Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Chí (Tư Chí)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
GcnnAWB (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tinh thần cách mạng: clean up, replaced: chôn dấu → chôn giấu
Dòng 108: Dòng 108:


==Tinh thần cách mạng==
==Tinh thần cách mạng==
{{wikify}}

'''Khi làm nội gián của Đảng tại Sở Mật thám (Bo Lo):'''
'''Khi làm nội gián của Đảng tại Sở Mật thám (Bo Lo):'''


Dòng 126: Dòng 126:


Lấy cắp đạn súng sáu đưa ra ngoài cho ông [[Lê Văn Ó]] (người do [[Nguyễn Văn Trân]] giới thiệu).
Lấy cắp đạn súng sáu đưa ra ngoài cho ông [[Lê Văn Ó]] (người do [[Nguyễn Văn Trân]] giới thiệu).
Lau chùi và cho dầu mỡ với các súng của Đảng chôn dấu lâu ngày bị rỉ sét.
Lau chùi và cho dầu mỡ với các súng của Đảng chôn giấu lâu ngày bị rỉ sét.


Bí mật sinh hoạt với ông [[Nguyễn Văn Trân]] và ông [[Trần Văn Út]] khi đó làm ở sở [[Hỏa xa Sài Gòn]], đã chết ở [[Côn Đảo]] năm 1940.
Bí mật sinh hoạt với ông [[Nguyễn Văn Trân]] và ông [[Trần Văn Út]] khi đó làm ở sở [[Hỏa xa Sài Gòn]], đã chết ở [[Côn Đảo]] năm 1940.

Phiên bản lúc 00:47, ngày 30 tháng 1 năm 2014

Nguyễn Văn Chí
SinhNguyễn Văn Chí
Mỹ An, Phù Mỹ, Bình Định
MấtHà Nội
Nơi an nghỉNghĩa Trang Văn Điển, Hà Nội
Quốc tịchViệt Nam
Tên khácHồng Vân, Tư Chí
Nghề nghiệpĐảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1932

Nguyễn Văn Chí còn được gọi là Tư Chí(19051980) bí danh Hồng Vân là một nhà hoạt động cách mạng lão thành từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.

Quá trình hoạt động

Nguyễn Văn Chí sinh ngày 15 tháng 10 năm 1905 mất ngày 21 tháng 12 năm 1980, quê ở, xã Mỹ Thắng (nay là xã Mỹ An), huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định.

Ông tham gia Cách mạng vào tháng 10 năm 1925 tại Phú Thọ - Sài Gòn.

Năm 1928 – 1930 ông làm bồi bàn cho người Pháp ở Sài Gòn, tham gia nghiệp đoàn (hay còn gọi công nhân tư gia) tức Công hội bí mật (thuộc Hội bồi bếp) do ông Đoàn Vinh phụ trách.

Năm 1930 – 1934 bí mật làm nội gián cho Đảng trong sở Mật thám (Bo-Lo) Chợ Lớn [1][2] và liên lạc với ông Hà Huy GiápNguyễn Văn Tây (tức Thanh Sơn) để đưa tin tức ra ngoài

Ngày 15 tháng 3 năm 1932 ông được giới thiệu vào Đảng Lao Động Việt Nam tại chi bộ: ghép nhà đèn Chợ Lớn - Châu Thành với người giới thiệu:

Năm 1934 – 1936 tiếp tục làm bồi bàn cho người Pháp ở Sở Thương chành Sài Gòn, bí mật vận động Hội bồi bếp, khi đó ông liên lạc với ông Lê Văn Thu kỹ sư hóa ờ Liên Xô về và ông Nguyễn Văn Chùa do ông Nguyễn Văn Trân giới thiệu.

Năm 1936 – 1939 hoạt động tại thị xã Bến Tre phụ trách Bí thư Chi bộ thị xã khi đó ông liên lạc với Năm (tức Ba Nhân) tài xế lái xe do ông Nguyễn Văn Trân giới thiệu.

Năm 1939 – 1940 Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị Thực dân Pháp khủng bố, ông bị truy nã và trốn tránh lên Đà Lạt tiếp tục hoạt động với các ông Chung Văn Năm và ông Hồng Nhật do ông Nguyễn Văn Trân giới thiệu.

Năm 1940 – 1945 liên lạc với các ông Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Trân tổ chức Công nhân cứu quốc Hội ở Sài GònChợ Lớn, chuẩn bị tiền khởi nghĩa để cướp chính quyền.

