Hình tượng thực vật trong đời sống văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họa phẩm thiếu nữ và đóa hoa hồng của danh họa Émile Vernon

Hình tượng thực vật trong đời sốngvăn hóa của con người đóng nhiều vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ lịch sử tồn tại của loài người[1]. Việc sử dụng các loài thực vật của con người bao gồm cả những ứng dụng thiết yếu, căn bản cho đời sống của con người như làm thực phẩm (hạt, củ, quả), quần áo (vỏ, sợi), thuốc men (rễ, , vỏ) và những ứng dụng mang tính biểu tượng như trong nghệ thuật (hoa, cành), thần thoại (thân, gốc, tán cây) và văn học, văn chương. Việc cung cấp nguồn lương thực thiết yếu thông qua nông nghiệp là nền tảng của nền văn minh (chẵng hạn như nền văn minh lúa nước và nền văn minh lúa khô). Nghiên cứu về việc sử dụng thực vật của người bản địa là thực vật học dân tộc, trong khi thực vật học kinh tế tập trung vào các giống cây trồng hiện đại.

Thực vật được sử dụng trong y học (thảo mộc), cung cấp nhiều loại thảo dược từ xa xưa cho đến nay để cứu sống biết bao nhiêu sinh mạng của con người và là nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp bao gồm đồ gỗgiấy cũng như nhiều loại hóa chất để phục vụ cho cuộc sống ngày càng tiện nghi của con người. Thực vật mang lại niềm vui cho hàng triệu người thông qua việc làm vườn, nghệ thuật cắm hoa (với thông điệp về ngôn ngữ của các loài hoa), trồng cây kiểng. Trong nghệ thuật, thần thoại, tôn giáo, văn học và điện ảnh, thực vật đóng vai trò quan trọng, tượng trưng cho các chủ đề như khả năng sinh sản, phát triển, sự thuần khiết và tái sinh là những chủ đề của văn hóa[2]. Trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí, thực vật cung cấp nhiều chủ đề, chẳng hạn như hoa văn theo phong cách Ả Rập Hồi giáo và các hình thức hoa Acanthus được chạm khắc trên các đầu cột theo trật tự cổ điển của Corinth.

Trong đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Thực vật là nguồn thức ăn và là nguyên liệu chính trong ẩm thực
Cây thông Giáng sinh

Con người phụ thuộc vào thực vật, cây cối để lấy thức ăn, trực tiếp hoặc làm thức ăn cho súc vật, ngay từ thời xa xưa, với hình thái săn bắt và hái lượm thì những sản vật từ thực vật (trái cây, quả mọng, , rễ, củ quả, hạt) đã nuôi sống những người tiền sử. Nông nghiệp với ngành trồng trọt liên quan đến việc sản xuất cây lương thực và có đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của các nền văn minh thế giới. Nông nghiệp bao gồm nông học cho cây trồng, làm vườn trong rau và vườn cây ăn trái, và lâm nghiệp lấy gỗ[3]. Khoảng 7.000 loài thực vật đã được dùng làm thực phẩm, mặc dù hầu hết thực phẩm ngày nay chỉ có nguồn gốc từ 30 loài. Các cây lương thực chính bao gồm ngũ cốc như gạolúa mì, các loại rễ và củ có tinh bột như sắnkhoai tây, và các sản vật khác như các loại đậu (chẳng hạn như đậu vánđậu đỏ) được gọi chung là hoa màu, hoa lợi. Dầu thực vật như dầu ô liu cung cấp lipid, trong khi trái câyrau đóng góp vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn của con người[4], chưa kể đến là sữa thực vật. Cây trồng làm cây công nghiệp là nguồn cung cấp nhiều loại sản phẩm được sử dụng trong sản xuất, đôi khi với cường độ cao đến mức có nguy cơ gây hại cho môi trường[5]. Hàng trăm loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật, cả hai loại thuốc truyền thống được sử dụng trong thảo dược[6][7]. Độc dược từ thực vật bao gồm atropine, ricin, Coniumcurare, mặc dù nhiều loại trong số này cũng có công dụng làm thuốc[8].

