐCS có thể sửa sai đơn giản hơn so với sau này. Trừ khi có sự tuyên truyền từ phía Pháp-Mỹ-Quốc gia. Ngân Sơn 13:02, ngày 12 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Bà Nguyễn Thị Năm chỉ là người nổi tiếng nhất, chứ không phải là người duy nhất bị giết trong thời gian thí điểm Cải cách ruộng đất, một người có công lớn với Việt Minh như Cát Thanh Long còn bị xử tử huống chi những người khác, chỉ riêng thí điểm cũng đủ gây kinh hoàng rồi. 123.22.63.68 (thảo luận) 08:22, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nhưng rõ ràng đây là thí điểm, nó vẫn là vậy. Chỉ có vài xã mà đã xôn xao cả nước khiến hàng chục vạn người di cư ư? Khó có thể tin được. Điều này chỉ có thể tin được và trung lập được nếu như trong đoạn đó có phần nói tới phía Mỹ-Pháp-QGVN có biết được và tuyên truyền hay không. Ngân Sơn 08:32, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Ủa! Nếu bạn có nguồn là Mỹ-Pháp-QGVN lợi dụng Cải cách ruộng đất để tuyên truyền "dụ" người di cư thì cứ đưa vào và nhớ dẫn nguồn. 123.22.52.121 (thảo luận) 11:55, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi lại định hỏi ngược lại đấy! Nguồn đâu để CM điều đang ghi trong bài? Ngân Sơn 14:19, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nguồn ghi tại mục Tham khảo và mục ghi chú trong bài. Lê Thy (thảo luận) 03:26, ngày 14 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Trong bài Chiến tranh Việt Nam#Phong trào phản chiến lại viết: Trong suốt cuộc chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên trì tranh thủ phong trào hòa bình ở Mỹ. Theo đánh giá của William Colby thì họ được dư luận ủng hộ mạnh mẽ do việc giới thông tin đại chúng của Mỹ dễ dàng vào được miền Nam Việt Nam trong khi nếu muốn vào miền Bắc Việt Nam lại rất khó, và do đó, tin tức về những khiếm khuyết của chính phủ Việt Nam Cộng hoà thì công chúng Mỹ được biết trong khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì chẳng có gì hết vì họ không cho phép đưa tin. Tôi nghĩ câu này sẽ mâu thuẫn với trong bài. Vì tại sao nếu có người từ Bắc vào do Cải cách ruộng đất thì tại sao vấn đề này không loang ra mà để đến sau một thời gian rất dài như trên ghi.--Ngân Sơn 11:23, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Một điều khác là phần trong bài nói là Cải cách ruộng đất lại liên quan đến cuộc di cư từ bắc vào nam lại không hề thấy nguồn. Và tôi cũng không hiểu tên người đưa ra luận điểm đó trong bài là ai, ông ta viết trong văn bản nào?--Ngân Sơn 11:27, ngày 13 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

CCRD chỉ thực sự được tiến hành sau khi HD Geneve có hiệu lực, cuộc di cư 1954 ko có liên can với CCRD.

Chú thích nguồn[sửa mã nguồn]

Nhờ ai quan tâm và có thời gian đọc lại các tài liệu tham khảo đã được dẫn trong bài và xem có thể dùng làm nguồn cho các yêu cầu chú thích hiện có trong bài hay không. Tôi nghĩ là nhiều yêu cầu chú thích có thể được đáp ứng bằng các tài liệu sẵn có này. Bài này trông cũng lộn xộn, cần tổ chức lại. Nhưng tôi đang bận quá không làm được mà mới chỉ có thể lọc bớt các chú thích nguồn không thỏa mãn WP:Nguồn. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 10:13, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài này thông tin khá phong phú, chỉ tiếc quá nhiều yêu cầu chú thích, mong tác giả và những người quan tâm dẫn nguồn. Lê Thy (thảo luận) 10:47, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vâng tôi cũng nghĩ có nhiều nguồn đã dẫn thỏa mãn được các yêu cầu chú thích hiện tại. Để khi nào rảnh thử đọc xem. --Fa2f (thảo luận) 09:47, ngày 7 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

tỉnh Nam Định ?[sửa mã nguồn]

tại sao không thấy số liệu về CCRD ở tỉnh Nam Định trong cả 5 đợt đó vậy ? ai giải thích giùm em đi ! em ở Nam Định, có nghe người lớn nói về việc này, sao trong này không thấy gì hết...

