Tigerair
Tigerair | ||||
---|---|---|---|---|
| ||||
Lịch sử hoạt động | ||||
Thành lập | 12 tháng 12 năm 2003 (tên Tiger Airways) | |||
Ngừng hoạt động | 25 tháng 7 năm 2017 (sáp nhập vào Scoot) | |||
Sân bay chính | ||||
Trạm trung chuyển chính | Sân bay Changi Singapore | |||
Thông tin chung | ||||
CTHKTX | KrisFlyer | |||
Liên minh | Value Alliance | |||
Công ty mẹ | Budget Aviation Holdings[1] | |||
Số máy bay | 31 | |||
Trụ sở chính | Singapore | |||
Nhân vật then chốt | Lee Lik Hsin (CEO)[2] | |||
Trang web | www.tigerair.com |
Tiger Airways Singapore Private Limited, tên giao dịch Tigerair là một hãng hàng không giá rẻ của Singapore hiện đã ngừng hoạt động. Trước đây hãng này hoạt động chủ yếu tại Sân bay quốc tế Singapore Changi. Được hợp nhất tháng 9 năm 2003 ngay sau khi hãng Valuair giải thể, hãng từng là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất hoạt động ngoài Singapore tính về lượng hành khách vận chuyển. Năm 2006, hãng này vận chuyển 1,2 triệu khách, tăng 75% so với năm trước.[3]
Hãng này là hãng hàng không đầu tiên hoạt động ở nhà ga hàng không giá rẻ ở Sân bay Changi để giảm chi phí[cần dẫn nguồn], và cơ cấu chi phí của hãng được theo mô hình của hãng Ryanair. Dù có cạnh tranh trong khu vực, hãng này khẳng định lại ý định gần đây về việc duy trì các chuyến bay trong bán kính 5h bay từ Singapore.[4] Để vượt qua những quy định hạn chế hoạt động trong khu vực, hãng này cố gắng mua lại cổ phần các hãng hàng không trong khu vực để mở rộng thành một hãng liên Á.[5] Kể từ tháng 2 năm 2007, hãng sẽ liên kết với South East Asian Airlines và bắt đầu hoạt động tại Philippines. Kế hoạch bay đến Ấn Độ và Malaysia nằm trong kế hoạch bành trướng của hãng từ năm 2007.[6] Hãng hàng không này có kế hoạch nghiên cứu khả năng Phát hành ra công chúng lần đầu IPO vào cuối năm.[7]
Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Tigerair tham gia Value Alliance, liên minh hàng không giá rẻ lớn nhất thế giới.[8]
Đến ngày 18 tháng 5 năm 2016, Singapore Airlines thành lập công ty Budget Aviation Holdings để nắm giữ và điều hành các hãng hàng không giá rẻ của nó là Scoot và Tiger Airways, sau khi đưa Tiger Airways rời khỏi sàn giao dịch Singapore Stock Exchange.[2]
Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Tigerair sáp nhập vào Scoot, và hoạt động với tên Scoot kể từ thời điểm này.[9]
Điểm đến
[sửa | sửa mã nguồn]Châu Á
[sửa | sửa mã nguồn]Trung Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]- Quảng Châu (Sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu) (khai thác từ 25.4.2006, tần suất 7 chuyến 1 tuần)
- Hải Khẩu (Sân bay quốc tế Mỹ Lan Hải Khẩu) (khai thác từ 26.04.2006, tần suất 7 chuyến 1 tuần)
- Macau (Sân bay quốc tế Macau) (khai thác từ 25.03.2005, tần suất 18 chuyến 1 tuần)
- Thẩm Quyến (Sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến) (khai thác từ 27.04.2006, tần suất 5 chuyến 1 tuần)
- Hạ Môn (Sân bay quốc tế Cao Khi Hạ Môn) (khai thác từ 28.10.2007, tần suất 4 chuyến 1 tuần)
Ấn Độ
[sửa | sửa mã nguồn]- Bengaluru (Sân bay quốc tế HAL Bangalore [1]) (khai thác từ 01.06.08, tần suất 4 chuyến 1 tuần)
- Chennai (Sân bay quốc tế Chennai) (khai thác từ 28.10.2007, tần suất 7 chuyến 1 tuần)
- Padang (Sân bay quốc tế Minangkabau) (khai thác từ 19.05.2005, tần suất 3 chuyến 1 tuần)
- Kuala Lumpur (Sân bay quốc tế Kuala Lumpur) (khai thác từ 01.02.2008, tần suất 7 chuyến 1 tuần)
- Manila (Sân bay quốc tế Diosdado Macapagal [2]) (khai thác từ 05.04.2005, tần suất 14 chuyến 1 tuần)
- Singapore (Sân bay quốc tế Changi Singapore) (khai thác từ 15.09.2004, tần suất 114 chuyến 1 tuần) - Trụ sở chính.
Thái Lan
- Bangkok (Sân bay quốc tế Suvarnabhumi) (khai thác từ 15.06.2004, tần suất 14 chuyến 1 tuần)
- Phuket (Sân bay quốc tế Phuket) (khai thác từ 29.09.2004, tần suất 7 chuyến 1 tuần)
Việt Nam
- Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài) (khai thác từ 07.04.2005, tần suất 5 chuyến 1 tuần)
- Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) (khai thác từ 31.03.2005, tần suất 42 chuyến 1 tuần)[cần dẫn nguồn]
Đội bay
[sửa | sửa mã nguồn]Máy bay | Tổng cộng | Passengers (Hạng thường) |
Tuyến |
---|---|---|---|
Airbus A320-200 | 8 (58 đang đặt) |
180 (180) | dai |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
- ^ a b “SIA ESTABLISHES HOLDING COMPANY FOR SCOOT AND TIGER AIRWAYS” (Thông cáo báo chí). ngày 18 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Tiger Airways sees 75% jump in number of passengers”. Channel NewsAsia. 19 January 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ “Budget carrier Tiger Airways to launch service to Perth”. Channel NewsAsia. 12 January 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ “Tiger Airways looks to retailing for business model”. Aviation Week. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ “2006 continued to be a turbulent year for budget airlines”. Channel NewsAsia. 4 January 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ “Tiger Airways ready for IPO by end 2007”. Channel NewsAsia. 23 January 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ “APAC budget airlines form largest low-cost carrier alliance”. Channel NewsAsia. ngày 16 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Tigerair to operate under Scoot brand from July Read more at http://www.channelnewsasia.com/news/business/tigerair-to-operate-under-scoot-brand-from-july-8948362”. Channel News Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. Liên kết ngoài trong
|title=
(trợ giúp)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tigerair. |
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Trang chủ Lưu trữ 2005-12-08 tại Wayback Machine