Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Vụ án cầu Chương Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vụ án cầu Chương Dương [sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: thành công. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:30, ngày 3 tháng 9 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tôi xin được đề cử bài "tự viết" rất chất lượng từ cây bút không còn gì mới lạ mang tên Nacdanh (người đã từng viết nhiều BVCL "tự viết" khác). Đây là vụ án gây chấn động dư luận VN một thời và có ảnh hưởng lâu dài tới lịch sử nền tư pháp Việt Nam (tới năm 2020 vẫn còn ảnh hưởng). Xin mời mọi người cho ý kiến và đánh giá! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:34, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý, đây là bài viết rất xuất sắc, về một nội dung được người dân Hà Nội rất quan tâm thời điểm thập niên 1990. Bài viết có độ dài vừa phải, trình bày đẹp, trích dẫn đầy đủ. Tôi chỉ hơi lăn tăn về đoạn nhận xét là các báo an ninh đưa tin yếu về vụ này vì tôi nhớ là An ninh Thế giới đưa tin rất kỹ và liên tục về vụ án này nhưng vì cũng không có báo giấy để kiểm tra ở đây nên thực ra cũng không thể tự kiểm chứng được và một đoạn nhận xét ngắn này cũng không làm giảm chất lượng bài viết vì có thể được sửa sau nếu cần. GV (thảo luận) 22:15, ngày 1 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Grenouille vert: Thực ra, các sự việc liên quan đến vụ án thời điểm đó đều được xuất hiện trên báo in, và hiện nay với các trang lưu trữ trực tuyến thì khả năng của tôi không tìm ra. Rất đáng tiếc, có thể các bài viết báo in vẫn được lưu trữ ở đâu đó, nhưng để liên lạc trực tiếp với các tòa soạn sẽ nằm ngoài khả năng của tôi (cả về thời gian, thủ tục. Thậm chí, có được tờ báo in lưu trực, nhưng việc đăng tải ảnh lên đâu cũng là một vấn đề. Rồi có thể có cả phiền toái nếu có người tự nhiên quan tâm đến tác giả viết bài, vân vân.). Bài viết được sử dụng chủ yếu từ tài liệu tiếng Anh, các bài viết tiếng Việt hồi tưởng vụn vặt của các nhân vật liên quan. Nguồn tiếng Anh có nói về phần đưa tin cũng như tần suất của các tờ báo an ninh (theo tài liệu thì nổi bật nhất là An ninh Thủ đô, các tờ an ninh khác nhắc rất lướt). Bạn có thể kiểm tra nguồn ở trang 113 và trang 114, nhưng nguồn tiếng Anh chỉ "nêu tên tựa đề bài báo, rất ít khi đề cập nội dung". "nhận xét là các báo an ninh đưa tin yếu về vụ này" => cái này là nhận định từ tài liệu tiếng Anh, tác giả đó đó đã trực tiếp bỏ tiền ra mua báo và đọc, rồi tổng hợp lại và cho quan điểm. "nhận xét là các báo an ninh đưa tin yếu về vụ này" => phần nhận xét nàdduwwocj trích nguyên quan điểm của vị tiến sĩ luật, thuộc mục "tác động, truyền thông Việt Nam" nên không bị ảnh hưởng đến chất lượng bài theo nghĩa đen; còn nghĩa bóng thì phần nội dung của các báo an ninh không xuất hiện do không tìm được nguồn báo in/giấy lưu trữ, chờ lòng hảo tâm hoặc sự góp ý của các thành viên khác sau này. Tất nhiên, sau này, nếu có nguồn đề cập đến vụ án hoặc các sự việc liên quan, các thành viên có thể đóng góp thêm. Hiện tại, với nguồn lực của bản thân, tôi đã cố hết sức trong khả năng về nguồn. Cảm ơn những thông tin thêm của bạn (một chứng nhân lịch sử từng trải qua giai đoạn đó) để tôi hiểu thêm về bối cảnh.--Nacdanh (thảo luận) 12:47, ngày 3 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Bạn có thể đăng lên Internet Archive chẳng hạn? Thỉnh thoảng mình sẽ up mấy tài liệu pdf lên đấy để tiện dẫn link chú thích vô bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 19:50, ngày 3 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: rất đáng tiếc là tôi không có tài liệu nào nữa. Cảm ơn bạn đã hỗ trợ.