Khóa bài[sửa mã nguồn]

Mặc dù bài còn nhiều cái cần cải tiến, nhưng không khóa thì cái anh chàng Denysmile cứ xông vào chửi "....". Mệt. 137.132.3.6 (thảo luận) 11:32, ngày 5 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

CCRĐ và GPDT[sửa mã nguồn]

Tôi thấy 2 thành viên HaTienNgayVeSaruman đưa đoạn này vào nên có ý kiến:

"Trên toàn miền Bắc, ách sưu thuế nặng nề và vô lý được cởi bỏ (như thuế thân, thuế muối, thuế vải...), điều trước kia vốn chỉ giới hạn trong vùng VNDCCH kiểm soát. Tại các làng xã, sự thống trị đời đời của giai cấp địa chủ bị phá vỡ, nhường chỗ cho một chính quyền mới của người nghèo và trung nông. Các chức vụ lý trưởng, chánh tổng với hình thức cha truyền con nối thời phong kiến cũng bị xóa bỏ toàn bộ

Kết quả bỏ sưu thuế như thuế thân, thuế muốn, thuế vải,...và chế độ cai trị cũ dưới chính quyền thực dân Pháp như Tri huyện/Chánh tổng/lý trưởng đã được chính phủ VNDCCH bãi bỏ từ khi tuyên bố độc lập (2/9/1945), thay các chính quyền cũ bằng các UBND rồi, như vậy các kết quả này đã có từ khi giành độc lập chứ không phải đến cải cách ruộng đất mới có. Các bạn nên nhớ, mãi tới 9 năm sau vào khoảng năm 1953 các kế hoạch về cải cách ruộng đất mới được thi hành và việc thi hành này cũng không phải toàn miền Bắc mà làm cuốn chiếu từng địa phương, sau thấy sai lầm nên dừng lại. Vì vậy nói việc bãi bỏ các loại thuế và thay thế chính quyền bằng các chính quyền UBND đã có từ khi đất nước giành độc lập. Ai lại lồng ghép kết quả của cuộc giải phóng dân tộc vào kết quả cuộc cải cách ruộng đất, nên nhớ: CCRD cũng chỉ là một kết quả trong cuộc GPDT nhằm phân chia lại đất đai cho người nghèo, ý nghĩa thì tốt nhưng ai cũng biết việc thực thi đã sai lầm. Notn (thảo luận) 11:50, ngày 8 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi vừa theo dõi thành viên Vuhoangsonhn đưa nguồn của cái thành tích của việc cải cách ruộng đất từ cuốn "Đại cương lịch sử VN do Lê Mậu Hãn (chủ biên)". Đúng là trong cuốn của ông Hãn có nói tới việc này, nhưng một lần nữa Vuhoangsonhn cũng như HaTienNgayVeSaruman đang nhầm lẫn giữa kết quả của việc Giải phóng dân tộc và Cải cách ruộng đất như tôi đã giải thích ở trên, và cũng nói thêm với các bạn: Trong cuốn của ông Hãn chủ biên, những nội dung trên là ông nói tới việc bãi bỏ chính quyền cũ, bãi bỏ sưu thuế là kết quả từ ngày giành độc lập và thành lập nước VNDCCH, các bạn đang bê "râu ông nọ cắm cằm bà kia" vào bài và làm cho nội dung bài trở thành trò cười cho độc giả. Lưu ý: Bài viết ở Wiki cần có nguồn nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ thì nội dung ở nguồn đó phải phù hợp với bản chất của bài viết, nếu không bài viết sẽ thành một mớ nội dung hỗ lốn. Nếu một tuần nữa không có thành