Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân Hiệp, Thạnh Hóa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: clean up, General fixes using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 137: Dòng 137:
Xã có Trường chính là: Trường Mầm non Tân Hiệp, Trường Tiểu Học Tân Hiệp đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường trung học cơ sở Tân Hiệp nằm ở trung tâm xã. Ngoài ra còn có một số trường phụ đặt tại các ấp.
Xã có Trường chính là: Trường Mầm non Tân Hiệp, Trường Tiểu Học Tân Hiệp đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường trung học cơ sở Tân Hiệp nằm ở trung tâm xã. Ngoài ra còn có một số trường phụ đặt tại các ấp.


Xã có 01 đài truyền thanh công nghệ không dây 16 loa phủ kín 4 ấp, có 1 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ nhu cầu sách, báo, thông tin trong nhân dân.
Xã có 01 đài truyền thanh công nghệ không dây 12 loa phủ kín 4 ấp, có 1 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ nhu cầu sách, báo, thông tin trong nhân dân.


Hệ thống trường lớp khang trang, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi vào Mẫu giáo, Lớp 1 đạt tỉ lệ 100%, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
Hệ thống trường lớp khang trang, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi vào Mẫu giáo, Lớp 1 đạt tỉ lệ 100%, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
Dòng 152: Dòng 152:


==Giao thông, thủy lợi==
==Giao thông, thủy lợi==
Đường bộ:Dự án có [[Quốc lộ N1]], [[Đường tỉnh 839]] từ Đức Huệ đến trung tâm xã dài 27 km đã nhựa hóa 13 km từ xã đi qua các nơi [[Đức Hòa]], [[Đức Huệ]], [[Bến Lức]] tới thành phố [[Tân An]]. Dự án đường chạy từ cầu Ông Bính của [[Tuyến Đường N2]] qua [[Thuận Bình, Thạnh Hóa|Xã Thuận Bình]], trung tâm xã. Ngoài ra còn có đường đá đỏ nối liền giữa các ấp với nhau, cầu được xây dựng bằng bê tông kiên cố.
Đường bộ: [[Quốc lộ N1]], [[Đường tỉnh 839]] từ Đức Huệ đến trung tâm xã dài 27 km đã nhựa hóa 13 km từ xã đi qua các nơi [[Đức Hòa]], [[Đức Huệ]], [[Bến Lức]] tới thành phố [[Tân An]]. Đường chạy từ cầu Ông Bính của [[Tuyến Đường N2]] qua [[Thuận Bình, Thạnh Hóa|Xã Thuận Bình]], trung tâm xã. Ngoài ra còn có đường đá đỏ nối liền giữa các ấp với nhau, cầu được xây dựng bằng bê tông kiên cố.

Năm 2014 xây dựng được các công trình: đường Bình Phước 2 nối từ ấp 4 đến xã Thạnh Phước cặp kênh 90C, công trình đài nước ấp 4, tuyến lộ M1 từ ấp 2 đến ấp 4 của xã cặp kênh M1.


Đường thủy: hệ thống [[kênh]], [[rạch]] chằng chịt như kênh Ma Ren, kênh 90, kênh N4, kênh N5, kênh N6, kênh N7, kênh N8, kênh Trung Tâm, kênh 61 mới và 61 củ đi mộc Hóa.
Đường thủy: hệ thống [[kênh]], [[rạch]] chằng chịt như kênh Ma Ren, kênh 90, kênh N4, kênh N5, kênh N6, kênh N7, kênh N8, kênh Trung Tâm, kênh 61 mới và 61 củ đi mộc Hóa.
Dòng 178: Dòng 180:
Danh sách BCH - Đảng Bộ xã Tân Hiệp khóa V nhiệm kỳ 2010-2015
Danh sách BCH - Đảng Bộ xã Tân Hiệp khóa V nhiệm kỳ 2010-2015
# 1- Trần ngọc On - Bí Thư.
# 1- Trần ngọc On - Bí Thư.
# 2-Võ Văn Thức - Phó Bí Thư.(Bùi Anh Văn thai năm 2011)
# 2-Võ Văn Thức - Phó Bí Thư.(Bùi Anh Văn thay năm 2011)
# 3- Lê Hoàng Hải - Phó Bí Thư -Chủ Tịch ủy ban nhân dân.
# 3- Lê Hoàng Hải - Phó Bí Thư -Chủ Tịch ủy ban nhân dân.
# 4-Lê Văn Túc. PCT-ủy ban nhân dân
# 4-Lê Văn Túc. PCT-ủy ban nhân dân
Dòng 185: Dòng 187:
# 7-Nguyễn Văn Dũng
# 7-Nguyễn Văn Dũng
# 8-Trần Thanh Mộng
# 8-Trần Thanh Mộng
# 9-Mai Văn Khoe
# 9-Nguyễn Thị Thúy Hằng
# 10-Mai Văn Khoe
# 10-Đỗ Văn Nghiệp
# 11-Đổ Văn Nghiệp