--Nacdanh (thảo luận) 18:08, ngày 4 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Như đã nói thì đây chỉ là ý kiến bổ sung của tôi, không có cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bài vì hoàn toàn có thể chỉnh sửa sau. Đây là giai đoạn "tiền Internet" của báo chí Việt Nam nên tất nhiên cũng không thể hy vọng có nhiều lưu trữ trực tuyến giai đoạn này. GV (thảo luận) 16:07, ngày 5 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài tự viết rất tốt, duyệt! Hy vọng bạn và những tv khác sẽ tiếp tục tiếp lửa cho nhau trong quá trình "tự viết" thêm thật nhiều bài viết chất lượng cho Wikipedia Vi. Như vậy thì Wikipedia Vi càng ngày sẽ càng có một "sắc thái" riêng và độc lập so với Wikipedia En. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:01, ngày 7 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài tự viết rất xuất sắc. Mong trong tương lai sắp tới sẽ có càng nhiều bài tự viết chất lượng như vậy ứng cử BVT hay BVCL ở viwiki. Hongkytran (thảo luận) 09:00, ngày 15 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài viết xịn. - ABAL1412🇻🇳🇷🇺 (talk) 14:12, ngày 16 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Bài viết chất lượng Cỏ úa (thảo luận) 11:30, ngày 17 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Rất xứng đáng. 💥See the explosion 13:34, ngày 19 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Bài tự viết chất lượng rất tốt. WhoAlone 00:22, ngày 20 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Bài viết quá tốt. Quang Minh (thảo luận) 13:50, ngày 22 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Bạn chưa đủ tiêu chí để bỏ phiếu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:45, ngày 25 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý kiến Bài viết rất tốt rồi, tuy nhiên hình cần chú thích lại để tránh hiểu lầm là bức ảnh là hiện trường vụ án đúng thời điểm đó (trong khi bức ảnh chụp năm 2008). ⒼⒹⒶⒺThảo luận 14:17, ngày 2 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @GDAE: Tôi đã đổi ảnh, giữ nguyên phần miêu tả bên dưới, nhằm tránh nhầm lẫn cho người đọc tưởng "bức ảnh là hiện trường". --Nacdanh (thảo luận) 12:33, ngày 3 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Ngoài ra tên tiếng Việt thì khi trích dẫn lại không nên để là "Minh, Tuấn". – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 14:19, ngày 2 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ cũng không phải vấn đề quá to tát, nhiều tài liệu nước ngoài vẫn viết tên của người Á Đông như vậy, hoặc chính người Á Đông cũng tự viết tên của họ như vậy trên các tài liệu Anh ngữ. Nhưng nếu có thời gian, tôi cũng có thể sửa. Nhưng việc sửa này cũng không phải là tiền lệ để các biểu quyết khác áp dụng, như giải thích trước đó.--Nacdanh (thảo luận) 12:36, ngày 3 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến (@NacdanhNguyentrongphu: cả tác giả và người đề cử): Tôi cảm thấy bài viết sẽ hưởng lợi hơn nhiều nếu nội dung dạng bảng biểu (theo cách trình bày như trong bài) được chuyển thành văn xuôi; cần chú ý rằng việc mở rộng bảng theo chiều ngang có thể gây khó cho người đọc qua điện thoại. Thuyhung2112 (thảo luận) 04:29, ngày 3 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112: Tôi cảm thấy sự khó chịu của độc giả dưới dạng truy cập điện thoại, nhưng cũng đành chịu. Chuyển dạng văn bản sẽ không thể tối ưu, quá nhiều câu từ sẽ lặp lại, và không thể trực quan. Các BVCL hay BVT vẫn có bảng biểu, và độc giả truy cập điện thoại vẫn phải chấp nhận điều đó. Tôi xin lỗi, nhưng tôi không muốn phá vỡ cấu trúc, không thể hy sinh lợi ích của nhóm này (máy tính, laptop, máy tính bảng) để tạo lợi ích cho nhóm khác, đôi khi phải chấp nhận thích nghi. Cảm ơn đã góp ý.