Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Vụ 9 người Việt tháp tùng ngoại giao bỏ trốn tại Hàn Quốc 2018

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vụ 9 người Việt tháp tùng ngoại giao bỏ trốn tại Hàn Quốc 2018 [sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Thành công Dương Vinh Hoàng (thảo luận) 05:34, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

=> Giới thiệu: Vụ 9 người Việt tháp tùng ngoại giao bỏ trốn tại Hàn Quốc 2018 sự kiện một nhóm gồm chín trong tổng số 160 người Việt thuộc đoàn doanh nghiệp tháp tùng ngoại giao Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc bất hợp pháp vào tháng 12 năm 2018, đây là chuyến thăm ngoại giao chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân theo lời mời từ Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang trước đó.

=> Lời bạt: Do cá nhân với ngôn ngữ hạn hẹp, có thể phạm rất nhiều sai lầm trong diễn đạt, rất mong nhận được nhiều góp ý quý báu từ các thành viên. Nếu các thành viên có thêm nguồn tiếng Hàn, hãy cứ mạnh dạn cập nhật giúp bài viết phát triển. Nếu hồi đáp muộn, mong các thành viên cảm thông. Có thể vì nhiều lý do, tôi có thể không kịp phản hồi, hy vọng các thành viên có thể cải thiện bài giúp. Nếu được, các thành viên có thể mạnh dạn sửa đổi ngay trong bài. Hy vọng câu chuyện mang lại nhiều niềm vui hứng khởi. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 16:31, ngày 24 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Đủ chất lượng làm bài viết tốt, các lỗi của bài đã được tác giả phản biện hợp lý.  A l p h a m a  Talk 05:53, ngày 29 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý bài bố cục tốt, chú thích và trích dẫn rõ ràng chi tiết, từ một thành viên chuyên nghiệp, OK - Kill-Vearn (thảo luận) 04:27, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Quyongqmkodinhdanh (thảo luận) 08:27, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn không đủ điều kiện bỏ phiếu. Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 08:32, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài viết có cái nhìn tổng quát sự kiện. --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 08:40, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tên bài không phù hợp với nội dung, do đó không phản ánh đúng sự thật:
    1- Đây là PHÁI ĐOÀN DOANH NHÂN VIỆT NAM được bố trí đi cùng chuyến bay của CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM sang Hàn Quốc làm việc. Đoàn này do Bộ Kế hoạch và đầu tư phụ trách, không phải do Bộ Ngoại giao hoặc Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Việt Nam phụ trách. Do đó, đoàn này không phải là PHÁI ĐOÀN NGOẠI GIAO VIỆT NAM.
    ☑Y đã sửa theo góp ý. "tháp tùng ngoại giao"
    2- Chỉ có 9 thành viên của đoàn doanh nhân này trốn ở lại Hàn Quốc, không phải tất cả các thành viên trong đoàn đều trốn ở lại. 7/9 thành viên đã được phía Hàn Quốc tìm thấy và trục xuất về Việt nam. 2 người còn lại bị truy tìm. --Двина-C75MT 08:21, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)--[trả lời]
    ☑Y Vậy theo bạn phải sửa như thế nào? Không lẽ phải thêm rõ 9 người. "Vụ 9 người phái đoàn tháp tùng ngoại giao Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc năm 2018". Bạn lưu ý thêm là khoảng 9 tháng sau mới bắt đầu trục xuất 2 người đầu tiên, hai tháng sau đó mới thêm người thứ ba bị trục xuất, bốn người khác bị trục xuất vào 5 tháng sau đó. "Hơn 10 tháng sau chuyến công tác của phái đoàn, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc thông tin cho biết 9 trong số 160 người đi theo đoàn đại biểu Quốc hội đã không quay trở lại Việt Nam sau chuyến thăm. Những người này trốn ở lại Hàn Quốc làm lao động tự do." [1] Bạn không thể chối bỏ được sự thật họ ở cùng một chuyên cơ, với các thủ tục ngoại giao với phía Hàn Quốc (đã dẫn chứng bên dưới). Nói rõ thêm, nếu không đi cùng trong một chiếc chuyên cơ và không được hưởng các quy chế ngoại giao do phía Hàn Quốc cung cấp, Bộ KH-ĐT không được Ủy ban đối ngọai Qh ủy thác, nhóm 9 người không bị Bộ Công an rà soát hồ sơ giám sát an ninh thì tôi không ý kiến. Với những đặc quyền và thủ tục phức tạp như trên mà nhóm 9 người này chỉ là "nhóm thương mại" thì tôi cũng không còn ý kiến thêm. Riêng ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng thừa nhận không muốn lần sau bị mang tiếng (nguồn bên dưới), rõ ràng ông ta cũng phải thừa nhận ảnh hưởng danh tiếng ngoại giao dù muốn chối bỏ. Tôi đã đổi tên bài 5 lần kể từ thời điểm bạn có phiếu chống, cá nhân tôi không còn khả năng cải tiến tên bài.
