Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội nhà Trần”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 44: Dòng 44:
== Hình ảnh==
== Hình ảnh==
<gallery mode="nolines">
<gallery mode="nolines">
Tập tin:gồm cặ Trần.jpg|Hình vẽ binh sĩ thời Trần với trang bị [[vũ khí]] trên gốm cùng thời
Tập tin:Gốm binh sĩ Trần.jpg|Hình vẽ binh sĩ thời Trần với trang bị [[vũ khí]] trên gốm cùng thời
Tập tin:VN lancer.jpg|Khắc gỗ: tập võ. Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tk13
Tập tin:VN lancer.jpg|Khắc gỗ: tập võ. Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tk13
</gallery>
</gallery>

Phiên bản lúc 13:49, ngày 5 tháng 12 năm 2019

Phục dựng thiết kỵ thời nhà Trần, dựa vào hiện vật mũ sắt và khiên

Quân đội nhà Trần phản ánh việc tổ chức quân đội của nhà Trần trong gần 200 năm tồn tại trong lịch sử Việt Nam. Hoạt động quân sự nhà Trần diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Quân đội thời nhà Trần được đánh giá rất cao trong lịch sử quân sự Việt Nam vì những chiến công quân sự hiển hách, đặc biệt là sau ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Quân đội nhà Trần có tiếng vì sự tinh nhuệ, thiện chiến, kỉ luật cùng với những vị tướng chỉ huy tài ba trong thời kỳ này mà điển hình là Tiết chế Quốc công Trần Hưng Đạo.

Tổ chức và phiên

Cấm quân

Tượng võ sĩ nhà Trần mang sư tử mão

Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.

Năm 1239, Trần Thái Tông ra lệnh tuyển lính, chia làm 3 bậc thượng, trung, hạ. Cấm quân được chú ý xây dựng, gọi là quân túc vệ. Năm 1246, nhà Trần thực hiện bước tiến lớn trong việc xây dựng cấm quân. Trần Thái Tông đặt ra các vệ tứ thiên, tứ thánh, tứ thần:

  • Quân các lộ Thiên Trường, Long Hưng nhập vào quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần
  • Quân các lộ Hồng châu, Khoái châu nhập vào các quân tả hữu Thánh Dực
  • Quân các lộ Trường Yên, Kiến Xương nhập vào các quân Thánh Dực, Thần Sách

Năm 1267, Thái Tông lập thêm Toàn Kim Cương đô, Chân Thượng đô, Cấm vệ thủy dạ xoa đô, Chân Kim đô.

Sang thế kỷ 14, cấm quân được tăng cường. Năm 1311, Trần Anh Tông lập thêm quân Vũ Tiệp; năm 1374 Trần Duệ Tông lập thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Tiệp, Long Dực, Tả ban, Hữu ban; năm 1378 đời Trần Phế Đế, nhà Trần lập thêm các quân Thần Dực, Thiên Uy, Hoa Ngạch, Thị Vệ, Thần Vũ, Thiên Thương, Thiết Giáp, Thiết Liêm, Thiết Hồ, Ô Đồ.

Đứng đầu mỗi quân là một đại tướng quân. Mỗi quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có chánh phó đại đội. Mỗi đô có 5 ngũ, đứng đầu mỗi ngũ là đầu ngũ. Ước tính số cấm quân khoảng 2 vạn người đóng ở Thăng Long, Tức Mặc và một số địa phương quan trọng. Đây là quân chuyên nghiệp, là lực lượng tinh nhuệ nhất, tuyển chọn kỹ lưỡng, chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và triều đình.

Cấm quân ở kinh thành Thăng Long có thích chữ "Thiên tử quân" vào trán, do tông thất hoặc người được đặc biệt tin tưởng chỉ huy, gọi là Điện tiền chỉ huy sứ (gọi tắt lá điện súy). Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều động đi các lộ để tác chiến.

Lộ quân

Tại các phủ, lộ có lộ quân. Lộ quân làm nhiệm vụ phòng giữ ở các lộ. Mỗi lộ quân có khoảng 20 phong đoàn. Giữa thế kỷ 14, Trần Dụ Tông đặt thêm Bình hải quân ở Hải Đông. Sau này Trần Duệ Tông tăng thêm các lộ quân Thiên Trường, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

Quân của các quý tộc

Khi có lệnh của vua, các vương hầu được phép chiêu mộ quân riêng. Lực lượng này đóng vai trò đáng kể trong cuộc chiến chống Mông Nguyên.[1] Gồm hai loại:

  • Sương quân: là quân của các đại gia tộc hay các quan quyền thế nhưng không thuộc họ vua
  • Vương hầu quân: do các quý tộc thuộc hoàng gia chiêu mộ, tự tổ chức huấn luyện và trang bị.

Chính sách

Nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống xâm lược, nhà Trần kế tục chính sách ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý, vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy ra.

Việc lấy quân của nhà Trần không có số nhất định, chỉ chọn dân binh khỏe mạnh thì lấy, cứ 5 người 1 ngũ, 10 người 1 đô. Khi có việc mới gọi những người này, nếu không thì cho họ ở nhà làm ruộng.

Nhờ chính sách này, lực lượng quân đội nhà Trần khá đông. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, quân cấm vệ và các lộ có khoảng 10 vạn người.[2]

Nhà Trần áp dụng chính sách quân sự như nhà Lý, binh lính túc vệ đều phát bổng hàng năm, còn binh địa phương cho về làm ruộng để đỡ tốn lương.

Nhà Trần chuộng võ, khuyến khích coi trọng vũ thuật của trai tráng là lối sống của nam nhi từ quý tộc tới nô tỳ.[2] Năm 1253, Trần Thái Tông lập ra Giảng Võ đường để các quan võ tập trung học binh pháp và rèn luyện võ nghệ. Đây chính là trường cao cấp quân sự đào tạo các võ quan.

Trần Quốc Tuấn - vị tướng tổng chỉ huy hai cuộc chiến chống Mông-Nguyên lần thứ 2lần thứ 3 đã soạn bộ Vạn Kiếp tông bí truyền thưBinh thư yếu lược. Ông đã tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc cổ từ thời Xuân Thu đến tận Tống, Nguyên đương thời.[2] Trong Binh thư yếu lược, ông viết: "Người giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng". Điều đó đồng nghĩa với việc làm cách nào để có được chiến thắng cuối cùng mới là điều quan trọng nhất, còn thắng bại trong các trận đánh chỉ là phụ. Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần, dưới sự chỉ đạo của ông cũng tiến hành theo nguyên tắc trên.

Hình ảnh

Xem thêm

Tham khảo

  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục

Chú thích

  1. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 181
  2. ^ a b c Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 182