Bước tới nội dung

Tyumen

Tyumen
Тюмень

Tyumen vào ban ngày và ban đêm

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Vị trí của Tyumen
Map
Tyumen trên bản đồ Nga
Tyumen
Tyumen
Vị trí của Tyumen
Quốc giaNga
Chủ thể liên bangTyumen
Huyện hành chínhTyumen Oblast[1]
Thành lập29 of July 1586[2]
Chính quyền
 • Head of Administration[3]Evgeniy Kuyvashev[3]
Diện tích[4]
 • Tổng cộng235 km2 (91 mi2)
Độ cao102 m (335 ft)
Dân số
 • Ước tính (1 January 2010)[5]609.100
 • Thủ phủ củaTyumen Oblast, Tyumensky District.[4]
 • Khu định cư đô thịTyumen Urban Settlement
Múi giờUTC+5
Mã bưu chính[7]625000
Mã điện thoại3452
Thành phố kết nghĩaKaunas, Celle, Houston, Brest, Đại Khánh
Ngày lễLast Sunday of July[2]
Thành phố kết nghĩaKaunas, Celle, Houston, Brest, Đại KhánhSửa đổi tại Wikidata
OKTMO71701000001
Websitewww.tyumen-city.ru

Tyumen (tiếng Nga: Тюмень) là thành phố đầu tiên của người Nga tại vùng Xibia (1586)[8] là một thành phố ở Vùng liên bang Ural của Nga, nằm trên sông Tura cách 2.144 km (1.332 dặm) về phía đông Moskva. Đây là trung tâm hành chính và thành phố lớn nhất của tỉnh Tyumen tại Vùng liên bang Urals. Nằm trên tuyến đường sắt xuyên Sibir, có Sân bay quốc tế Roschino. Dân số:720 575(2016) [9] 609.100 (2010 ước tính); 510.719 (điều tra dân số 2002); 476.869 (điều tra dân số 1989).

Ga tàu

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuymen thường đường giải thích theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó phổ biến nhất là xuất phát từ "tumen" trong tiếng Mông cổ, tức là 10.000 người, đây là cách phân chia quân đội của Thành Cát Tư Hãn trước kia, bởi lẽ khu vực này từng thuộc về Đế quốc Mông Cổ, do người con trai lớn của Thành Cát Tư Hãn là Truật Xích, sau đó là cháu nội ông - Bạt Đô cai quản, ngoài ra theo tiếng Tatar thì Tyumen còn có nghĩa là vùng đất thấp, bởi thành phố này trước đây thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dấu vết đã được tìm thấy chứng minh con người xuất hiện ở đây từ thời kì đồ đá

Lịch sử của Tyumen bắt đầu được ghi nhận từ thế kỉ 12-13 khi đây là thủ đô của Tyumen Hãn Quốc. Sau đó nó bị đội quân của người Cô-dắc dưới sự lãnh đạo của Bismak, người Tatar đã bị đánh bại, và người Nga đã tái lập lại một thành phố đầu tiên của mình trên mảnh đất Tyumen ngày nay vào năm 1586 theo lệnh của vua Fyodor I Ioannovich. Kiến trúc đó thực ra mới chỉ là một công trình pháo đài bằng gỗ, cung cấp nơi ở cho những chiến binh người Cô-dắc và những quý tộc mới chuyển đến. Đến năm 1605, hình thành khu vực cho những người đánh xe ngựa, và đến năm 1618 xây dựng Tu viện Chúa Ba Ngôi - cụm công trình cổ xưa bậc nhất tại Xibia. Năm 1709 trong cuộc cải cách hành chính của Pi-ốt Đại đế, Tyumen trở thành một phần của tỉnh Sibir và đến năm 1782 trở thành một thành phố dưới sự quản lý của Thống đốc Sibir tại Tobolsk.

Vào cuối thế kỉ 19, với sự xây dựng tuyến đường sắt xuyên Sibir, Tyumen bước vào thời kì phát triển thịnh vượng, một ví dụ cụ thể, vào giai đoạn này, trong thành phố hình thành hơn 70 xưởng thuộc da. Thành phố trở thành một trung tâm thương mại Á-Âu, được coi như một cánh cửa mở ra châu Á của Đế quốc Nga.