    Cảm ơn bạn @Minh Tâm-T41-BCA: đã quan tâm đến bài viết, tôi đã dổi tên "phái đoàn ngoại giao" thành "phái đoàn tháp tùng ngoại giao". Cảm ơn về nhận xét của bạn. Sau khi xem xét, tôi đã lựa chọn "tháp tùng ngoại giao" thay vì "ngoại giao" vì lý do từ bạn cũng như những lý do sau:
    1. "ngày 6-8-2018, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc." [2] (như ý 2 của bạn đã nêu)
    2. "Đối với các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc Bộ Kế hoạch - đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc và Vietravel, theo Viện KSND tối cao, các đơn vị này được Văn phòng Quốc hội giao chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng chủ tịch Quốc hội đi Hàn Quốc. Quá trình thực hiện nhiệm vụ ban tổ chức đã bị các bị can lợi dụng để tổ chức cho khách trốn đi Hàn Quốc." [3] (kết luận từ chính cơ quan điều tra, qua thông cáo báo chí)
    3. "Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hàng trăm phái đoàn như vậy trong 30 năm nay, rất tiếc đây là lần đầu tiên có việc như thế. Đây là các đối tượng lợi dụng hỗ trợ của Chính phủ và chính sách của Nhà nước để làm bậy. Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã phối hợp tích cực với Bộ Công an để tìm ra những người này và sẽ tiếp tục tìm kiếm, xử lý theo quy định của pháp luật". [4]
    4. "ngày 6-8-2018, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc" [5]
    5. "ngày 6-8-2018, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Do lịch thay đổi nên đoàn chỉ thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 4-12 đến 7-12-2018. Để tổ chức đoàn doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch - đầu tư giao Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc triển khai thực hiện. Sau khi kết thúc lịch trình công tác, 9 người trốn lại Hàn Quốc không cùng đoàn về Việt Nam." [6]
    6. "Trong quá trình thành lập đoàn, Bộ KH-ĐT đã lựa chọn, lập danh sách, gửi Bộ Công an thẩm định nhân thân, sau đó đề nghị Văn phòng Quốc hội cho đi cùng trên chuyên cơ. Vậy biện pháp nào để chấn chỉnh? Tôi cho rằng tốt nhất là từ lần sau không cho đi nhờ nữa. Các đoàn đó sẽ tự tổ chức đi, không đi cùng chuyên cơ, để khỏi mang tiếng" [7]
    7. "ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội cho hay, nhóm bỏ trốn trên thuộc thành phần đoàn doanh nghiệp tham gia sự kiện Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, do Bộ Kế hoạch Đầu tư, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức" [8]
    8. "Ngày 27.11.2018, Bộ KH-ĐT ra quyết định thành lập đoàn doanh nghiệp, ban hành văn bản đề nghị Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam hỗ trợ cấp visa cho 86 cá nhân thuộc 44 doanh nghiệp. Đến ngày 2.12.2018, do một số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không tham gia, một số cá nhân không phải cấp visa vì đã có hộ chiếu công vụ hoặc thẻ APEC, Đại sứ quán Hàn Quốc đã cấp visa cho 53 cá nhân thuộc 35 doanh nghiệp" [9]