--Nacdanh (thảo luận) 12:29, ngày 3 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia đó giờ không rập khuôn, tùy chủ đề mà viết theo dạng văn xuôi hoặc bảng biểu. Một số chủ đề thì dạng văn xuôi là tối ưu nhất, nhưng một số chủ đề khác thì dạng bảng biểu là tối ưu nhất. Nếu tác giả viết bài đã lý giải lý do hợp lý là tại sao nên dùng bảng biểu thì tôi nghĩ vấn đề này đã được giải quyết ổn thỏa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:37, ngày 4 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Bài viết đã hiệu đính chinh xác các thuật ngữ pháp lý, các thành viên có nguồn mới hoặc các hình ảnh liên quan đến vụ án có thể đăng tải giúp để bài viết chất lượng hơn. Bài viết chính thức hoàn thành. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 18:03, ngày 4 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Theo mình mục "Quyền nổ súng của công an" cần nêu rõ hơn nữa mối liên hệ của vụ việc với việc ra nghị định của các cơ quan công quyền VN. Hiện nay mình thấy phần này hơi lạc lõng và có phần không dính líu gì tới chủ đề chính (Tác động của vụ việc lên việc ra nghị định). Hay phần "Luật Giám định tư pháp" cũng tương tự, nhiều thông tin trong mục có thể lược bớt đi (vì chủ yếu là bối cảnh) và thông tin có thể tóm gọn lại hơn để bắt được luôn vào cái ý chính (vụ việc đã được dẫn ra làm ví dụ để thảo luận cho việc ra luật, nghị định) thay vì dành hẳn một đoạn dài để nói về "Phòng Giám định kỹ thuật hình sự" và các tranh cãi xung quanh nó. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:32, ngày 9 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Nguồn này có thể hữu dụng cho việc bổ sung thông tin mới vô bài viết. Nếu rảnh và dư thời gian đến thư viện mình sẽ up ảnh vài bài báo trích từ sách này để tác giả đọc và thêm thắt nội dung. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:38, ngày 9 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Vâng, nếu bạn có thẻ tiếp cận những nguồn này thì mong bạn hỗ trợ thêm. Cảm ơn. Một số tựa đề này cũng đã được nhắc trong tài liêu tiếng Anh, nhưng ở dạng tiêu đề, không nói về nội dung hoặc chỉ khái lược. Cảm ơn. – Nacdanh (thảo luận) 22:06, ngày 11 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Về ý "Luật Giám định tư pháp" nếu chỉ để ý kiện dẫn chứng về vụ án thì chỉ là một phần để xúc tác sửa đổi luật. Luật sửa đổi còn cần nhiều nhiều tố như số lượng nhân sự, cơ quan chủ quản, cơ sở luật hiện hành có sẵn để làm căn cứ thành lập. Nếu chỉ có mỗi ý viện dẫn vụ án thì người đọc sẽ cảm thấy "nhánh lập pháp cảm tính" để sửa luật. Việc bổ sung thêm một số ý sẽ giúp toàn diện hơn về nội dung. Đôi khi nội dung phải bổ nghĩa để mang tính toàn vẹn, nếu người đọc lọt thỏm hoặc mấp mé một luận điểm, rồi nhìn chất lượng bài sẽ không đánh giá cao bài viết, dẫn đến đánh giá thấp chất lượng dự án của cộng đồng. – Nacdanh (thảo luận) 22:12, ngày 11 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Về "Quyền nổ súng của công an", thì trong các văn bản luật, người ban hành nghị định hay luật thì trong văn bản không bao giờ ghi "căn cứ vào vụ án ABC" cả.
