Việt Nam thời tiền sử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 05:52, ngày 28 tháng 12 năm 2012 (clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}} using AWB). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời và là một xã hội đã hình thành nhà nước sớm nhất ở Đông Nam Á[cần dẫn nguồn] Bản mẫu:Các văn hóa cổ Việt Nam

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
Nhà Lê trung hưng
(1533 – 1789)
Nhà Mạc (1527 – 1592)
TrịnhNguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
   Pháp thuộc (1887 – 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

sửa

Hậu thời đại đồ đá cũ

Văn hóa Sơn Vi

Văn hóa Sơn Vi, Vĩnh Phú thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 11-18 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lào Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng.

Cách ngày nay khoảng 11.000 năm đến 2.000 trước Tây lịch các cư dân Việt cổ đã tụ cư đông đúc tại khu vực trung du Bắc Bộ Việt Nam phát triển sinh sôi bằng săn bắn hái lượm trên một vùng bán sơn địa dồi dào sản vật: muông thú, các loài chim, các sản vật động thực vật của các vùng sông nước lưu vực sông Hồng ngập nước và rút khô, theo các mùa trong năm.

Thời đại đồ đá mới

Văn hóa Hòa Bình

Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình"[1]. Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Đặc điểm Bắc Bộ

Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng ĐậuVăn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng và siêu làng.

Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các vật dụng bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại.

Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội(?) được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới.

Qua thời gian, tất nhiên, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây. Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Campuchia, Lào, Malaysia, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên ... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippines, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Văn hóa Ngưỡng Thiều (仰韶, Yangshao) và Văn hóa Long Sơn (龙山, Longshan). Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Tây lịch, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc có tuổi khoảng 20.000 năm trước Tây lịch đo bằng cacbon C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình. Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50.000 năm trước khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970. Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ:

  • Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Tây lịch), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TCN).
  • Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TCN).
  • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I).

Văn hóa Bắc Sơn

Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến 8000 năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.

Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.

Trên lưu vực sông Hồng, các nhà khảo cổ học đã xác lập chắc chắn được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Văn hóa Đông Sơn và sau Văn hóa Hòa Bình diễn ra trong thiên niên kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên:

Thời đại đồ đồng đá

Văn hóa Phùng Nguyên

Di chỉ đá muộn Phùng Nguyên

Việc phát hiện ra di chỉ ở Phùng Nguyên thuộc về các nhà khảo cổ học Việt Nam (năm 1959). Giai đoạn này các nhà khảo cổ học chưa tìm thấy nhiều các hiện vật bằng đồng. Di vật ở lớp văn hóa Phùng Nguyên chủ yếu là các công cụ đá mài sắc sảo, có vai và đặc biệt khá nhiều đồ trang sức bằng đá. Có thể liệt kê số di vật tìm thấy ở các lần khai quật di chỉ Phùng Nguyên là: 1.138 rìu, 59 đục, 3 giáo, 2 mũi nhọn, 7 mũi tên, 1 cưa, 189 bàn mài; 540 vòng tay, 8 khuyên tai, 34 hạt chuỗi, 3 đồ trang sức và hàng chục vạn mảnh đồ gốm 1.

Theo đánh giá của giới khoa học, cư dân Phùng Nguyên là những người đã định cư ổn định và sống theo từng cụm dân cư làng xã chặt chẽ và đã thực sự có những khu vực sản xuất thủ công, mỹ nghệ.

Văn hóa Phùng Nguyên đã phát triển liên tục vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Tây lịch tức cách đây khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm. Những kết quả phân tích phóng xạ đồng vị C14 của carbon đã xác định là những truyền thuyết về kỷ Hồng Bàng khoảng 4000 năm xưa là có cơ sở[2].

Thời đại đồ đồng

Văn hóa Đồng Đậu

Giai đoạn Đồng Đậu, căn cứ vào di chỉ khảo cổ Đồng Đậu Vĩnh Phúc phát hiện năm 1964 có niên đại là 3070 ± 100 năm cách ngày nay (nửa sau thiên niên kỷ 11 trước Tây lịch).

Tập tin:Cong cunguoivietco1.jpg
Hiện vật đồ đồng sớm nhất châu Á của người Việt Cổ

Văn hóa Gò Mun

Giai đoạn Văn hóa Gò Mun căn cứ vào di chỉ Gò Mun thuộc Phú Thọ, phát hiện năm 1961 tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I trước Tây lịch, có niên đại C14 là: 3045 ± 120 năm cách năm 1950[3] thuộc văn hóa Gò Mun. Đặc điểm của giai đoạn này là kỹ thuật luyện kim khá phát triển, công cụ bằng đồng thau chiếm ưu thế (52%).

Thời đại đồ sắt

Văn hóa Đông Sơn

Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm[4]. Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện.

Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển rực rỡ của đồ đồng đạt đến mức hoàn hảo cả về mặt kỹ thuật và mỹ thuật sang sơ kỳ đồ sắt. Giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn kéo dài đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên.

Văn hóa Sa Huỳnh

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2, tên gọi Sa Huỳnh là một địa danh thuộc huyện Đức Phổ phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam.

Văn hóa Óc Eo

Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm nằm ở huyện Thoại Sơn phía nam tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.

Tham khảo

  • Hà Văn Tấn, Văn hóa Phùng Nguyên, nhận thức mới và vấn đề. Khảo cổ Học số 1 - 1978
  • Wilhelm G. Solheim II, New Light on a forgetten past. National Geographic. No 3 - Vol.139 - March 1971

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Văn hóa Hòa Bình được xác định niên đại từ 11.000 đến 4.000 năm cách ngày nay
  2. ^ Xem: Khảo Cổ Học số 7 & 8 - tháng 12-1970 về văn hóa Hùng Vương và thời đại Hùng Vương tr. 33-44
  3. ^ niên đại của di chỉ Vinh Quang- Hoài Đức, Hà Tây
  4. ^ cách năm 1970- năm xác định niên đại văn hóa Đông Sơn

Liên kết ngoài