==Bí thư qua các thời kỳ==
==Bí thư qua các thời kỳ==

Phiên bản lúc 02:24, ngày 30 tháng 9 năm 2014

Tân Hiệp
Xã Tân Hiệp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhLong An
HuyệnThạnh Hóa
Dân số (2009)
Tổng cộng3548 người
Dân tộcKinh

Tân Hiệp là một trong những xã của huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, Đồng bằng sông Cửu Long, giáp biên giới Campuchia, xã hiện nay có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hàng năm thường xuyên bị ngập lụt, và là xã vùng sâu.

Dân số, diện tích, dân tộc

  • Dân số toàn xã: 3.772 người, có 977 hộ (01/04/2009).
  • Mật độ dân số: 224 người/km2.
  • Diện tích: 4.369 ha.
  • Dân tộc: Kinh, Mường (ViệtNam), Thái, Khơme, Hoa.
  • Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 13,5 triệu đồng/người/năm.
  • Toàn xã có 72 hộ nghèo (năm 2011), 84 hộ gia đình chính sách.

Vị tri địa lý

Tân Hiệp nằm ở phía Bắc của huyện, giáp với xã:

Lịch sử

Từ những ngày đầu khai phá đến đầu thế kỷ XVIII nơi đây chưa có tên gọi.

Từ thế kỷ XVIII trở đi người ta gọi nơi đây là Đồng Tháp Mười, đó là một vùng đất trũng, hoang vu thưa thớt bóng người, khắp nơi là rừng rậm đầm lầy và những rừng tràm bạt ngàn, xứ sở của các loài muôn thú; chim, cá, rắn, rùa… Toàn cảnh vùng nầy bắt đầu biến đổi, nhiều nông dân nghèo từ miền trung rời bỏ quê hương lưu tán đến vùng đất Đồng Nai, Sài Gòn - Gia Định, lần lần đi sâu xuống Bến Lức - Tân An và từng bước tiến sâu về Đồng Tháp Mười theo hướng Tây-Bắc dọc theo sông Vàm Cỏ Tây.

Những người lưu dân đến đây đã biến Đồng Tháp Mười từ vùng đất hoang vu rừng rậm, đầm lầy thành những khu dân cư nhộn nhịp, buôn bán giao lưu trao đổi hàng hóa bắt đầu phát triển. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống những đức tính vốn có như: cần cù, chịu khó, sáng tạo của những người cùng cảnh ngộ nghèo khó, phiêu bạt, lao động cực nhọc để kiếm sống ngày càng được phát huy, đồng thời làm nảy nở nhiều đức tính tốt đẹp trong quan hệ sinh hoạt với nhau...

Đồng Tháp Mười là một vùng đất có nhiều nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Với diện tích tự nhiên 2.296km2 chiếm gần ½ vùng Đồng Tháp Mười, Mộc hoá xưa kia là vùng đất toàn đầm lầy và cỏ dại, xen lẫn với những khu rừng tràm bạt ngàn, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm như; cọp, voi, nai, khỉ, heo rừng, sấu, chim, cá, rùa, rắn… Trải qua các thời kỳ lịch sử vùng đất này đã có nhiều thay đổi về tổ chức và địa giới hành chánh:

- Năm 1838, vùng đất này thuộc phủ Tây Ninh, gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá có 7 tổng, 56 thôn.

- Năm 1867, tổng Mộc Hoá ra đời với 5 tổng khác thuộc Khu Tham biện Quang Hoá.