    Thứ hai, các báo viết về luật pháp tại Việt Nam rất ít. Nên không có phân tích rõ nội dung như thế nào của các quy định được ban hành. Thứ ba, "Tác động" không nhất thiết phải liên quan quá nhiều đến vụ án, mà là kết quả của cập nhật luật khi lỗ hổng trước đó đã xảy ra. Qua trình này có thể rất lâu và mất thời gian, có thể do ấn định tổ chức nhánh lập pháp, thời gian lập dự thảo và xin ý kiến, vân vân.
    Và với người đọc, nếu nghe công an dùng súng trong vụ án xong hết thông tin. Thì sẽ có câu hỏi bỏ ngỏ "ở dùng súng năm 1993 mà không thấy luật/văn bản luật thay đổi gì nhỉ?" Ý tiếp nữa, văn bản luật quá dài, tôi không thể tóm lược được, nếu tóm lược thì vai trò của bài viết sẽ là wikisource, sai chức năng. Hơn nữa, nếu tôi tóm tắt sai thì sao? Trong khi văn bản luật hiện nay, người đọc muốn tìm hiểu thì có khá nhiều kênh truy cập hoặc nhờ luật sư. Tôi chỉ cập nhật mốc thời gian luật được bổ sung (vá lỗ hổng). Tôi không phải chuyên gia luật học để khái lược luật (như các lý do bên trên). – Nacdanh (thảo luận) 22:22, ngày 11 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Những thông tin về việc ban hành Luật Giám định tư pháp hay tranh cãi xung quanh "dự thảo nghị định quyền nổ súng của người thi hành công vụ" hoàn toàn có thể chuyển sang các bài viết về riêng nó, hoặc đổi làm một mục nội dung của bài viết có chủ đề liên quan hơn trên Wiki. Bạn có thể giản lược rất nhiều thông tin "bối cảnh" bằng việc dẫn wikilink tới các bài viết trên, thay vì cố gắng bao quát hết mọi góc nhìn trong một bài viết, mà theo mình không phải là một cách viết hợp lý. Một bài viết bách khoa về một chủ thể nhất định sẽ chỉ tập hợp các ý thực sự liên quan với nó, thay vì cố gắng giải thích tất cả các dây tơ rễ má về những thứ thực sự ít liên quan tới chủ đề.
    Hiện nay, hai mục này chứa khá nhiều thông tin "lạc đề", rõ ràng vì thực tế vụ án này không có liên hệ trực tiếp gì tới việc ra các luật và nghị định bên trên. Vì vậy việc tạo mục nội dung dành cho riêng nó theo mình là không cần thiết. Đó là chưa kể số lượng thông tin thực sự liên quan tới "Vụ án cầu Chương Dương" trong các mục nội dung này là quá ít, cụ thể mục "Luật Giám định tư pháp" chỉ có 2 ý đề cập đến, còn mục còn lại là 1 ý duy nhất, và tất cả những ý này đều xuất phát từ quan điểm của một số cá nhân tham gia vào tranh cãi xung quanh việc ban hành luật/nghị định. Nói cách khác, những thông tin "bối cảnh" này không thỏa mãn tiêu chí 4 của Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:50, ngày 12 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã giản lược "Luật giám định tư pháp". Vấn đề nổ súng của công an, tôi vẫn giữ quan điểm chỉ liệt kê, bạn lưu ý mốc liệt kê, chứ không hề lan man kể lể luật. Bạn hoàn toàn có quyền cho một phiếu chống với quan điểm của mình. Với cá nhân tôi, tôi cho rằng cần mục đó. Dù bài không đạt BVCL, tôi vẫn thấy bài cần có mục này như quan điểm của tôi. Quyết định ở bạn, tôi xin phép dừng thảo luận. – Nacdanh (thảo luận) 05:49, ngày 12 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn đã sửa. Về mục "Quyền nổ súng của Công