viên nào vô phản biện ý kiến này của tôi, tôi sẽ xóa đoạn đó. Notn (thảo luận) 10:34, ngày 10 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Khổ quá, xin hỏi Thành viên:Người ở trên núi dựa trên cơ sở gì để quy một công trình của các phó giáo sư, tiến sĩ đã được nghiên cứu và sắp xếp hợp lý, đầy đủ là "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Mặt khác Thành viên:Người ở trên núi hoàn toàn sai khi cho là "những nội dung trên là PGS Lê Mậu Hãn nói tới việc bãi bỏ chính quyền cũ, bãi bỏ sưu thuế là kết quả từ ngày giành độc lập và thành lập nước VNDCCH". Xin nói rằng sau khi nước VNDCCH thành lập, chỉ có ruộng của người Pháp và những thế lực được quy là tay sai mới bị tịch thu ruộng đất thôi. Ngoài ra, hình ảnh của chính quyền cũ tại vùng nông thôn (chủ yếu) lại trở về sau 2 năm sau đó, khi cuộc chiến tranh Đông Dương bùng nổ và Pháp nhanh chóng kiểm soát đa số đồng bằng Bắc Bộ.--Hoàng Sơn 13:58, ngày 10 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Vuhoangsonhn hiểu nhầm ý tôi,tôi không nói công trình của Lê Mậu Hãn là "râu ông nọ cắm cằm bà kia" mà là các bạn đang lấy nội dung trong công trình đó đặt sai nơi, đáng lẽ các việc bãi bỏ các chính quyền cũ, bãi bỏ các sưu thuế trong sách của ông Hãn nói đưa vô bài Cách mạng tháng 8 hay bài Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì các bạn lại mang nội dung đó vô bài Cải cách ruộng đất này là không đúng, vì những lý do sau:
  • Cuốn sách của ông Hãn là một trong 3 cuốn đại cương về LSVN, cuốn ông Hãn viết từ năm 1945 trở đi. Còn 2 cuốn kia, tập 2 do Đinh Xuân Lâm chủ biên viết thời 1858-1945 và tập 1 do Trương Hữu Quýnh chủ biên viết từ 1858 trở về trước. Do đó những nội dung trên của ông Hãn viết là bắt đầu từ năm 1945 chứ không phải từ năm 1953 khi cuộc CCRD mới ra đời
  • Về việc bãi bỏ chính quyên cũ gồm tổng đốc/tri phủ/chánh tổng/lý trưởng đã được chính phủ VNDCCH bãi bỏ thông qua sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 về việc tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp ở tất cả các địa phương tại VN. Như vậy việc bãi bỏ chính quyền cũ thay bằng chính quyền mới đã có từ sắc lệnh này. Còn việc sau này Pháp chiếm lại và tái lập lại các chính quyền cũ rồi VNDCCH lấy lại là chuyện khác bạn hiểu chứ, ở đây có nghĩa là từ năm 1954 VNDCCH lấy lại những gì đã thuộc về mình 9 năm trước đó.
  • Về việc bãi bỏ các loại thuế thân/thuế muối/thuế rượu từ thời Pháp thuộc cũng vậy, các loại thuế này được chính phủ VNDCCH bãi bỏ từ năm 1945 và chỉ áp dụng thuế nông nghiệp thôi, sau này từ năm 1946-1954 Pháp chiếm lại và áp đặt các thuế cũ rồi chính quyền VNDCCH lấy lại và lại bãi bỏ thì đó chỉ là lấy lại những gì mình đã thuộc về mình 9 năm trước đó.

