Vụ Pháp luật hình sự – hành chính (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
Thành lập4 tháng 6 năm 1993
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 60 Trần Phú, quận Ba Đình
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ quản
Bộ Tư pháp

Vụ Pháp luật hình sự - hành chính là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chínhtổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

Vụ Pháp luật hình sự - hành chính thành lập ngày 4 tháng 6 năm 1993, theo Nghị định số 38-CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ.[1]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính được quy định tại Quyết định số 1156/QĐ-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.[2]

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 1156/QĐ-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
  • Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước.
  • Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao.
  • Là đầu mối tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp của Bộ.
  • Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
  • Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
  • Theo dõi việc thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
  • Tham mưu, giúp lãnh đạo Bộ chuẩn bị ý kiến pháp lý nhằm tháo gỡ các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước, công vụ.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Khoản 1b, Điều 3, Quyết định số 1156/QĐ-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

  • Phòng Pháp luật hình sự
  • Phòng Pháp luật hành chính và Tổng hợp
  • Phòng Pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước và công vụ

Các lĩnh vực văn bản thuộc phạm vi quản lý của Vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định số 1156/QĐ-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cơ bản trong các lĩnh vực sau:

  1. Tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.
  2. Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, đặc xá, thi hành tạm giữ, tạm giam, tái hòa nhập cộng đồng.
  3. Pháp luật về phòng, chống tội phạm.
  4. Pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, mua bán người, xâm hại tình dục.
  5. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, rửa tiền; khủng bố, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
  6. Pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra hình sự.
  7. Pháp luật về tư pháp người chưa thành niên.
  8. Pháp luật về tố tụng hành chính, thi hành án hành chính, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, kiến nghị, phản ánh.
  9. Pháp luật về phòng, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượnggian lận thương mại.
  10. Pháp luật về an ninh, quốc phòng, cơ yếu (trừ vấn đề về biên giới, lãnh thổ, biển, hải đảo).
  11. Pháp luật về phòng thủ dân sự.
  12. Pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội, bao gồm: cư trú, căn cước công dân; phòng cháy, chữa cháy; quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp) và pháo; quản lý con dấu.
  13. Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước các cấp; thành lập, điều chỉnh, giải thể các đơn vị hành chính; đo đạc và bản đồ.
  14. Pháp luật về tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công.
  15. Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu và chế độ, chính sách, tiêu chuẩn ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu (trừ chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bồi dưỡng, sinh hoạt phí); hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
  16. Pháp luật về hội, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội.
  17. Pháp luật về công đoàn, thanh niên.
  18. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc.
  19. Pháp luật về tiếp cận thông tin, biểu tình, trưng cầu dân ý; bầu cử, giám sát.
  20. Pháp luật về dân chủ trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệpở cơ sở.
  21. Pháp luật về quyết định hành chính; hành chính công, cải cách hành chính, dịch vụ công.
  22. Pháp luật về giáo dục, đào tạo (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư, học phí, chế độ, chính sách hỗ trợ của học sinh, sinh viên, giáo viên, người lao động và cơ sở giáo dục).
  23. Pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, thư viện, thống kê.
  24. Pháp luật về công tác thi đua - khen thưởng.
  25. Pháp luật về tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
  26. Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
  27. Pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
  28. Pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
  29. Pháp luật về trợ giúp xã hội, công tác xã hội bao gồm người cao tuổi; người khuyết tật; phòng chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; công đoàn; thanh niên; chăm sóc, bảo vệ trẻ em; hoạt động chữ thập đỏ; tư pháp hình sự (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, chế độ, chính sách).
  30. Pháp luật về văn hóa, thể dục thể thao, điện ảnh, di sản văn hóa, quảng cáo (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư, chế độ, chính sách hỗ trợ có liên quan).
  31. Pháp luật về y tế, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, y, dược cổ truyền; dượcmỹ phẩm; an toàn thực phẩm, dân số và sức khoẻ sinh sản; đào tạo nhân lực y tế (trừ các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế và các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư, chế độ, chính sách hỗ trợ có liên quan).
  32. Pháp luật về báo chí, thông tin cơ sở và hoạt động truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xuất bản và hoạt động in ấn; quản lý, cung cấp thông tin đối ngoại (trừ các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư).
  33. Pháp luật về giao thôngan toàn giao thông (trừ giao thông hàng hải, hàng không và các vấn đề liên quan đến tài chính, dân sự, thương mại, đầu tư).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nghị định số 38-CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ”.
  2. ^ “Quyết định số 958/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]