an", cá nhân mình cho rằng vẫn có thể lược bớt một số thông tin không liên quan, ví dụ như đoạn đầu tiên của mục. Mình xin hứa trước là trong biểu quyết này mình sẽ không làm khó dễ gì ai; về quan điểm của mình, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đúng sai để sửa vào bài viết. Tất nhiên nếu bạn cho rằng những thông tin được giữ lại trong bài hiện nay thực sự có liên hệ với vụ án thì mình cũng không có lý do gì để phản đối, bởi việc đánh giá một bài viết cần có cái nhìn khách quan hơn trong chỉnh thể nội dung của nó thay vì chỉ chú trọng vô tiểu tiết, mến – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:30, ngày 12 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Thực ra, với bất kỳ thành viên nào cho ý kiến hoặc hiệu đính bài viết thì suy cho cùng vẫn hướng đến mục đích cuối cùng là bài viết tốt hơn. Mục đích chính để bất kỳ thành viên viết bài là để lưu lại chút ít bối cảnh lịch sử xã hội nội tại đương thời, phản ánh trình độ xã hội nội tại của một vùng đất đương thời. Chủ đề thì rất nhiều, nhưng sức người thì có giới hạn, còn nhiều điều ràng buộc và gặm nhấm thời gian rất tàn nhẫn.
    Với ý kiến của cá nhân bạn, tôi rất trân trọng, mong bạn hiểu điều đó. Chúng ta đều đang hướng đến bài viết tốt hơn, nhưng chúng ta chỉ đang hiểu khác nhau về khái niệm "tác động". Có thể với bạn thì tác động phải từ sự việc và gắn trực tiếp với sự việc, với tôi thì có thể hơi khác chút khi cho rằng tác động là sự phát triển tiếp nối vá lỗ hổng của sự việc (coi như hệ quả gián tiếp).
    Còn như nhiều thành viên khác đã nói, vụ án có khá nhiều báo in viết nhưng không được lưu trữ, một điều đáng tiếc. Nếu bạn có khả năng tiếp cận một số tài liệu liên quan (như một nguồn dẫn phía trên có nhắc), và tất nhiên nếu bạn có thời gian cũng như không quá phiền thì bạn có thể trực tiếp sửa/bổ sung giúp thêm thông tin từ nguồn sách thư viện. Một bông hoa đẹp thì cần nhiều người chăm sóc. Trân trọng. – Nacdanh (thảo luận) 02:35, ngày 14 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi cho rằng theo thời gian và sự phát triển của tin tức, nếu đặt tên bài viết như vậy sẽ rất chung chung và mơ hồ khiến người đọc lúng túng. 20 năm trước đặt tên như vậy thì chắc ai cũng biết là vụ gì, nhưng giờ thì nên chú thích rõ ràng hơn như kiểu "Vụ án mạng trên cầu Chương Dương năm 1993". --NXL (thảo luận) 16:32, ngày 10 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ tên bài hiện nay vẫn thỏa mãn tiêu chí Wikipedia:Tên bài, đặc biệt ở "độ chi tiết" và "tính ngắn gọn".
    Đổi tên bài viết, trích nguyên văn "chúng tôi dành thêm sức nặng cho các nguồn đáng tin cậy được viết sau khi đổi tên. Nếu các nguồn đáng tin cậy được viết sau khi thay đổi được công bố thường xuyên sử dụng tên mới, Wikipedia nên tuân theo và thay đổi các tiêu đề liên quan cho phù hợp. Mặt khác, nếu các nguồn đáng tin cậy được viết sau khi công bố thay đổi tên vẫn tiếp tục sử dụng tên đã được thiết lập, Wikipedia cũng nên tiếp tục làm như vậy,"
    => nếu xuất hiện một vụ án khác trên cầu này, thực sự nổi bật thì sẽ "để tên vụ án thứ hai kèm năm của vụ án thứ hai".