Tôi không hiểu sao những việc này cho vào thành tích của bài CCRD mà các bạn vẫn thấy đúng, quyết bảo vệ bằng được thì tôi chịu suy nghĩ của các bạn. Nhắc lại một lần cuối: Cuộc CCRD chỉ được ra đời 9 năm sau ngày thành lập nước VNDCCH và mục đích của cuộc CCRD là phân chia lại đất đai chứ không phải là bãi bỏ chính quyền cũ và bãi bỏ sưu thuế, việc bãi bỏ chính quyền cũ và bãi bỏ sưu thuế là những gì mà chính phủ VNDCCH làm lại từ 9 năm trước sau thời kỳ Pháp tạm chiếm. Notn (thảo luận) 14:26, ngày 10 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Sưu thuế ở đây bao gồm rất nhiều thứ, có cả thuế ruộng, địa tô... Mà cải cách ruộng đất lại bao gồm cả các chiến dịch giảm tô.--Hoàng Sơn 14:42, ngày 10 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bạn vẫn chưa hiểu hết ý tôi, sưu thuế tôi giải thích ở đây có nghĩa là thuế thân/thuế vải/thuế rượu như trong bài mà HaTienNgayVe và Saruman đưa vô không phù hợp. Còn việc bãi bỏ thuế ruộng/địa tô thì trong bài đã có nói rồi cần nhắc lại làm gì nữa. Tóm lại, phải loại hẳn nội dung thành tích của CCRD là bãi bỏ các chính quyền cũ và các loại thuế thân/rượu/vải mà HaTienNgayVe và Saruman đưa vô ra khỏi bài này, các bạn có thể chuyển nội dung này sang bài Cách mạng tháng 8 hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới phù hợp. Hãy làm việc một cách khoa học và logic hơn nhé. Notn (thảo luận) 18:09, ngày 10 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi xin nhắc lại rằng, có thể là trong Cách mạng tháng Tám các vấn đề đó đã được giải quyết, nhưng trong chiến tranh chống Pháp, khi chính quyền của các chánh tổng, lý trưởng, hội đồng kỳ hào, kỳ mục, thổ tù,... đã lợi dụng quân Pháp để tìm cách khôi phục lại những điều trên, là những quyền lợi mà những thế lực đó có được trong chế độ cũ. Điều trên giải thích tại sao lại có sự na ná giống nhau ở đây.--Hoàng Sơn 11:55, ngày 11 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đúng là vì có sự lập lại trật tự sau 9 năm nên bạn và một số người khác thấy có sự na ná giống nhau nên dễ nhầm lẫn là cũng phải, nhầm lẫn giữa GPDT và CCRD, vì thời điểm GPDT cũng trùng với thời điểm CCRD. Thực ra ít người tìm hiểu sâu về vấn đề này nên nhầm cũng là chuyện bình thường. Thế nhé, bạn cũng đã hiểu ra vấn đề này nên ta stop tại đây, vài ngày nữa không ai có ý kiến gì thì tôi sẽ xóa đoạn đó do HaTienNgayVe và Saruman đưa vào. Notn (thảo luận) 12:35, ngày 11 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Khổ quá, tôi đã chứng minh là thông tin của hai thành viên trên là hợp lý rồi. Mà Người ở trên núi cứ nghĩ đến việc xóa. Mệt quá!--Hoàng Sơn 14:48, ngày 11 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Thôi thì bạn có quan điểm của bạn về nội dung này, tôi cũng không áp đặt. Bây giờ ta quay lại với quy định dẫn nguồn của Wiki, tôi cũng có sách Đại cương LSVN, tập 3 của PGS.Lê Mậu Hãn đây. Cuốn này có tất cả 3 phần/10 chương/30 đề mục. Bạn có thể chú nói rõ phần nhận xét về thành tích CCRD như nội dung trên mà bạn đang bảo vệ nó nằm ở phần nào? chương nào? mục nào?. Tôi đợi bạn cho nguồn vô để đối chiếu đây. Notn (thảo luận) 16:43, ngày 11 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Dangong đã nói: Talawas là Diễn Đàn Trí thức chuyên nghiệp của nhà văn Phạm thị Hoài. Theo quy định thì Diễn đàn không thể lấy làm nguồn được, chưa kể diễn đàn này đã đóng cửa từ 2011 (hoặc 2012 gì đó) rồiSaruman (thảo luận) 13:18, ngày 14 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Bạn nào có hình hợp lệ xin đưa vào bài. Rimbo (thảo luận) 06:38, ngày 16 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Trả thù sắc tộc[sửa mã nguồn]

Hình như mục đích của CCRD là để trả thù giai cấp địa chủ Thanh-Nghệ vốn có liên hệ với triều đình nhà Lê-Trịnh, nhà Nguyễn và thực dân Pháp; chứ nếu chính phủ HCM muốn tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo thì đâu cần đấu tố, xử tử để bị mang tiếng ác.