- Tháng 6/1871, Mộc Hoá thuộc tỉnh Định Tường.

- Năm 1914, chính quyền thuộc địa Pháp lập "Tổng lớn Mộc Hoá" gồm 21 làng.

- Năm 1916, quận Mộc Hoá được thành lập trực thuộc tỉnh Tân An.

- Ngày 17/2/1956, chính quyền Mỹ- Diệm tách Mộc Hoá khỏi tỉnh Tân An để thành lập tỉnh Mộc Hoá theo sắc lệnh số 21/NV.

- Ngày 22/10/1956, Ngô Đình Diệm lại ban hành sắc lệnh 145/NV đổi tỉnh Mộc Hoá thành tỉnh Kiến Tường bao gồm tỉnh lỵ Kiến Tường và 4 quận; Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Nhơn, Tuyên Bình.

- Đối sách với địch, tháng 4/1957, chính quyền cách mạng cũng tách Mộc Hoá ra khỏi tỉnh Tân An và thành lập một đơn vị hành chánh cấp tỉnh lấy tên là tỉnh Kiến Tường và chia ra 4 vùng tương ứng với 4 quận của địch:

+ Vùng 2 tương ứng với quận Châu Thành.

+ Vùng 4 tương ứng với quận Kiến Bình.

+ Vùng 6 tương ứng với quận Tuyên Nhơn.

+ Vùng 8 tương ứng với quận Tuyên Bình.

- Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), tỉnh Kiến Tường có 29 xã, thị trấn và khoảng 120.000 dân.

- Tháng 3/1976, tỉnh Kiến Tường được sáp nhập với tỉnh Long An và trở thành một huyện của tỉnh Long An với tên gọi mới là huyện Mộc Hoá. Huyện Mộc Hoá lúc đó bao gồm 5 huyện vùng Đồng Tháp Mười (thuộc tỉnh Long An) và có diện tích tự nhiên 2.296km2 với 21.390 hộ và khoảng 130.000 dân.

- Tháng 3/1978, huyện Mộc Hoá được tách ra thành 2 huyện Mộc Hoá và Vĩnh Hưng, huyện Mộc Hoá lúc này còn 18 xã và 1 thị trấn.

- Tháng 11/1980, một phần đất của huyện Mộc Hoá lại được tách ra để thành lập huyện Tân Thạnh. Huyện Mộc Hoá lúc này còn 14 xã và 1 thị trấn.

Ngày 26/6/1989 Quyết Định của Hội Đồng Bộ Trưởng số 74/HĐBT về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn và huyện thuộc tỉnh Long An. Trong đó đã quy định việc thành lập huyện Thạnh Hoá. Tách thị trấn Thạnh Hoá và các xã Tân Đông, Tân Tây, Thuỷ Đông, Thuỷ Tây, Thuận Nghĩa Hoà, Thuận Bình của huyện Tân Thạnh; các xã Thạnh Phước (Chia xã Thạnh Phước thành hai xã lấy tên là xã Thạnh Phước(mới) và xã Tân Hiệp), Tân Hiệp và Thạnh Phú của huyện Mộc Hoá để thành lập huyện Thạnh Hoá.

- Xã Tân Hiệp có 4.369 hécta diện tích tự nhiên và 1.110 hộ với 4.050 nhân khẩu.

Địa giới xã Tân Hiệp ở phía đông giáp xã Thuận Bình; phía tây giáp xã Bình Phong Thạnh; phía nam giáp xã Thạnh Phước (mới); phía bắc giáp nước Cam-pu-chia.

Sau khi phân vạch lại địa giới hành chính, huyện Thạnh Hoá có thị trấn Thạnh Hoá và 9 xã Thuận Nghĩa Hoà, Thuận Bình, Thuỷ Đông, Thuỷ Tây, Tân Đông, Tân Tây, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Thạnh Phú gồm 43.807,75 hécta diện tích tự nhiên và 30.919 nhân khẩu.

Ngày 5 tháng 9 năm 1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An đã tổ chức công bố quyết định, đưa hệ thống chính trị lâm thời của huyện chính thức đi vào hoạt động.

Năm 1990, vùng đất này đã đón nhận cư dân từ 11 tỉnh, thuộc 3 miền trong cả nước có những phong tục, tập quán khác nhau đến lập nghiệp sinh sống.