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa, các loài thực vật chiếm lĩnh vị trí quan trọng. Cây lúa nước là cây lương thực chính của nhiều cư dân và hình thành nên cả một nền văn minh lúa nước, cây lúa mì hình thành nên cả nền văn hóa của các nước châu Âu, Trung Đông, Trung Á, chúng được tôn vinh đến mức khi mà sản phẩm của chúng sẽ làm ra bánh Thánh được xem là mình Chúa trong Cơ Đốc giáo, rồi nghi thức bánh mì và muối là một nghi thức trọng thị trong văn hóa Nga. Lúa gạo và lúa mì cũng như ngũ cốc còn cho ra sản phẩm rượubia và đã ăn sâu trong văn hóa, cũng cách tương tự vậy, thực vật cho ra sản phẩm thuốc lá, ma túy mà con người mãi bị cột trói khó cai được. Cây bắp (ngô) và khoai tây góp phần tạo dựng nên nền văn minh của người da đỏ ở châu Mỹ và nay chúng cũng phổ biến trên khắp thế giới. Quả táo là trái cây được tiêu thụ nhiều, chúng ảnh hưởng trong văn hóa với biểu tượng quả táo. Những trái nho cho ra rượu vang và được xem là máu của Chúa thông qua nghi thức dâng rượu bí tích. Thời hiện đại ngày nay, cà phê cho ra các sản phẩm của nó cung cấp cho con người và hình thành nên cả phong cách văn hóa cà phê thời hiện đại.