Sửa sai phần thành tích[sửa mã nguồn]

Theo tôi, phần thành tích là suy diễn, ngụy biện, ngộ nhận, dựa trên một số con số báo báo chủ quan, không đúng thưc tế. Thưc tế ở miền Bắc suốt thập niên 70-80 (hiểu biết của thế hệ sinh ra từ năm 70) là tình trạng thiếu đói triền miền, nhân dân thường xuyên phải ăn bánh mì, bột mỳ, bo bo, khoai sắn độn, các loại thưc phẩm khác do FAO - UNFPA viện trợ. Mỗi ngươì mỗi tháng chỉ được vài lạng thịt, phực phẩm khan hiếm, hư hỏng. Theo các thế hệ trước (cha mẹ cô dì) thì tình hình còn tồi tệ hơn (50-60)? Có lẽ đay là thắng lơi dành cho thành phàn 'con ông cháu cha' COCC? Sau khoán 10 tình hình đảo ngược, dẫn tới dư thừa gạo xuất khảu. Đây là tồi ác nhìn thấy trên qui mô lớn của ĐCSVN. Tồi cho rằng bản chất ĐCSVN đến ngày nay không thay đổi, là lưu manh, bịp bợm, dối trả, giết người, cướp của.

Wikipedia hoạt động theo nguồn trung lập, uy tín và mạnh. Nếu bạn có mời bạn thêm vào nội dung chứa nguồn đó, không có mời bỏ nội dung ra. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 09:50, ngày 16 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa kiểm được nguồn thống kê cụ thể chính xác, tuy nhiên, nguồi chính là chúng tôi. Nhân chứng sống. Khi đó chúng tôi đã chứng kíến từng đoàn xe của LHQ có vẽ hình huy hiệ́u của tổ chức FAO tại hà nộ̣i. Cuộc sống nói trên chính là cuộc sống của chúng tôi. Hình ảnh già trẻ lớn bé ân xin ân mày trên đường phố là bình thường, như các gia đình 'chạy ăn từng bữa'

Rất tiếc Wikipedia không phải chỗ nói suông mà đây là bách khoa toàn thư, bạn có thể tham khảo thêm Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy.  A l p h a m a  Talk 18:49, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trungda đã xóa thảo luận này của Rondano vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc --Trungda (thảo luận) 04:28, ngày 29 tháng 4 năm 2018 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Tôi có cảm giác đọc bài này như đọc sách sử của ĐCS. Giọng văn nghe tuyên truyền, nguồn dẫn phần nhiều từ sách sử ĐCS.2402:800:6370:982B:EDCA:F8D2:596D:DA7B (thảo luận) 16:35, ngày 2 tháng 2 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Khoá wiki pages[sửa mã nguồn]

Tôi muốn khoá trang này để giữ được tính xác thực về thông tin này không ai có thể sửa đổi làm thông tin sai sự thật nhầm gây ra hoang mang cho người đọc nên vì thế khoá bài viết này để thông tin luôn trọn vẹn và luôn chính xác. Thái Hoànghsv (thảo luận) 07:08, ngày 10 tháng 4 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Cải cách ruộng đất tại tỉnh Hà Bắc (Nay là Bắc Ninh)[sửa mã nguồn]

Mọi người có ai biết về việc cấp đất kinh tế gia đình và đất ruộng rau xanh 5% trong những năm 1988 không ạ. Ai có tài liệu không cho em xin với ạ – 2405:4802:3DA0:4EB0:B098:AE94:2975:4EEA (thảo luận) 02:55, ngày 20 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]