Tháng 8 năm 1945 tham gia cướp chính quyền tại Sài GònChợ Lớn và đồng thời phụ trách Bí thư Chi bộ thị xã Chợ Lớn, Chủ nhiệm mặt trận Việt Minh và Ủy viên Liên hiệp Nghiệp đoàn thị xã Chợ Lớn.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945 Thực dân Pháp chiếm Sài GònChợ Lớn, ông cùng đàn thể quần chúng tản cư khỏi Sài Gòn, tập hợp Đảng viên thành lập Mặt trận Việt Minh lâm thời tham gia lớp tập huấn chính sách của Mặt trận Việt Minh 15 ngày do ông Cao Hồng Lãnh phụ trách huấn luyện và trở về Sài GònChợ Lớn củng cố lại các đoàn thể quần chúng và lãnh đạo nhân dân ủng hộ “kháng chiến, giết giặc cứu nước”.

Ông tổ chức Mặt trận Việt Minh, củng cố sơ sở, sáng lập và làm quản lý tờ báo bí mật “Chống xâm lăng” làm cơ quan truyên truyền cho Mặt trận Việt Minh Sài GònChợ Lớn với bà Nguyễn Thị Trân và ông Trịnh Đình Trọng viết bài và làm Chủ nhiệm.

Tháng 3 năm 1946, khi đi công tác ông bị địch bắt tại trường đua Phú Thọ đem về giam và tra tấn 9 ngày tại bốt cảnh sát Chợ Lớn, chúng quyết định đem ông đi thủ tiêu ông vào lúc 6 giờ sáng thứ 6, nhưng đến 5 giờ sáng tên Cò Lại giữ lại và đến Chủ Nhật chúng thả ông ra. Khi đó do ông Nguyễn Văn Long (tức giáo Long) Phụ trách Thanh tra chính trị miền Đông Nam bộ bấy giờ đã giao ông Ba Quang 3.000 (ba nghìn) đồng Đông dương để vận động lo cho chúng thả ông ra.

Năm 1946 – 1947 ông làm thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn Thành Sài GònChợ Lớn, Ủy viên thành bộ Việt Minh và thành ủy Đảng bộ Thành Sài GònChợ Lớn cùng các ông Nguyễn Thọ Chân, Lê Minh, Nguyễn Lưu.

Năm 1948 – 1949 ông kiêm Trưởng ban Tài chính quận II thành Sài GònChợ Lớn.

Ngày 15 tháng 10 năm 1949 ông bị địch bắt vì nội gián chỉ điểm và bị kết án 20 năm khổ sai đày đi Côn Đảo.

Năm 1950 – 1954 ở Côn Đảo, ông phụ trách Bí thư chi bộ khám nhà thương, trưởng Ban bình dân học vụ.

Ngày 1 tháng 10 năm 1954, hòa bình lập lại, ông được địch trao trả lại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Tháng 10 năm 1954, ông tham gia lớp Dân chính Đảng 45 ngày tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

Tháng 12 năm 1954 học tại trường Cải cách ruộng đất và sau đó là đội viên chủ lực đi tham gia cải cách ruộng đất đợt 3 tại tỉnh Phú Thọ, đợt 4 tại tỉnh Sơn Tây, đợt 5 tại tỉnh Hà Đông và khu Hồng Quảng.

Năm 1956 – 1957 ông làm phó Thư ký Công đoàn, phó Bí thư Đảng ủy Cục Lắp máy thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1957 – 1959 ông là học viên trường Phổ thông lao động do Trung Ương mở.

Năm 1959 – 1960 ông làm phó Trạm, phó Bí thư chi bộ, chính trị viên Trạm cung cấp, Cục Kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1960 – 1962 ông làm Bí thư chi bộ, phó ban Công trường Cờ đỏ (Đông Anh) thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1962 – 1964 ông làm Vụ phó Vụ tổ chức Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Năm 1964 nghỉ hưu.

Năm 1968 ông được Đảng và Nhà nước tổ chức cho đi Liên Xô (1 tháng) chữa các căn bệnh do di chứng của thời kỳ bị tù tội và tra tấn dã man của địch

Năm 1975, sau ngày giải Sai Gòn giải phóng ông vào Nam đoàn tụ cùng con cái sau nhiều năm xa cách.