Các loài cây cối nổi bật trong thần thoại, tôn giáo vì tượng trưng cho khả năng sinh sản, sinh sôi, bất tử (cây sự sống) và tái sinh, điều huyền diệu[9][10] (cây thiêng, cây ước nguyện và được nhân cách hóa với hình tượng Vị thần cây cỏ). Trong thần thoại Latvia, Austras koks là một cái cây mọc từ lúc Mặt trời hiện trên bầu trời[11][12], cây YggdrasilCây thế giới của Thần thoại Bắc Âu mà thần Odin được treo trên đó[13][14]. Thần thoại Hy Lạp đề cập đến nhiều loại cây và hoa[15] chẵng hạn như cây Lotus có quả gây buồn ngủ dễ chịu[16], trong khi thảo mộc Moly là một loại thảo dược thần kỳ được Homer nhắc đến trong Odyssey với rễ đen và hoa trắng[17], biểu tượng nổi tiếng còn là Vòng nguyệt quế. Tabernanthe iboga được sử dụng làm chất gây ảo giác ở Gabon trong các nghi lễ nhập môn[18]. Cây ma thuật còn xuất hiện trong thần thoại Serbia với loại cây raskovnik ví như chìa khóa vạn năng[19][20][21]. Trong biểu tượng Phật giáo, cả hoa senCội Bồ-đề đều có ý nghĩa quan trọng. Hoa sen là một trong Ashtamangala (gồm cả Phật giáo, JainismẤn Độ giáo), đại diện cho sự thanh tịnh của cơ thể, lời nói và tâm trí, trôi nổi trên vùng nước bùn của chấp trước và ham muốn dục vọng[22]. Cây bồ đề là cây thiêng mà Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề[23]. Trong văn hóa Anh quốc có biểu tượng Bông hồng Anh quốc hay Bông hồng nước Anh (English rose) là một mô tả gắn liền với văn hóa Anh, có thể được áp dụng cho một phụ nữ hoặc cô gái xinh đẹp kiều diễm đến từ nước Anh. Hình tượng này liên quan đến loài hoa hồng trong văn hóa và truyền thống lâu đời là quốc hoa của nước Anh[24].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Một cô gái đeo kính đen với biểu tượng chiếc lá cần sa, ngụ ý cho văn hóa cần sa của giới trẻ
Biểu tượng ngoại giáo ở Chernihiv
  1. ^ Shoemaker, Candice A. (2 tháng 8 năm 1994). “Plants and Human Culture”. Journal of Home & Consumer Horticulture. 1 (2–3): 3–7. doi:10.1300/j280v01n02_02.
  2. ^ Macionis, John J.; Gerber, Linda Marie (2011). Sociology. Pearson Prentice Hall. tr. 53. ISBN 978-0137001613. OCLC 652430995.
  3. ^ “The Development of Agriculture”. National Geographic. 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ “Food and drink”. Kew Gardens. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ “Industrial Crop Production”. Grace Communications Foundation. 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  6. ^ Tapsell LC, Hemphill I, Cobiac L, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2006). “Health benefits of herbs and spices: the past, the present, the future”. Med. J. Aust. 185 (4 Suppl): S4–24. doi:10.5694/j.1326-5377.2006.tb00548.x. PMID 17022438. S2CID 9769230.
  7. ^ Lai PK, Roy J; Roy (tháng 6 năm 2004). “Antimicrobial and chemopreventive properties of herbs and spices”. Curr. Med. Chem. 11 (11): 1451–60. doi:10.2174/0929867043365107. PMID 15180577.
  8. ^ Long, Scott. “Natural Products -- Plants”. South West Oklahoma State University. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  9. ^ “Plants in Mythology”. Myth Encyclopedia. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  10. ^ Leitten, Rebecca Rose. “Plant Myths and Legends”. Cornell University Liberty Hyde Bailey Conservatory. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  11. ^ Ķencis, Toms (2011). “The Latvian Mythological space in scholarly Time” (PDF). Archaeologia Baltica. 15 (15): 144–157. doi:10.15181/ab.v15i1.28. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
  12. ^ Vīķe-Freiberga, Vaira (2005). “Saule”. Trong Jones, Lindsay (biên tập). Encyclopedia of Religion. 12 (ấn bản 2). Thomson Gale. tr. 8131–8135.
  13. ^ [[Ursula Dronke|Dronke, Ursula (Trans.)]] (1997). The Poetic Edda: Volume II: Mythological Poems. Oxford University Press. tr. 7. ISBN 978-0-19-811181-8.
  14. ^ Davidson, Hilda Ellis (1993). The Lost Beliefs of Northern Europe. Routledge. tr. 69. ISBN 978-0-203-40850-6.
  15. ^ “Flora 1: Plants of Greek Myth”. Theoi. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
  16. ^ Brewer, Ebenezer Cobham. Lotus tree. Dictionary of Phrase and Fable. tr. 526.
  17. ^  Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Moly”. Encyclopædia Britannica. 18 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 681. cites: Homer, Odyssey, x. 302–306.
  18. ^ Pope, Harrison G. (1 tháng 4 năm 1969). “Tabernanthe iboga: an African narcotic plant of social importance”. Economic Botany (bằng tiếng Anh). 23 (2): 174–184. doi:10.1007/BF02860623. ISSN 0013-0001. S2CID 34302143.
  19. ^ Стойнев, Анани; Димитър Попов; Маргарита Василева; Рачко Попов (2006). “Костенурка”. Българска митология. Енциклопедичен речник (bằng tiếng Bulgaria). изд. Захари Стоянов. tr. 165. ISBN 978-954-739-682-1.
  20. ^ Старева, Лилия (2007). Български магии и гадания (bằng tiếng Bulgaria). Труд. tr. 243–244. ISBN 978-954-528-772-5.
  21. ^ Раденковић, Љубинко (2000–2001). Расковник у кругу сличних биљака (bằng tiếng Serbia). Slavic Gate. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  22. ^ Anderson, E.N.; Pearsall, Deborah; Hunn, Eugene; Turner, Nancy (2012). Ethnobiology. John Wiley & Sons. tr. 602. ISBN 978-1-118-01586-5.
  23. ^ Gethin, Rupert (1998). The Foundations of Buddhism. Oxford University Press. tr. 22. ISBN 978-0-19-289223-2.
  24. ^ “England's National Symbols”. englandforever.org/. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]