Bước tới nội dung

Đầu máy TU7

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đầu máy D4H
Đoàn tàu du lịch với đầu máy D4H - 528 tại Ga Đà Lạt
Loại và xuất xứ
Kiểu loạiDiesel-hydraulic
Chế tạoKambarka Engineering Works
Ngày chế tạo1971-1996
2001-2010
2014
2016-nay
Tổng số
đã sản xuất
3372
Thông số kỹ thuật
Hình thể:
 • UICBo-Bo
Khổ1000 mm(D4H) và 1435 mm(D4Hr)
Đường kính bánh xe600 mm (23,62 in)
Độ cong tối thiểu40 m (131,23 ft)
Chiểu dài9,4 mm (38 in)
Chiều rộng2,45 mm (18 in)[1]
Chiều cao3,55 mm (18 in)[1]
Tải trục5 t (4,9 tấn Anh; 5,5 tấn Mỹ) (?)
Tự trọng đầu máy24 t (24 tấn Anh; 26 tấn Mỹ)
Loại nhiên liệuDiesel
Động cơ mồi nướcBernaul 1D12-400
Kiểu động cơĐộng cơ diesel V12
Bộ truyền độngThủy lực
Thông số kỹ thuật
Tốc độ tối đa55 km/h
Công suất kéo400 hp

TU7 (ТУ7) là một dòng đầu máy diesel khổ 750 mm (2 ft 5 12 in) – 1.067 mm (3 ft 6 in) do Liên Xô và sau này là Nga sản xuất. Được thiết kế trong giai đoạn 1971-1972 tại Nhà máy Chế tạo Máy Kambarsky để thay thế các đầu máy diesel TU4 và TU2 đã lỗi thời.[2] 3372[3] chiếc đã được chế tạo, vài trăm chiếc được xuất khẩu sang các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa và các nước đồng minh, trong đó có Việt Nam.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu máy được sản xuất bởi Kambarka Engineering Works tại Liên Xô từ năm 1972 đến năm 1994 và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975. Vào năm 1976-77 và năm 1991, các lô đầu máy diesel một đoạn (TU7E) và hai đoạn (2TU7) cho khổ 762-1430 mm, cũng như đầu máy diesel lái bên trái (TU7EL) được sản xuất để xuất khẩu, đã được giao cho Việt Nam, Cuba, Bulgaria, Tiệp Khắc, Guinea.[2]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]
  • TU7 hạng nhẹ
  • TU7R
  • TU7M (TGM40)
Đầu máy diesel TGM40
  • TU7A
Đầu máy diesel TU7A
TU7A-3042 với loại bộ ghép nối tự động AUK
  • TU7E, 2TU7, TU7EL
TU7E (D4H), Việt Nam
  • TU7S
  • TU7A (2008)

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống điều khiển và buồng lái

[sửa | sửa mã nguồn]
Cabin của đầu máy diesel TU7A-2866

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Loại đầu máy TU5 được Liên Xô viện trợ cho Miền Bắc Việt Nam trước đó (Ảnh minh họa)

Đầu máy D4H được Liên Xô viện trợ và hiện chỉ còn ít chiếc được sử dụng trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt (Đà Lạt - Trại Mát) .[4]

Phiên bản được sử dụng bởi Đường sắt Việt Nam có thể là phiên bản nặng hơn so với loại đầu máy TU7. Loại đầu máy này được thiết kế để vận hành trên các khổ ray từ 750 mm đến 1435 mm. Trước khi những đầu máy D4H này được đưa về Việt Nam thì trước đó, Kambarka Engineering Works đã được chuyển giao 30 đầu máy TU5 cho Miền Bắc Việt Nam. Sau khi sản xuất, tổng cộng đã có 247 đầu máy D4H được chuyển giao đến Việt Nam vào năm 1985. Ở Việt Nam, những đầu máy được thiết kế để chạy trên khổ ray hẹp được kí hiệu là D4H, còn có một phiên bản khác (nhưng chỉ chiếm số ít) được thiết kế để chạy trên khổ ray tiêu chuẩn được kí hiệu là D4Hr. Ngoài ra, còn có một lô D4H được sản xuất và chuyển giao cho Việt Nam vào năm 1991. Cho đến năm 2001, chỉ còn 183 đầu máy D4H còn hoạt động.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Наши узкоколейные тепловозы и электровозы (1 издание) — 1 — 2003.
  2. ^ a b “Тепловоз ТУ7” [Đầu máy diesel TU7] (bằng tiếng Nga).
  3. ^ “Список подвижного состава ТУ7” [Danh sách đầu máy TU7] (bằng tiếng Nga).
  4. ^ a b David Gurnett (Ngày 16 tháng 11 năm 2013). “Lịch sử của đầu máy D4H”. Railways in Vietnam. Truy cập Ngày 26 tháng 12 năm 2021.