Hành chính

Toàn xã có 4 ấp: Ấp 1, Ấp 2, Ấp 3, Ấp 4.

4/4 ấp được ủy ban nhân dân huyện, tỉnh công nhận là ấp văn hoá (đạt tỉ lệ 100%); 4/4 ấp có trụ sở là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

  • Ấp 1:

Diện tích tự nhiên có 962 ha.

Dân số: Tổng số hộ có 213 hộ.

Tổng số khẩu có 892 khẩu.

Vị Trí, Địa Lý

Đông giáp Ấp 61 xã Thuận Bình.

Tây giáp Ấp 3.

Nam giáp Ấp 2.

Bắc giáp xã Tua-xa-đây huyện Chanh-tia tỉnh Soài Riêng, Campuchia có đường biên giới dài 3 Km.

Nhân dân trong ấp chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Về giao thông đi lại: Đường bộ có đường sỏi đỏ nối liền từ xã đến ấp. Đường thuỷ có hệ thống kinh thuỷ lợi lưu thông đi lại xung quanh ấp rất thuận lợi cho việc sản xuất và cho nhân dân đi lại bằng đường thuỷ.

Bộ máy lãnh đạo

Đảng ủy:

  • Trần Ngọc On - BT.
  • Bui Anh Van - PBT.

HĐND:

  • Chủ tịch: Trần Ngọc On
  • P chủ tịch: Nguyễn Văn Dũng.

ủy ban nhân dân:

  • Chủ tịch: Lê Hoàng Hải
  • Phó chủ tịch:
  1. Lê Văn Túc
  2. Lê Thị Ngoan

Giáo dục, Y tế

Xã có Trường chính là: Trường Mầm non Tân Hiệp, Trường Tiểu Học Tân Hiệp đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường trung học cơ sở Tân Hiệp nằm ở trung tâm xã. Ngoài ra còn có một số trường phụ đặt tại các ấp.

Xã có 01 đài truyền thanh công nghệ không dây 12 loa phủ kín 4 ấp, có 1 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ nhu cầu sách, báo, thông tin trong nhân dân.

Hệ thống trường lớp khang trang, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi vào Mẫu giáo, Lớp 1 đạt tỉ lệ 100%, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Công tác chăm sóc sức khỏe công đồng được duy trì, xã có 1 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Kinh tế, xã hội

Về công nghiệp: chưa có.

Về nông nghiệp: với đặc điểm là xã nông nghiệp, nên Cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp, lấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi làm khâu then chốt góp phần làm tăng năng xuất lao động, giảm giá thành sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân. Chủ yếu là:

  1. Trồng trọt: nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuất cây lúa nước, dưa hấu, thơm (dứa hoặc khóm), hoa màu, khoai mì (sắn), tràm, đay (bô)...Đến nay toàn xã có 3.016 ha lúa 2 vụ, đạt năng xuất bình quân 9 tấn/ha/năm, 1.350 ha cây tràm, từ 250 đến 300 ha cây đay hè- thu, trên 150 ha trồng bắp, dưa hấu…
  2. Chăn nuôi: nhân dân bắt đầu chú trọng nuôi lợn (heo), 30 con trâu, 250 con, 400 con , gia cầm (khoảng hơn 6.000 con gà, vịt), chó, (cá tra, cá lóc, cá rô,...),... Hiện nay xã có hơn 30 ha mặt nước ao, hồ. Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại đang từng bước hình thành góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
  3. Thương mại: chợ Thuận Hiệp.

Giao thông, thủy lợi

Đường bộ: Có Quốc lộ N1, Đường tỉnh 839 từ Đức Huệ đến trung tâm xã dài 27 km đã nhựa hóa 13 km từ xã đi qua các nơi Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức tới thành phố Tân An. Đường chạy từ cầu Ông Bính của Tuyến Đường N2 qua Xã Thuận Bình, trung tâm xã. Ngoài ra còn có đường đá đỏ nối liền giữa các ấp với nhau, cầu được xây dựng bằng bê tông kiên cố.