Mất ngày 21/12/1980 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô và an tang tại Nghĩa trang Văn Điển Hà Nội

Tinh thần cách mạng

Khi làm nội gián của Đảng tại Sở Mật thám (Bo Lo):

Đưa tin tức ra ngoại cho ông Hà Huy Giáp

Lấy cắp tài liệu bí mật của ta do sở Mật thám tịch thu đưa ra ngoài cho ông Nguyễn Văn Trân để cho Đảng biết các âm mưa của sở Mật thám, sắp đặt các cơ sở của Đảng, đề phòng trốn tránh âm mưa của chúng đối với Cộng sản.

Tuyên truyền vận động được 4 người lính mật thám theo ta và giúp đỡ ta: Nguyễn Văn Tây, Phan Văn Hòa, Nguyễn Văn Nghé, Lê Văn Sở và 1 người làm bồi bếp cho tên xếp bót (Bo Lo) tên Nguyễn Văn Vân tức Mười Vân.

Giúp đỡ anh chị em đã bị bắt giam trong xà lim, động viên, khuyến khích, cổ vũ trao đổi tin tức liên lạc từ xà lim này đến xà lim khác, đưa tin tức khai báo, và phổ biến kinh nghiệm khai báo cho ăn khớp với nhau để đánh lạc hướng sự điều tra của địch.

Nuôi nấng giúp đỡ anh chị em bị tra tấn nhiều bằng cách cho uống nước muối, bóp muối những vết thương, giặt quần áo, cho anh chị em uống thức rượu đã ngâm sâm.

Làm giấy thông hành giả, đóng dấu của sở Mật thám dưa cho anh em làm giấy thông hành đi dường hoạt động tránh sự tra xét của địch.

Lấy cắp những bức thư nặc danh của những phần tử phản động làm tay sai cho mật thám, tố cáo những hoạt động của ta, đưa cho ông Nguyễn Văn Trân để Đảng biết và đề phòng.

Lấy cắp đạn súng sáu đưa ra ngoài cho ông Lê Văn Ó (người do Nguyễn Văn Trân giới thiệu). Lau chùi và cho dầu mỡ với các súng của Đảng chôn giấu lâu ngày bị rỉ sét.

Bí mật sinh hoạt với ông Nguyễn Văn Trân và ông Trần Văn Út khi đó làm ở sở Hỏa xa Sài Gòn, đã chết ở Côn Đảo năm 1940.

Thả ông Hà Huy Giáp (sau này là thứ trưởng bộ Giáo dục – 1960) ông Ung Văn Khiêm (sau này là thứ trưởng bộ Ngoại giao – 1960), thay vào đó “người lính quê Bình Định kia chịu tra chân vào cùm để nhận bản án chung thân thay cho anh Giáp” [4][5]

Tập tin:TienAnhTuThuDo.png
Bài viết "Tiễn anh từ thủ đô" của ông Trần Bạch Đằng viết về ông Hà Huy Giáp, đăng ngày 7-12-1995 trên báo Sài Gòn Giải phóng.

Khi hoạt động tại thị xã Bến Tre:

Liên lạc và các tổ chức các nhóm quần chúng.

Lập Nghiệp đoàn thợ sơn tại thị xã Bến Tre.

Lập Nghiệp đoàn thợ cưa tại thị xã Bến Tre.

Lập Hội ái hữu bồi bếp tại thị xã Bến Tre.

Liên lạc với nhóm Phật giáo ở làng Cái Nức, tỉnh Bến Tre do Hòa thượng Nhật Quang phụ trách (đã bị bắt và chết ở Côn Đảo năm 1940).

Tổ chức in báo bí mật mang tên “Cờ Đỏ” trong nhà bếp của tên tỉnh trưởng người Pháp ở tại thị xã Bến Tre.

Lập một quán bán các sách báo kinh tế, chính trị, xã hội Trung Nam Bắc như: Nhành Lúa, Bạn Dân, Thời Thế, Dân Cày, Đế Quốc Chủ Nghĩa… để ông Lương bán, khi bị khủng bố ông Lương đứng bán sách bị bắt (năm 1940).

Làm bồi lấy tiền tiền tiêu đủ sống, còn dư bao nhiêu đóng góp cho Đảng.

