Thảo luận:Bưu điện Hà Nội

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:VNPT Hà Nội)

@Lügner Kaelin: Bưu điện Hà Nội là tên gọi chung của cả ba tòa nhà và nó đã là tên gọi của công trình suốt nhiều năm và nhiều nguồn sách báo đều dùng tên này. Cũng theo nguồn này thì VNPT chỉ quản lý tòa nhà to nhất, vì vậy thật vô lý khi đổi tên cả bài viết thành "VNPT Hà Nội" chỉ vì biển chữ của tòa nhà được thay thành như thế. Nếu bạn có dự định đổi tên, mong bạn hãy ý kiến và giải thích trước tại trang thảo luận bài để tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:40, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Nguyenmy2302 Hiện này trong tiếng Việt việc sử dụng "bưu cục" và "bưu điện" có nhiều nhầm lẫn. Bài này nói về một tòa nhà thì đáng lẽ phải đề tên là "bưu cục" chứ? "Bưu điện thành phố Hà Nội" không phải là tên công ty chủ quản của tòa nhà này sao? NHD (thảo luận) 23:59, ngày 22 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@DHN Tức là có nhầm lẫn việc sử dụng "bưu cục" và "bưu điện" trong bài viết? Phạm vi đề cập của bài này đang là "một công trình gồm ba tòa nhà", chứ không phải một tòa nhà đơn lẻ.
Theo như mình tìm hiểu thì trước đó cả ba tòa nhà này đều thuộc quản lý của Bưu điện thành phố Hà Nội (cũ), nhưng sau đó đến 2007 thì tách ra thành VNPost và VNPT và đến giờ VNPT đang quản lý tòa nhà trung tâm, nhưng tầng 1 vẫn giữ phòng giao dịch của VNPost.
Mình ban đầu đặt tên bài là Bưu điện Hà Nội vì nó có vẻ là tên gọi chung của cả ba tòa nhà (các tòa nhà trước tòa trung tâm xây 1978 cũng đều thuộc quản lý của Sở Bưu điện Hà Nội, như tòa Lê Thạch là trụ sở của Sở Bưu điện Hà Nội, hay tòa Đinh Lễ cũng là tòa nhà mới xây sau nhưng vẫn là nơi đặt trụ sở Bưu điện Hà Nội).
Theo như ý kiến của bạn NXL1997 thì bạn ấy muốn đổi tên bài thành "Bưu điện thành phố Hà Nội" vì là tên chuẩn theo trang web VNPost mà bạn cũng dẫn ra ở trên, mình đã đổi lại theo ý kiến này vì thấy cũng hợp lý, nhưng vấn đề ỏ đây là VNPT hiện đang quản lý tòa nhà đó, và Bưu điện thành phố Hà Nội có thể là cơ quan được trao tặng như nguồn văn bản pháp luật NXL dẫn ra [1] chứ không phải là tên của công trình. Và giờ mình cũng chưa biết phải xử trí ra sao? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 07:46, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Tôi nghĩ nếu bài viết nói về công trình hay cụm các tòa nhà thì nên thêm chữ "công trình" vào tên bài để nói rõ bài này viết về các tòa nhà đó thay vì tổ chức có tên này hiện nay. NHD (thảo luận) 08:06, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@DHN Vậy theo bạn mình nên dùng tên nào?
1) Công trình Bưu điện Hà Nội
hay 2) Công trình Bưu điện thành phố Hà Nội? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:47, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Tôi không có ý kiến mạnh. Bạn cứ hỏi thử các thành viên khác coi thử ai có ý kiến khác không? NHD (thảo luận) 08:48, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@NXL1997, GDAE, và Newone: Các bạn này đều sinh sống ở Hà Nội nên chắc sẽ giúp được (nhờ các bạn cho ý kiến nhé ;) ), còn mình hỏi là nếu bạn thì bạn sẽ chọn tên nào thôi, hoặc đề xuất một cái tên mới luôn cũng được. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:51, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Tôi thì phưong án nào cũng không thành vấn đề, nhưng là (2) thì có vẻ hợp lý rõ ràng hơn. Nếu quá bí, bạn nên mở một biểu quyết nho nhỏ tại đây và mời mọi người tham gia. – Tiếng vĩ cầm🎻 10:44, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cụm tòa nhà này không có tên riêng. Sau khi tìm hiểu kỹ tôi đang nghĩ có lẽ nên để lại tên cụm công trình là "Bưu điện Hà Nội" vì tên này đã ăn sâu vào tiềm thức người dân. Còn Bưu điện thành phố Hà Nội và Viễn thông Hà Nội là hai pháp nhân (tổ chức) lấy tòa nhà này làm trụ sở. Tham khảo công văn về vụ chia tách năm 2007. --NXL (thảo luận) 02:05, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Sau khi suy nghĩ thấu đáo thì mình vẫn nghĩ nên để tên bài về "Bưu điện Hà Nội" là tốt nhất. Lý do thì như đã nêu + với tham khảo ý kiến từ các bạn ở trên:

  1. "Bưu điện Hà Nội" được ghi nhận khi là tên gọi quen thuộc của người dân đối với công trình cũng như được dùng phổ biến trong nhiều nguồn báo và từ những người có nghiên cứu về lịch sử Hà Nội, hay cả từ chính nguồn của một trong hai tổ chức quản lý một phần công trình cũng dùng tên này (VD: nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, VNPT Hà Nội; nguồn [2], [3], [4], [5])
  2. Đã có các bằng chứng khác nhau về sự tồn tại của tên gọi trước khi tòa bưu điện mới được xây dựng và gắn biển "Bưu điện Hà Nội", như theo nguồn từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có ghi rõ tòa nhà Lê Thạch thuộc cụm công trình được dùng làm trụ sở Sở Bưu điện Hà Nội, hay tên gọi quen thuộc của công trình là "Bưu điện Bờ Hồ" suốt một thế kỷ.
  3. Tuy đến nay công trình được quản lý bởi hai tổ chức cùng lúc và có tên gọi mâu thuẫn nhau, nhưng nhìn chung trong suốt lịch sử tồn tại từ thế kỉ 19 đến nay, tòa nhà vẫn có tên gọi chung là "Bưu điện Hà Nội", "Sở Bưu điện Hà Nội" hay "Bưu điện Bờ Hồ" (trong đó "Bưu điện Hà Nội" là phổ biến nhất), vì vậy, việc đặt tên bài theo thời gian mà nó đã tồn tại (tên gọi phổ biến) trong trường hợp công trình chưa có tên gọi cụ thể là phương án khả thi nhất hiện nay.

Ngoài ra, mình cũng đã thêm bản mẫu phân biệt với tổ chức Bưu điện thành phố Hà Nội ở đầu trang. So với tuổi đời của công trình, pháp nhân sở hữu nó vẫn thực sự quá ít nổi bật và nếu đặt tên bài theo "Bưu điện thành phố Hà Nội" cũng sẽ vô lý vì công trình đang có đến 3 tòa nhà, và VNPT cũng đang là đơn vị quản lý tòa nhà to nhất về mặt pháp lý. Và nếu đặt tên bài thành "Bưu điện thành phố Hà Nội" cũng sẽ khiến bài vô tình bị "lạc" khỏi phạm vi đề cập đến nó, nghĩa là dùng tên này thì chắc chắn sẽ phải mở rộng thêm nhiều thông tin nữa về tổ chức quản lý chỉ "một phần" của công trình, rất cồng kềnh và mất thời gian. Nguyenmy2302 (thảo luận) 17:58, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]