    Vụ án này không nhất thiết phải đổi tên vì "Nếu các nguồn đáng tin cậy được viết sau khi thay đổi được công bố thường xuyên sử dụng tên mới, Wikipedia nên tuân theo và thay đổi các tiêu đề liên quan cho phù hợp". Vụ án này với tên gọi độc nhất trên truyền thông (đói chiếu nguồn) và trên chính cơ quan ngôn luận của ngành tư pháp (đối chiếu nguồn) thì vẫn thỏa mãn với tên gọi này. Hiện nay, chưa có vụ án nào nổi bật để phải tìm cách thay đổi tên gọi. Tương tự như Sự kiện Phụng Thiên, Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vân vân. – Nacdanh (thảo luận) 22:00, ngày 11 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    NXL Nói gì nói thì cũng phải tuân thủ theo cách đặt tên của nguồn bạn à. Có một số sự kiện 1000-2000 năm trôi qua rồi mà tên sự kiện vẫn như vậy chứ không thay đổi. Chả ai làm thêm số năm hay chi tiết khác làm gì cho thừa thãi. Số năm chỉ được thêm nếu như có sự kiện nổi bật khác trùng tên xảy ra. Ví dụ, sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng–Cổ Cận xảy ra cách đây 66 triệu năm về trước nhưng tới giờ tên vẫn y nguyên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:33, ngày 12 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @Nacdanh: Mình đã có ảnh chụp của loạt bài điều tra từ tờ Phụ nữ Thủ đô về vụ án, đã đoạt giải báo chí toàn quốc vào năm 1993. Đối sánh với thông tin trong bài, còn thiếu rất nhiều thông tin quan trọng về xuất thân, bối cảnh của các nhân vật liên quan. Bạn hãy sớm bổ sung vào bài để chất lượng bài hoàn thiện hơn trước khi biểu quyết đáo hạn. Xin gửi. Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:41, ngày 29 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Có một số mảng nữa mà nội dung trong bài chưa khai thác tối đa hoặc sai lệch, ví dụ về khía cạnh phản ứng dư luận Hà Nội khi đó (các bài ý kiến đăng trên báo); xuất thân của hung thủ (Nguyễn Tùng Dương theo ghi nhận sinh năm 1958, là một người có gia cảnh khá giả và là cầu thủ bóng đá của clb công an HN, tr. 187) hay của nạn nhân (trên thực tế, nạn nhân không phải là một người "được đào tạo kém", đây là nhận định hoàn toàn sai nhất là khi nạn nhân học tại trường trung học giữa thủ đô. Hoặc sự việc sau cái chết của Phương thì 40 đồng nghiệp của hung thủ đã đồng loạt gửi bài tố cáo lên trên Phụ nữ Thủ đô, tr. 186). Bên trên đều là những thông tin vô cùng quan trọng có thể góp phần mở rộng thêm các góc nhìn về vụ việc ở phương diện xã hội, tuy nhiên do hạn chế về tiếp cận thông tin (chủ yếu 2/3 nguồn trích trong bài đều từ Marr (1998)) nên những điểm này chưa được nhắc đến trong bài. Mình sẽ thử tìm thêm một số nguồn liên quan nữa và cung cấp cho chủ bài viết để bổ sung nội dung. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:58, ngày 29 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Tối mai tôi sẽ đọc, cảm ơn bạn đã hỗ trợ. – Nacdanh (thảo luận) 15:25, ngày 29 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Học cấp 3 đâu có nghĩa là không phải được đào tạo kém? Tùy người thôi, có người học cấp 3 nhưng rất giỏi, còn có người học cấp 3 xong vẫn chả biết gì. Thi lấy điểm tối thiểu (2-3 điểm gì đấy) để tốt nghiệp là xong. Nguồn tiếng Anh là nguồn uy tín nên tôi không tin có chuyện bịa đặt thông tin ở đây. Thông tin nạn nhân học trung học giữa thủ đô không thể dùng để phủ nhận cho thông tin "được đào tạo kém" từ nguồn mạnh được. Trừ phi có