Những năm 1946 – 1947: Ủy viên Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn

Tập tin:UyVienThanhUySaiGonChoLon1946.png
Bức hình của các Ủy viên thành ủy Sài GònChợ Lớn gốm các ông (từ trước ra sau, từ phải sang trái); Nguyển Lưu - Nguyễn Thọ Chân – Lê Minh – Nguyễn Văn Chí

Ông làm thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn Thành Sài GònChợ Lớn, Ủy viên thành bộ Việt Minh và thành ủy Đảng bộ Thành Sài GònChợ Lớn:

Vận động bán công phiếu kháng chiến.

Lãnh đạo công nhân phá hoại và tiêu hao các cơ sở kinh tế của địch.

Vận động công nhân viên chức làm cho Pháp ra chiến khu theo chỉ thị 4/NV của Ủy viên nội vụ Ủy ban Hành chính Nam bộ do ông Ung Văn Khiêm phụ trách.

Sáng chế máy in stencil gửi các cơ quan nghiệp đoàn các tỉnh do ông Nguyễn Lưu Thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn Nam bộ phụ trách.

Vận động được 6 binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp theo ta, đem về chi đội 13 do ông Mười Thình phụ trách.

Những năm bị bắt (hai lần từ 1946 đến 1949), bị tra tấn cực kỳ dã man ông không hề khai báo cơ sở, không bị lộ, không mất tiền và tài liệu, vào tù luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, không đầu hàng, không thỏa hiệp với địch.

Lúc ở sở Mật thám Catinat (cũng ở trong khám Chí Hòa):

Đều tham gia các tổ chức của tù nhân trong khám: nhưtrưởng ban vệ sinh, nhân viên trật tự, trưởng ban bình dân học vụ dạy lớp vỡ lòng cho anh em.

Vận động và tham gia 3 cuộc đấu tranh ở khám lớn Chí Hòa:

  • Một cuộc 7 ngày tuyệt thực.
  • Một cuộc 11 ngày tuyệt thực
  • Một cuộc 12 ngày tuyệt thực

Cả 3 cuộc đầu tranh đều thắng lợi. Cộng hết thảy là 30 ngày tuyệt thực trong 15 tháng ở khám lớn Chí Hòa

Khi vào khám lớn Chí Hòa viết thư ra ngoài giao lại một số tiền của Chính phủ là 80.000,00 (tám mươi nghìn đồng cho bà Nguyễn Thị Lựu (sau này là Ủy viên Hòa bình thề giới tại Hà Nội).

Lúc ở Côn Đảo, ông phụ trách Bí thư chi bộ khám nhà thương, trưởng Ban bình dân học vụ.

Các chứng thực của bạn bè đồng chí

Ông Nguyễn Thọ Chân, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội ngày 27/11/1960 [6]

Đ/c Chí tự khai ở trên rất đúng với giai đoạn anh công tác với tôi. Anh là 1 đ/c rất mực trung thành và tận tụy với sự nghiệp của Đảng. Đề nghị Anh Chí được sự giúp đỡ của Đảng về mọi mặt.

Ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Đảng ủy Bộ giáo dục ngày 22/11/1960 [7]

Tôi là Nguyễn Văn Trân cán bộ của Bộ Giáo dục (Đảng Ủy Bộ Giáo dục) được phái học trường Nguyễn Ái Quốc, phân hiệu I, lớp 1 năm, quê ở tỉnh Chợ Lớn Nam bộ. Sau khi xem xét kĩ tờ báo cáo quá trình công tác cách mạng hoạt động cho Đảng của đ/c Nguyễn Văn Chí mà tôi có quan hệ và công tác Đảng với đ/c đều hoàn toàn đúng sự thật không điều nào thêm hoặc tô vẽ. Thời kỳ đ/c Chí bị bắt và bị tù tội và công tác ở thành Sài GònChợ Lớn trong thời kỳ k.c, tôi chỉ biết nhưng chi tiết tôi không rõ vì lúc đó 2 người công tác khác nhau. Tình đ/c chết sống có nhau trong lúc nguy nan, tôi luôn luôn nhìn nhận đ/c Chí là một người rất trung thành với C.M, với Đảng. Đ/c hy sinh tận tụy, thật xứng đáng 1 chiến sĩ đảng viên của Đảng. Tôi thành thật chứng và hân hạnh có 1 đ/c cùng nhau chiến đấu trong các giai đoạn gay go mà nay cùng nhau sống sót./.