    9. "Quốc hội Hàn Quốc phụ trách gửi lời mời ngoại giao tới phái đoàn Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách cấp thị thực, Bộ Tư pháp Hàn Quốc phụ trách kiểm soát xuất nhập cảnh" [10]
    10. "Nguyễn Công Hoan (Trưởng Ban Thị trường, Hiệp hội lữ hành Việt Nam). Theo ông Hoan, thông thường, công ty lữ hành tham gia phục vụ tháp tùng đoàn ngoại giao đi công tác. Ông Hoan cho rằng, các đoàn đi công tác thường thuê đoàn tháp tùng đi theo. Thường các Bộ ngành sẽ thông báo cho doanh nghiệp, các hiệp hội có chương trình thế này, có doanh nghiệp nào muốn đi sẽ đóng tiền" [11]
    11. "Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ được Nhà nước giao tổ chức các đoàn DN tháp tùng lãnh đạo trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước cũng như tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài" [12]
    12. "Bộ coi đây là bài học sâu sắc để rà soát, rút kinh nghiệm khi tổ chức đoàn doanh nghiệp đi cùng, không để lặp lại sự cố này trong các chuyến đi tiếp theo. Bộ sẽ siết chặt hơn nữa quy trình tổ chức, quản lý chặt chẽ đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước" [13]
    13: "Bên cạnh đó, cũng có nhiều đoàn doanh nghiệp với số lượng từ 50-70 doanh nghiệp tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong các chuyến thăm, làm việc ở nước ngoài" [14]
    14. "Tháng 8/2018, Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc từ ngày 4 đến 7/12/2018" [15]
    15. Nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, người từng có kinh nghiệm tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải trong một chuyến công tác sang Nhật [...] "Đó là chuyên cơ chứ có phải tàu chợ đâu mà nói thế. Nếu là chuyên cơ thì từng người một đều mang danh nghĩa là thành phần của đoàn Việt Nam sang Hàn Quốc. Tôi nghe như thế thì thấy rất buồn cười. Không thể nào nói như vậy được. Rất coi thường dư luận. Theo doanh nhân Lê Hoài Anh, việc được tháp tùng các nguyên thủ đi công tác nước ngoài là một cơ hội tốt trong công việc kinh doanh, nhờ không khí thân mật trong chuyến chuyên cơ giữa các thành viên cũng như điều kiện thuận lợi để làm việc tại quốc gia điểm đến. Tuy nhiên, các doanh nhân muốn đăng ký đi tháp tùng nguyên thủ phải là những gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực thương mại liên quan tại quốc gia điểm đến, và họ phải đóng tiền mua vé máy bay như khi đi máy bay thương mại." [16]