Sau cách mạng Tháng Mười Nga, Tuymen được chọn là trung tâm hành chính của tỉnh thay cho Tobolsk, đến năm 1923 nó được gộp vào vùng Ural cùng với SverdlovskChelyabinsk, và đến năm 1934 lại được gộp vào vùng Omsk. Từ năm 1944 Tyumen khôi phục tư cách là một tỉnh riêng biệt thuộc chính phủ liên bang.

  • Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Tyumen là vùng không bị chiến tranh tàn phá do nằm sâu trong lục địa, đây là nơi di tản các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp của Liên Xô để tiếp tục phục vụ cuộc chiến đấu. Điều đặc biệt là thành phố đã vinh dự được đón nhận thi hài của lãnh tụ Lê-nin nhằm tránh bị quân phát-xít phá hoại, thông tin này được giữ bí mật cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ. Địa điểm được lựa chọn là giảng đường số 15, tầng 2 Viện Nông nghiệp Tyumen (nay là Trường đại học nông nghiệp Bắc Zauralye. Sau giai đoạn 1960 - thời điểm dầu khí được tìm thấy ở bắc thành phố, Tyumen nhanh chóng trở thành một trung tâm dầu khí quan trọng của nước Nga, khi chiếm tới 1/3 sản lượng khai thác dầu khí của cả nước.

Đơn vị hành chính 

[sửa | sửa mã nguồn]

Tyumen được chia ra làm 4 đơn vị hành chính là: Trung tâm, Lê-nin, Kalinin, và quận Đông.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tyumen là trung tâm giáo dục vùng của Nga, ở đây có 15 trường và cơ sở trường đào tạo đại học với khoảng 120 chuyên ngành. Chỉ tính riêng 5 trường đạo chính đã lên tới hơn 110 nghìn sinh viên đang được đào tạo các hệ đại học tại đây. trong đó nổi bật là các trường:

trường Đại học Dầu khí Tyumen (nay là trường Đại học Công nghiệp Tyumen)
  • Trường Đại học Quốc gia Tyumen (thành lập năm 1930)
  • Đại học Công nghiệp Tyumen (hợp nhất từ hai trường Đại học Dầu khí Tyumen và Đại học Xây dựng - Kiến trúc Tyumen năm 2016)
  • Đại học Y khoa Tyumen
  • Trường chuyên nghiệp kĩ thuật quân sự Tyumen
  • Cơ sở Tyumen của Đại học Bộ Nội vụ Nga
  • trường văn hóa Tyumen

Có 19 bệnh viện nhà nước trong thành phố với hơn 4.400 giường bệnh. Trung tâm giải phẫu thần kinh liên bang đặt tại Tyumen là trung tâm y tế về thần kinh lớn thứ 2 tại Nga

Nhà hát và bảo tàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà hát kịch Tyumen

Trong Tyumen có nhiều công trình văn hóa như các nhà hát kịch, múa rối, nhà hát thanh niên, các bảo tàng kiến trúc, lịch sử, bảo tàng động thực vật...

Thư viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố này hoạt động 53 thư viện công cộng, bao gồm Thư viện khoa học khu vực Tyumen mang tên Mendeleev - một trong những thư viện lớn nhất ở Tây Siberia, với khoảng 2,67 triệu tài liệu.

Công viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Đài phun nước
Vườn Aleksandr
Notes
  1. ^ “Jurisdiction of Tyumen Oblast  Janyary 2010. The Tyumen Oblast Administration”. Đã bỏ qua văn bản “http://www.admtyumen.ru/ogv_ru/about/tyumen-city.htm” (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Charter of Tyumen (city proper)1 Janyary 2010. The Tyumen City Administration”. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b “Head of Tyumen (city proper)1 Janyary 2010. The Tyumen City Administration”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ a b “Geography of Tyumen (city proper)1 Janyary 2010. The Tyumen City Administration”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ a b “Population of Tyumen (city proper)1 Janyary 2010. The Tyumen City Administration”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Об исчислении времени”. Официальный интернет-портал правовой информации (bằng tiếng Nga). 3 tháng 6 năm 2011. Truy cập 19 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ “Tyumen postal codes(Russian Post)1 Janyary 2010. The Tyumen Post Office official site”. Đã bỏ qua tham số không rõ |http://www.tmnpost.ru/?mod= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  8. ^ “ИСТОРИЯ ГОРОДА”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016.
  9. ^ 575 “Тюмень” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]