Ông Lê Minh, Trường phòng năm của Ban thống nhất Trung ương ngày 22/11/1960 [8]

Tôi Lê Minh nguyên thành ủy viên thành Sài GònChợ Lớn và kiểm soát viên công an nội thành (năm 1948 – 1949). Hiện nay trưởng phòng năm Ban thống nhất Trung ương và đang học tại trường Nguyễn Ái Quốc, phân hiệu khóa 1 năm, chứng nhận báo cáo của đ/c Nguyễn Văn Chí hoàn toàn đúng sự thật (ở giai đoạn năm 48 và 49, và khi bị giam tại khám Chí Hòa). Trong lúc phụ trách tài chính, đ/c công tác tích cực với nhiệm vụ của Đảng giao phó. Khi bị địch bắt tra tấn, đ/c đảm bảo được cơ sở Đảng (không khai báo). Khi vào tù, đ/c hoạt động trong chi bộ nhà tù và Liên đoàn tù nhân. Nhứt là mấy kỳ tuyệt thực, đ/c cùng anh em tù cương quyết đầu tranh đến thắng lợi. Nhân danh một đảng viên có kinh qua cấp ủy, tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng về chứng từ của tôi./.

Ông Hà Huy Giáp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục ngày 27/11/1960 [9]

Những lời anh Chí khai trên đây là sự thật. Anh Chí đã giúp nhiều cho Đảng. Hồi 4/1941, chúng tôi bị bắt, anh Chí đã giúp a. Ung Văn Khiêm và tôi trốn. Anh đã lấy tin tức và đánh cắp tài liệu sở mật thám đưa và cho Đảng. Thời gian K.C anh công tác ở Sài GònChợ Lớn. Anh rất trung thành với Đ. Gia đình anh cũng tận tụy với Đảng. Con đầu của anh hiện bị giam ở Côn Đảo./.

Ông Lê Khắc Thành, học viên trường Phổ thông lao động Trung ương ngày 27/11/1960 [10]

Tôi được biết anh Nguyễn Văn Chí khi ấy anh công tác ở thành ủy Sài GònChợ Lớn, khi tôi bị bắt đày ra ở Côn Đảo, được anh em bầu làm ủy viên thường vụ Đảo ủy Đảng bộ nhà lao Côn Đảo được biết, anh Chí suốt thời lỳ ở Côn Đảo, những lời khai của anh Chí trong thời kỳ ở Sài GònChợ Lớn và ở Côn Đảo như trên là đúng sự thật. Quá trình ở đảo anh Chí có tinh thần chịu đựng gian khổ, tích cực và liên tục đảm nhận công tác của đoàn thể giao phó, trung thành, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong các cuộc đấu tranh, do đoàn thể chủ trương, chống âm mưu của bọn thống trị tại đảo, anh luôn tích cực thực hiện đúng chủ trương của đoàn thể, góp phần xây dựng đoàn thể rất nhiều. Đề nghị các cấp ủy Đảng chiếu cố giải quyết thỏa đáng quyền lợi chinh trị của anh Chí

Cuộc họp chi ủy Trạm cung cấp ngày 28/11/1960 [11]

Nghe đồng chi Chí báo cáo công tích trong quá trình hoạt động và sự chứng thực của các đồng chí cùng công tác và hoạt động với đồng chí Chí, quá trình hoạt động từ tiền khởi nghĩa cũng như trong thời kỳ kháng chiến và trong hòa bình lập lại đến nay. Tuy đồng chi Chí tuổi đã có nhưng luôn luôn chịu đựng gian khổ vì đảng và vì dân không hề khuất phục trước khó khăn, và chúng tôi liên hệ trong công tác hiện nay đồng chí Chí đã đem hết khả năng và sự hiểu biết của mình phục vụ Đảng phục vụ cách mạng thể hiện lập trường đạo đức cao cả của người đảng viên, toàn chi bộ kính trọng và học tập. Về sức khỏe đồng chí Chí bị bệnh kinh niên nhưng tác phong làm việc rất chăm lo và tích cực. Chi ủy chúng tôi đề nghị Đảng xét, có chính sách đặc biệt cụ thể về chính trị cũng như vật chất để bồi dưỡng và khen thưởng đồng chí Chí cho xứng đáng đối với đồng chí đảng viên ưu tú của Đảng Thay mặt chi ủy trạm cung cấp, phó bí thư chi bộ Bùi Lần

Khen Thưởng

Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc [12]

Huân chương Kháng chiến hạng 2 [13]