    Tôi đã đọc lại các nguồn trong bài và đưa ra một số từ khóa quan trọng "phái đoàn" + "tháp tùng" + "cùng một chuyên cơ ngoại giao" + "Ủy ban Đối ngoại Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì" + "lập danh sách, gửi Bộ Công an thẩm định nhân thân" + "đề nghị Văn phòng Quốc hội cho đi cùng trên chuyên cơ" + "Quốc hội Hàn Quốc phụ trách gửi lời mời ngoại giao tới phái đoàn Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách cấp thị thực, Bộ Tư pháp Hàn Quốc phụ trách kiểm soát xuất nhập cảnh" + "Bộ được Nhà nước giao tổ chức các đoàn DN tháp tùng lãnh đạo" + "đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước" + Nguyễn Công Hoan (công ty lữ hành dã định nghĩa về tháp tùng) + "Lê Hoài Anh, người từng có kinh nghiệm tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải trong một chuyến công tác sang Nhật" (chia sẻ định nghĩa tháp tùng ngoại giao). Đây là ý kiến tôi trả lời lại bạn. Tôi thấy rằng phiếu chống của bạn đã có một phần ý đúng, nên đã sửa lại tên bài. Hiện tại, tôi thấy tên bài đã đúng dựa theo các nguồn dẫn chứng. Nếu sau một thời gian, bạn không quan tâm đến biểu quyết này, tôi có thể sẽ phải nhờ đến Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết.--Nacdanh (thảo luận) 09:23, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chấp nhận sửa đổi của Nacdanh. --Двина-C75MT 06:46, ngày 29 tháng 6 năm 2021 (UTC)--[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến
    Thứ nhất, KHÔNG CÔNG BẰNG VỀ SỐ LƯỢNG: chỉ có 9 trong số 160 người bỏ trốn mà khiến cả đoàn bị ảnh hưởng, con sâu làm rầu nồi canh, có cả bài thế này Vụ bỏ trốn của phái đoàn tháp tùng ngoại giao Việt Nam tại Hàn Quốc 2018 hình như ko công bằng, dìm hàng, chả khác nào mọi người đọc tựa bài sẽ hiểu lầm cả đoàn, trong khi họ chỉ là thiểu số của một tập thể đông.
    ☑Y đã sửa thành "9 người"
    Thứ hai, KHÔNG ĐẶC BIỆT VỀ ĐỐI TƯỢNG: mấy người bỏ trốn là giám đốc kinh doanh, cái này thì có gì đặc biệt, lúc nào mà chả có người Việt như công nhân, thông dịch viên, kỹ thuật viên, chuyên gia này nọ,.... tìm cách ở lại HQ, cả ngàn người, có gì đặc biệt, giám đốc chức vụ cũng đâu có phải là chức lớn lắm đâu, giám đốc chỉ là cái chức nhiều khi chỉ là kẻ làm thuê. Nếu viết bài Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc, viết về hàng nghìn người Việt bỏ trốn thì sẽ hợp lý hơn, vì dù gì nó nổi bật cho một vấn nạn lớn. Còn lẻ tẻ 9 cá nhân so với hàng ngàn người bỏ trốn khác thì thấy cũng bình thường. Với lại theo mình được biết là chủ doanh nghiệp là dân có tiền, đến HQ kinh doanh ra vào nước này có khó gì đâu, chứng tỏ những người tìm cách trốn chỉ là thân phận làm công nhỏ bé trong công ty, ko có tiền mới phải làm chuyện nhiêu khê thế này, người có tiền chả phải làm vậy chi cho cực, nhớ tầm năm 2010, đóng 500.000 USD là nhập tịch HQ luôn kìa, cần gì phải trốn chi cho khổ nếu ko phải chỉ là những thân phận nhỏ.
    Nếu bạn thấy bài không nổi bật hoặc đối tượng không nổi bật hoặc bất cứ lý do gì không nổi bật thì có thể gắn biển xóa bài và đợi cộng đồng biểu quyết xóa. Bạn có đầy đủ quyền để thực hiện thao tác đó và tôi không có lý do gì phản đối.