nguồn khác ghi rằng nạn nhân học giỏi hoặc là học sinh xuất sắc thì mới loại thông tin "đào tạo kém" của nguồn tiếng Anh ra khỏi bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:48, ngày 29 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Bạn lưu ý nguồn Marr là phân tích phần lớn dựa theo loạt bài báo điều tra của hai tờ Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô. Tờ PNTĐ có ghi rõ rằng nạn nhân không phải là một người được đào tạo học tập kém, và mình hoàn toàn không tin những nhận định mang tính áp đặt của tác giả nguồn tiếng Anh về giáo dục của thế hệ thanh thiếu niên tại Hà Nội khi nói đó là tình trạng chung của hàng ngàn thanh thiếu niên đương thời. Học cấp 3 tại một trường ngay giữa thủ đô nhưng lại được "đào tạo kém" là vấn đề về mặt logic của tác giả bài nghiên cứu của nguồn kia, vì vậy cần lọc những thông tin mang tính tranh cãi hoặc double-check nếu có nhầm lẫn về ý hiểu diễn đạt của bài viết gốc. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 03:32, ngày 30 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Hình như bạn chưa đọc đoạn phía dưới của tôi? Ý tác giả không phải nói về nền giáo dục ở VN mà đang nói về sự đào tạo trong công việc kia kìa. Tôi đã đối chiếu với nguồn gốc tiếng Anh và xác nhận là ngữ cảnh là trong công việc. Một bạn X có thể học rất giỏi, nhưng khi đi làm thì chưa chắc được công ty đào tạo bài bản. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:00, ngày 30 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Mình đang trả lời quan điểm học cấp ba của nạn nhân vì nó vô lý và mang tính quy chụp. Bạn sửa lại thì OK, vậy vấn đề là nằm ở diễn đạt thông tin của bài viết gốc gây trúc trắc cho bạn Nacdanh. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:03, ngày 30 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    À, tôi đã đọc trong nguồn tiếng Anh. Trong ngữ cảnh đó, ý của nguồn không phải nói Phương học thức thấp mà là Phương không được đào tạo bài bản trong công việc (chuyện này thời nay còn xảy ra chứ đừng nói thời đó). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:36, ngày 30 tháng 8 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!

@Nguyenmy2302: vụ án này phức tạp hơn tôi nghĩ rất nhiều, tôi chưa có thời gian đọc, nhưng 1-2 ngày tới sẽ cố hoàn thiện từ nguồn của bạn. Cảm ơn đã hỗ trợ.--Nacdanh (thảo luận) 05:44, ngày 4 tháng 9 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Nguyenmy2302: "40 đồng nghiệp của hung thủ đã đồng loạt gửi bài tố cáo lên trên Phụ nữ Thủ đô" => thông tin là sai nhé. 40 bạn học của nạn nhân, lớp 12B THPH Phan Đình Phùng viết chung đơn gửi đến Phụ nữ Thủ đô. Còn một số thông tin mới thì tôi đã cập nhật thêm một số ý khá quan trọng trong phần "Diễn biến".--Nacdanh (thảo luận) 13:06, ngày 5 tháng 9 năm 2023 (UTC)[trả lời]
"đây là nhận định hoàn toàn sai nhất là khi nạn nhân học tại trường trung học giữa thủ đô. Hoặc sự việc sau cái chết của Phương thì 40 đồng nghiệp của hung thủ đã đồng loạt gửi bài tố cáo lên trên Phụ nữ Thủ đô" => ý đầu là lỗi diễn đạt, đã sửa lại "Phương biết chữ nhưng không được đào tạo bài bản trong công việc, một tình trạng chung của hàng ngàn thanh niên Hà Nội thời đó". Còn ý thứ hai là sai hoàn thoàn nhé. Như giải thích bên trên, 40 bạn học của nạn nhân viết đơn gửi Phụ nữ Thủ đô.--Nacdanh (thảo luận) 13:10, ngày 5 tháng 9 năm 2023 (UTC)[trả lời]