Chú thích

  1. ^ Ông Nguyễn Văn Chí được biết với cái tên Tư Chí trong Tư liệu nhiều kỳ bài “Những nhân vật huyền thoại Nam bộ” của Nguyên Hùng, kỳ 3; Ông Bảy Trân gian nan ở Bốt Pô-lô, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh từ số 43/98 (413) thứ ba ngày 10/11/1998.
  2. ^ http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=17085.0
  3. ^ Ông Nguyễn Văn Trân hay còn gọi là Bảy Trân, là người sau này thành lập ra mặt trận 4 bằng cách cảm hóa giới giang hồ Bình Xuyên tham gia chống Pháp, tên ông chính là tên nhân vật Bảy Trân trong cuốn tiểu thuyết “Người Binh Xuyên” của Nguyên Hùng và ông là nhân vật Bảy Trân trong Tư liệu nhiều kỳ về “Những nhân vật huyền thoại Nam bộ" của Nguyên Hùng đang trên báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trong các số từ thứ ba ngày 10/11/1998, ông cũng là chú ruột của bà Nguyễn Thị Sáu, phu nhân của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
  4. ^ Bài viết "Tiễn anh từ thủ đô" của ông Trần Bạch Đằng viết về ông Hà Huy Giáp, đăng ngày 7-12-1995 trên báo Sài Gòn Giải phóng.
  5. ^ http://tainguyenso.vnu.edu.vn/xmlui/bitstream/handle/123456789/52598/079.pdf?sequence=1
  6. ^ Báo cáo sơ yếu lý lịch và thành tích công tác trong quá trình hoạt động Cách mạng và kháng chiến cứu Nước – Phần xác nhận của ông Nguyễn Thọ Chân ngày 27/11/1960 khi ấy là Phó bí thư Thành ủy Hà Nội cùng chữ ký và con dấu.
  7. ^ Báo cáo sơ yếu lý lịch và thành tích công tác trong quá trình hoạt động Cách mạng và kháng chiến cứu Nước – Phần xác nhận của ông Nguyễn Văn Trân ngày 22/11/1960 khi ấy là Bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục đang tham gia khóa học 1 năm trường Nguyễn Ái Quốc cùng với chứng thực về chữ ký và thân nhân học viên của trường Nguyễn Ái Quốc ngày 21/11/1960 do ông Nguyễn Hoàng TL/Ban Giám đốc đã ký và đóng dấu.
  8. ^ Báo cáo sơ yếu lý lịch và thành tích công tác trong quá trình hoạt động Cách mạng và kháng chiến cứu Nước – Phần xác nhận của ông Lê Minh ngày 22/11/1960 khi ấy là Trưởng phòng 5 Ban Thống nhất Trung Ương, đang tham gia khóa học 1 năm trường Nguyễn Ái Quốc cùng với chứng thực về chữ ký và thân nhân học viên của trường Nguyễn Ái Quốc ngày 21/11/1960 do ông Nguyễn Hoàng TL/Ban Giám đốc đã ký và đóng dấu.
  9. ^ Báo cáo sơ yếu lý lịch và thành tích công tác trong quá trình hoạt động Cách mạng và kháng chiến cứu Nước – Phần xác nhận của ông Hà Huy Giáp ngày 22/11/1960 khi ấy là Thứ trưởng Bộ Giáo dục cùng chữ ký và con dấu.
  10. ^ Báo cáo sơ yếu lý lịch và thành tích công tác trong quá trình hoạt động Cách mạng và kháng chiến cứu Nước – Phần xác nhận của ông Nguyễn Khắc Thành ngày 27/11/1960 khi ấy là học viên lớp C2 trường Bổ túc văn hóa công nông Trung ương, cùng với chứng thực về chữ ký và thân nhân học viên của trường ngày 27/11/1960 do ông Nguyễn Bá Hiệp Q. Trưởng phòng tổ chức đã ký và đóng dấu.
  11. ^ Báo cáo sơ yếu lý lịch và thành tích công tác trong quá trình hoạt động Cách mạng và kháng chiến cứu Nước - Trạm cung cấp, Cục kiến thiết cơ bản, Bộ công nghiệp nặng Yên Viên. Do ông Bùi Lần - Phó bí thư chi bộ trạm ký ngày 28/11/1960
  12. ^ Ngày 23/11/1954 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ do chủ tịch Phạm Văn Bạch ký, vào sổ số 8949 ngày 23/8/1962
  13. ^ Ngày 30/1/1962 do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh ký theo lệnh số 05/LCT ngày 30/1/1062 và đăng hồ sơ Huân chương số 66-CNQ