    Đôi lời - Kill-Vearn (thảo luận) 08:55, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi xin trả lời như sau, vấn đề đã sửa lại "phái đoàn tháp tùng ngoại giao" trên chuyên cơ của nguyên thủ quốc gia. Đây là sự kiện ngoại giao. Những người bỏ trốn họ không phải khách du lịch, nhắc lại họ xuất hiện trên cùng một chiếc chuyên cơ ngoại giao, họ được phía Việt Nam yêu cầu Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cấp thị thực, họ được Bộ Tư pháp Hàn Quốc kiểm soát xuất nhập cảnh. Những bài về vấn đề khác như bạn nếu không thuộc mối quan tâm của tôi, tôi cũng không có thời gian quan tâm vấn đề khác, nếu bạn thích một chủ đề bất kỳ thì có thể tự mình nghiên cứu hoặc viết lách. Nên tập trung vào bài viết này.--Nacdanh (thảo luận) 09:31, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có lẽ mình hơi lạc đề - Kill-Vearn (thảo luận) 04:28, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bố cục bài rất là OK, nhưng mình cần suy nghĩ và đọc kỹ nội dung rồi trả lời sau nhé (tựa bài có vẻ dài dòng và chưa thỏa đáng, cần các ý kiến của mọi người) - Kill-Vearn (thảo luận) 10:34, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Bình luận: Tôi thì không thể nghĩ ra một cái tên nào hay hơn mà vẫn hợp lý, bởi các bài vốn thuộc kiểu tin tức thì rất khó thống nhất cách đặt tên. Cơ mà cái tên hiện tại có ai thấy rằng nó chi tiết và khó nhớ quá không? Kiểu như người ta muốn search bài này để biết xem bao nhiêu người bỏ trốn, thì lại phải nhớ bao nhiêu người bỏ trốn mới tìm được bài =))) Đức Anh (thảo luận) 14:26, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Việc này cũng bình thường, không phải ai cũng quan tâm wp có gì. Người tìm sẽ dùng các công cụ tìm kiếm, kết quả trả về sẽ có wp trong đó nếu bài tồn tại trên wp, nếu quá tệ thì wp sẽ xuất hiện ở trang thứ hai của công cụ tìm kiếm. Ví dụ tương tự Vụ 39 người Việt chết ở Essex, Anh, Sự kiện 11 tháng 9, Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 hoặc các trận bóng đá với tỷ số theo kèm. Tái bút thêm, nếu ở thì hiện tại thì đúng là thông tin này chỉ mang tính "tin tức", nhưng qua thời đại này đủ lâu thì sẽ lại là một sự kiện lịch sử. Ví dụ dễ hiểu như Sự kiện Phụng Thiên, Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.--Nacdanh (thảo luận) 14:32, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý 9 người Việt thì quá chi tiết, nhưng bài dạng này đặt tên kiểu gì cũng không thể chiều lòng hết mọi người vì vậy cứ tôn trọng người viết.  A l p h a m a  Talk 05:51, ngày 29 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Khả năng vi phạm bản quyền của bài viết này đang hơi cao khi nội dung bài đang có mức độ giống trên 50% với rất nhiều nguồn. Bạn Nacdanh hãy xem xét biên tập lại bài rồi dùng công cụ này để kiểm tra lại nhé. Cảm ơn bạn.  Băng Tỏa  23:37, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi chưa rành lắm, nhưng thấy các phần giống đều là tên riêng, nhất là cả một cụm như "Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân" nên có thể chấp nhận được, vì không thể dùng tên riêng khác hoặc viết tắt được. --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 08:38, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Giống khoảng 50% là ok rồi. Giống trên 90% mới là vấn đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:41, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có thể việc lặp xuất phát từ các cụm từ chức danh là đa số, ngoài ra có thể là một số từ trùng lặp mà tôi không biết từ thay thế tương đương chuyên ngành trong tiếng Việt. Nếu ai thấy cần sửa gì thì cứ sửa.--Nacdanh (thảo luận) 17:52, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Mấy bài của Nacdanh lúc nào cũng chất lượng phết, tôi chỉ dám thắc mắc một chút là tại sao cụm "Diễn đàn Đầu tư và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc" ở infobox lại in nghiêng với cột "Tình trạng" trong danh sách 9 người đó để làm gì???? Q.Khải (thảo luận) 06:45, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    In nghiêng nhằm tạo thành một cụm từ riêng biệt và phân biệt với các từ khác trong câu, tránh lặp từ hoặc phân tâm hoặc rối câu. Khi đồng bộ như vậy thì hộp thông tin cũng tương tự đồng nhất. Bài viết về 9 người là trọng tâm, các hệ quả liên quan kéo theo.--Nacdanh (thảo luận) 17:49, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!