Bước tới nội dung

Yểng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yểng
Gracula religiosa intermedia
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Sturnidae
Phân họ (subfamilia)Graculinae
Tông (tribus)Graculini
Chi (genus)Gracula
Loài (species)G. religiosa
Danh pháp hai phần
Gracula religiosa
Linnaeus, 1758

Yểng hay nhồng hoặc sáo đá (danh pháp khoa học: Gracula religiosa) là một loài chim thuộc Họ Sáo (Sturnidae)[2] sống ở các khu vực đồi núi Nam ÁĐông Nam Á.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Yểng sinh sống ở vùng dưới chân núi Himalaya từ Kumaon, Ấn Độ (80° kinh đông) về phía đông tới Nepal, Sikkim, BhutanArunachal Pradesh ở những nơi có độ cao lên đến 2.000 m[3]. Yểng cũng sống tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và nhiều nơi ở Đông Nam Á.

Trứng tại bảo tàng Muséum de Toulouse

Chim yểng lớn có chiều dài 29 cm, lông màu đen xanh biếc, mỏ màu vàng đỏ, đầu có lông sọc vàng. Chúng ăn các loại côn trùng và trái cây.

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • G. r. peninsularis Whistler & Kinnear, 1933: Đông, trung Ấn Độ.
  • G. r. intermedia Hay, 1845: Từ bắc Ấn Độ tới nam Trung Quốc, Đông Dương và Thái Lan.
  • G. r. andamanensis (Beavan, 1867): Quần đảo Coco, quần đảo Andaman và Nicobar.
  • G. r. religiosa Linnaeus, 1758: Bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java, Borneo và các đảo cận kề.
  • G. r. batuensis Finsch, 1899: Các quần đảo Batu và Mentawai (ngoài khơi tây Sumatra).
  • G. r. palawanensis (Sharpe, 1890): Palawan (tây Philippines).
  • G. r. venerata Bonaparte, 1850: Từ Lombok tới Alor (Quần đảo Sunda Nhỏ).

Các quần thể có liên quan khác được phát hiện ở Tây Ghats của Ấn Độ và ở Sri Lanka từng được coi là các phân loài G. r. indicaG. r. ptilogenys, nhưng hiện nay đã được tách ra thành các loài riêng biệt là:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ BirdLife International (2018). Gracula religiosa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T103878755A135865132. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T103878755A135865132.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Salim Ali & Sidney Dillon Ripley. Handbook of the Birds of India and Pakistan. 10 (ấn bản thứ 2). Oxford University Press. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) New Delhi, Bird Numbers: 1015-1017, quyển 5, tr. 191-194, năm xuất bản 1986-2001.