Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phêrô Thuần”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thông tin thánh | tên = Phêrô Thuần | hình = | cỡ hình = | alt = ALT | chú thích = | danh hiệu = | ngày sinh = 1802 | nơi sinh = Thái Bình, Việt Nam | ngày mất = {{Ngày mất và tuổi|1862|06|06|1802|df=y}} | nơi mất = | tôn kính = Giáo hội Công giáo Rôma | ngày chân phước = 29 tháng 04 năm 1951 | nơi chân phước = | chân phước bởi = Giáo hoàng Piô XII | ngày hi…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 15:27, ngày 19 tháng 9 năm 2021

Phêrô Thuần
Sinh1802
Thái Bình, Việt Nam
Mất6 tháng 6 năm 1862(1862-06-06) (59–60 tuổi)
Tôn kínhGiáo hội Công giáo Rôma
Chân phước29 tháng 04 năm 1951 bởi Giáo hoàng Piô XII
Tuyên thánh19 tháng 6 năm 1988, Roma bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Lễ kính16 tháng 06
Bị bách hại bởi Tự Đức (Nhà Nguyễn)

Phêrô Thuần hay Phêrô Đinh Văn Thuần là một ngư phủ theo đạo Công giáo, tử vì đạo dưới triều vua Tự Đức, được Giáo hội Công giáo Rôma phong Hiển Thánh vào năm 1988.

Ông sinh năm 1802 tại họ đạo Đông Phú, xứ đạo Trung Đồng, Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình, nay thuộc Giáo phận Thái Bình. Ông mưu sinh bằng nghề đánh cá, làm lý trưởng, ông tích cực phục vụ công ích cho dân làng, bất kể lương giáo. Tháng 8 năm 1861, với chiếu chỉ Phân sáp của vua Tự Đức, mọi người, dù già hay trẻ, đều phải bỏ đạo và bước qua Thánh Giá. Ai theo Công giáo thì bị khắc hai chữ “tả đạo” trên má. Đất đai, ruộng vườn, nhà cửa và súc vật đều bị tịch thu hoặc phá hủy. Đầu năm năm 1862, việc bách hại đạo bao phủ toàn Giáo phận Trung (Giáo phận Bùi Chu ngày nay). Chính trong thời gian này này, ông Thuần bị bắt, tống giam vào ngục thất Ngọc Chí. Có lần, ông đã mất tinh thần nên đã chối đạo. Nhưng sau đó, ông đã xác tín niềm tin của mình. Ngày 6 tháng 6 năm 1862, cùng với Phêrô Đinh Văn Dũng, ông bị nhốt vào cũi tre và bị thiêu sinh. Thi thể an táng tại khuôn viên nhà thờ Đông Phú[1].

Chú thích

  1. ^ Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ biên (2018). Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam. Tôn giáo. tr. 246–247.

Tham khảo