Năm 2014 xây dựng được các công trình: đường Bình Phước 2 nối từ ấp 4 đến xã Thạnh Phước cặp kênh 90C, công trình đài nước ấp 4, tuyến lộ M1 từ ấp 2 đến ấp 4 của xã cặp kênh M1.

Đường thủy: hệ thống kênh, rạch chằng chịt như kênh Ma Ren, kênh 90, kênh N4, kênh N5, kênh N6, kênh N7, kênh N8, kênh Trung Tâm, kênh 61 mới và 61 củ đi mộc Hóa.

Kênh 61(từ Rồ đến kinh Ma Ren) dài 61 km từ sông Vàm Cỏ Đông, gần cầu Đức Huệ, nối với sông Vàm Cỏ Tây. Dọc theo biên giới Campuchia, từ sông Vàm Cỏ Tây ra sông Tiền, đã có sẵn một con đường thuỷ, do trước đây, khi kháng chiến chống Pháp, quân đội ta đã nhờ dân địa phương, giúp sức nối thông các đường nước tự nhiên sẵn có, đào đến đâu quân đội cho đem lục binh đến nguỵ trang, để khi cần sẽ dùng vận chuyển quân lương.

Văn hóa, thể thao

-Ngày 16 tháng 7 năm 2009, khánh thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã. Tổng kinh phí xây dựng vào khoảng 1,5 tỉ đồng do tỉnh hỗ trợ, diện tích khuôn viên 6.900m2, với sức chứa 200 chỗ ngồi[1].

-Tân Hiệp đầu tư 200 triệu xây dựng đài phát song FM [1] Maren trước giải phóng là khu tự do oanh kích, trong vùng toàn cỏ Mỹ, cỏ có lá dày đến mức 2 người đi cách nhau 10m là không thấy nhau. Cỏ mọc đấy trên các đầm nước. Sau giải phóng Đoàn IV lâm nghiệp Đồng Tháp bắt đầu khai phá vùng này nhưng cũng rất hạn chế vì điều kiện sống quá khắc nghiệt:không có nước ngọt. Rồi người dân tiếp bước theo vào, ban đầu nước ngọt được ghe chở theo kênh Maren từ Thạnh Hóa và Đức Huệ vào - thị tứ Maren thành hình.

Danh sách BCH - Đảng Bộ xã Tân Hiệp khóa V nhiệm kỳ 2010-2015

  1. 1- Trần ngọc On - Bí Thư.
  2. 2-Võ Văn Thức - Phó Bí Thư.(Bùi Anh Văn thay năm 2011)
  3. 3- Lê Hoàng Hải - Phó Bí Thư -Chủ Tịch ủy ban nhân dân.
  4. 4-Lê Văn Túc. PCT-ủy ban nhân dân
  5. 5-Lê Thị Ngoan PCT-ủy ban nhân dân
  6. 6-Võ Tấn Long
  7. 7-Nguyễn Văn Dũng
  8. 8-Trần Thanh Mộng
  9. 9-Mai Văn Khoe
  10. 10-Đỗ Văn Nghiệp

Bí thư qua các thời kỳ

  1. Nguyễn Chí Thân, lâm thời (1989-1990).
  2. Bốc Văn Điệp, Đại hội I, nhiệm kỳ(1990-1991).
  3. Lại Minh Đức, Đại hội I, nhiệm kỳ (1991-1995).
  4. Phạm Văn Rốp, Đại hội II, III, nhiệm kỳ (1995-2005).
  5. Huỳnh Công Rây, Đại hội IV, nhiệm kỳ (2005-2010).
  6. Trần Ngọc On, Đại hội V, nhiệm kỳ (2010-2015).

Chủ tịch ủy ban nhân dân qua các thời kỳ

  1. Lại Minh Đức.
  2. Phạm Văn Rốp.
  3. Lê Minh Tuệ.
  4. Lê Văn Đông.
  5. Ngô Văn Chẩn.
  6. Đặng Công Lợi.
  7. Lê Hoàng Hải, (2010-2015).

Chủ tịch HĐND qua các thời kỳ

  1. Huỳnh Công Rây.2005-2010
  2. Trần Ngọc On (2010-2015)
  3. Lê Văn Trốn PCT
  4. Nguyễn Van Dung PCT

Chú thích

Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Thạnh Hóa