Bộ Hai răng cửa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Hai răng cửa[1]
Thời điểm hóa thạch: 28–0 triệu năm trước đây Oligocene Muộn – đến nay
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân thứ lớp (infraclass)Marsupialia
Bộ (ordo)Diprotodontia
Owen, 1866
Phân bộ

Bộ Hai răng cửa [2] (tên khoa học: Diprotodontia (phát âm tiếng Anh: /daɪˌproʊtɵˈdɒnʃⁱə/; tiếng Hy Lạp: διπρωτόςdiprotos, nghĩa là "hai phía trước" và οδοντος odontos nghĩa là "răng") là một bộ khoảng 125[3] loài bao gồm các loài thú có túi như kangaroo, wallaby, possum, koala, wombat, và một số loài khác. DiprotodonThylacoleo là hai chi thuộc bộ Hai răng cửa đã tuyệt chủng rất lớn.

Hóa thạch[sửa | sửa mã nguồn]

Các mẫu hóa thạch cổ nhất có niên đại vào khoảng Oligocen muộn (23.03 Ma-28.4 Ma), và loài cổ nhất đã được xác định là Hypsiprymnodon bartholomaii niên đại Miocen sớm.[4]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến nay chỉ có 2 phân bộ Diprotodontia: Vombatiformes bao gồm wombatkoala, còn Phalangerida bao gồm tất cả các họ còn lại. Kirsch et al. (1997) chi các họ thành 3 phân bộ. Ngoài ra, sáu họ Phalangeriformes được chia thành 2 liên họ.

Bộ DIPROTODONTIA

† chỉ các họ, chi hay loài tuyệt chủng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 43–70. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (5 tháng 7 năm 2006). “Quyết định 54/2006/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Bộ Tư pháp Việt Nam. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 7 năm 2006. Truy cập 25 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ Meredith, Robert W.; Westerman, Michael; Springer, Mark S. (ngày 26 tháng 2 năm 2009). “A phylogeny of Diprotodontia (Marsupialia) based on sequences for five nuclear genes” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 51: 554–571. doi:10.1016/j.ympev.2009.02.009. PMID 19249373. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ The Paleobiology Database