Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiết khí”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bỏ phần Hai mươi tư tiết khí, do có ở bài Mùa
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{Chính|Mùa}}{{chú thích trong bài}}
{{Chính|Danh sách hai mươi tư tiết khí}}{{chú thích trong bài}}
'''Tiết khí''' ([[tiếng Trung Quốc|tiếng Hán]] truyền thống: 節氣; phát âm [[Bính âm Hán ngữ|PinYin]]: ''Jieqi'') là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của [[Trái Đất]] xung quanh [[Mặt Trời]], mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ [[Trung Quốc]]. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như [[Trung Quốc]], [[Việt Nam]], [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]] để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là ''tiết khí'' hoặc đơn giản chỉ là ''tiết''.
'''Tiết khí''' ([[tiếng Trung Quốc|tiếng Hán]] truyền thống: 節氣; phát âm [[Bính âm Hán ngữ|PinYin]]: ''Jieqi'') là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của [[Trái Đất]] xung quanh [[Mặt Trời]], mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ [[Trung Quốc]]. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như [[Trung Quốc]], [[Việt Nam]], [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]] để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là ''tiết khí'' hoặc đơn giản chỉ là ''tiết''.



Phiên bản lúc 09:29, ngày 2 tháng 2 năm 2017

Tiết khí (tiếng Hán truyền thống: 節氣; phát âm PinYin: Jieqi) là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ Trung Quốc. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là:

  1. quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình tròn chứ không phải là một hình tròn nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định.
  2. Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu.

Nên khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày. Lấy ví dụ trong kỷ nguyên J2000 khoảng thời gian từ điểm thu phân đến điểm xuân phânBắc bán cầu là 6 ngày ngắn hơn khoảng thời gian từ điểm xuân phân đến điểm thu phân. Đó là do quỹ đạo hình elip của Trái Đất; vào tháng 1, Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật vào khoảng ngày 3 tháng 1) nên theo định luật Kepler nó phải chuyển động nhanh hơn thời kỳ ở xa Mặt Trời (điểm viễn nhật khoảng ngày 4 tháng 7). Chính vì thế nên nửa hoàng đạo từ điểm xuân phân đến điểm thu phân, Trái Đất đi hết 186 ngày. Nửa còn lại, từ điểm thu phân đến điểm xuân phân, chỉ cần 179 đến 180 ngày.

Ý nghĩa tiết khí

Phân tích các tiết khí theo bảng ở bài Mùa, có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ nó đã từng được áp dụng để tính toán các thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của chúng. Tuy vậy nó cũng có thể áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Chính vì thế lịch Trung Quốc xưa còn có tên gọi là nông lịch tức lịch nông nghiệp.

Phân định mùa

Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân.

Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở bắc bán cầu Trái Đất xung quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Tại các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phânđiểm đông chí. Trong thiên văn học, mùa trên các hành tinh nói chung cũng phân theo kiểu phương Tây. Ví dụ, mùa xuân trên Sao Hỏa bắt đầu vào điểm xuân phân (kinh độ Mặt Trời bằng 0) và kết thúc vào điểm hạ chí (kinh độ Mặt Trời bằng 90°).

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài