Kawanishi H6K

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
H6K
KiểuThủy phi cơ tuần tra
Hãng sản xuấtKawanishi
Chuyến bay đầu tiên14 tháng 7 năm 1936
Được giới thiệutháng 1 năm 1938
Khách hàng chínhHải quân Đế quốc Nhật Bản
Số lượng sản xuất215

Chiếc Kawanishi H6K là một kiểu thủy phi cơ tuần tra được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II trong các nhiệm vụ tuần tra duyên hải. Tên chính thức của Hải quân Nhật là "Thủy phi cơ lớn Kiểu 97" (九七式大型飛行艇), trong khi phe Đồng Minh đặt cho nó tên mã là "Mavis".

Thiết kế và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc máy bay được thiết kế theo một yêu cầu của Hải quân Nhật vào năm 1933, và tổng hợp những kiến thức lượm lặt được do một nhóm kỹ sư của Kawanishi đã đến thăm xưởng của Short Brothers tại Anh Quốc, lúc đó là một trong những nhà sản xuất thủy phi cơ hàng đầu của thế giới. Chiếc Kiểu S, như Kawanishi hay gọi nó, là một máy bay cánh đơn bốn động cơ, cánh đuôi kép, và thân được treo bên dưới cánh dạng ô bằng một mạng lưới các thanh chống. Ba chiếc nguyên mẫu được chế tạo, mỗi chiếc có những tinh chỉnh dần dần nhằm cải thiện khả năng điều khiển cả ở dưới nước lẫn trên không, và cuối cùng được trang bị động cơ mạnh hơn. Chiếc thứ nhất bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 14 tháng 7 năm 1936, và ban đầu được đặt tên là Thủy phi cơ Hải quân Kiểu 97, sau đó có tên H6K. Có tổng cộng 217 chiếc được chế tạo.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc H6K được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 1938, trước tiên là trong Chiến tranh Trung-Nhật, và được sử dụng rộng rãi khi chiến tranh diễn ra trên diện rộng tại Thái Bình Dương. Nó có thời gian bay trên không xuất sắc, có khả năng tuần tra đến 24 giờ, và còn được sử dụng trong các vụ tấn công tầm xa tận RabaulĐông Ấn thuộc Hà Lan.

Chiếc máy bay nhanh chóng trở nên mong manh khi các thế hệ máy bay tiêm kích mới xuất hiện, nhưng nó tiếp tục được sử dụng cho đến hết chiến tranh tại các khu vực mà nguy cơ bị đánh chặn thấp. Trong hoạt động tại tuyến đầu, nó được thay thế bởi chiếc Kawanishi H8K.

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]

H6K1
Phiên bản nguyên mẫu đánh giá, trang bị động cơ Hikari 2. Có bốn chiếc được chế tạo.
H6K1 (Thủy phi cơ Hải quân Loại 97 Kiểu 1)
Phiên bản nguyên mẫu trang bị động cơ Mitsubishi Kinsei 43 công suất 1000 mã lực. Có ba chiếc được chế tạo.
H6K2 Kiểu 11
Phiên bản sản xuất đầu tiên. Bao gồm hai chiếc H6K2-L phiên bản vận chuyển sĩ quan. Có 10 chiếc được chế tạo.
H6K2-L (Thủy phi cơ Vận tải Hải quân Loại 97)
Phiên bản vận chuyển không vũ trang H6K2 trang bị động cơ Mitsubishi Kinsei 43. Có 16 chiếc được chế tạo.
H6K3 Kiểu 21
Phiên bản vận chuyển H6K2 được cải biến dành cho yếu nhân và sĩ quan cao cấp. Có hai chiếc được chế tạo.
H6K4 Kiểu 22
Phiên bản sản xuất chủ yếu, cải biến từ H6K2 được nâng cấp vũ khí, một số được trang bị động cơ Mitsubishi Kinsei 46 công suất 930 mã lực. Trữ lượng nhiên liệu tăng từ 1.708 gallon lên 2.950 gallon. Bao gồm hai chiếc H6K4-L phiên bản vận chuyển. Có 10 chiếc được chế tạo.
H6K4-L
Phiên bản vận chuyển H6K4, tương tự như chiếc H6K2-L, nhưng trang bị động cơ Mitsubishi Kinsei 46. Bao gồm hai chiếc H6K4 được cải biến. Có 20 chiếc được chế tạo.
H6K5 Model 23
Trang bị động cơ Mitsubishi Kinsei 51/53 công suất 1300 mã lực và tháp súng bên trên kiểu mới thay cho vị trí mở. Có 36 chiếc được chế tạo.

Các nước sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Indonesia
 Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (H6K4)[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo:[1][2]

Đặc tính chung[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính bay[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]

  • 4 x súng máy Kiểu 97 7,7 mm (0,303 inch) trước mũi, trên lưng và hai bên hông
  • 1 x pháo Kiểu 99 20 mm trên tháp súng đuôi
  • 2 x ngư lôi 800 kg (1.764 lb) hoặc
  • 1.000 kg (2.205 lb) bom

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Green 1972, p. 129.
  2. ^ Francillon 1979, p. 307.
  • Francillon, René J.. Japanese Aircraft of the Pacific War. Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1995.
  • Green, William. Warplanes of the Second World War, Volume Five: Flying Boats. London: Macdonald & Co.(Publishers)Ltd., 1962. ISBN 0-356-01449-5.
  • Doubilet, David. "The Flying Boat". Sport Diver Magazine. Volume 15, Number 8, tháng 9 năm 2007.
  • Richards, M.C. "Kawanishi 4-Motor Flying-Boats (H6K 'Mavis' and H8K 'Emily')". Aircraft in Profile Volume 11. Windsor, Berkshire, UK: Profile Publications Ltd., 1972.
  • Van der Klaauw, Bart. Water- en Transportvliegtuigen Wereldoorlog II (in Dutch). Alkmaar, Hà Lan: Uitgeverij de Alk. ISBN 90-6013-6772.

Nội dung liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tương tự[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

H3K - H4H - H5Y - H6K - H7Y - H8K - H9A

Danh sách liên quan[sửa | sửa mã nguồn]