Mèo đốm Margay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Margay
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Carnivora
Phân bộ: Feliformia
Họ: Felidae
Phân họ: Felinae
Chi: Leopardus
Loài:
L. wiedii[1]
Danh pháp hai phần
Leopardus wiedii[1]
(Schinz, 1821)
Phân bố của Margay, 2015[2]
Các đồng nghĩa
  • Felis wiedii

Mèo đốm Margay (danh pháp hai phần: Leopardus wiedii)[1] là một loài mèo đốm thuộc họ Mèo, bản địa Trung và Nam Mỹ. Được đặt tên theo Công tước Maximilian xứ Wied-Neuwied[3], là loài sống đơn độc, kiếm ăn ban đêm, thích những vùng hẻo lánh của rừng mưa. Mặc dù đã từng được coi là dễ bị tổn thương dẫn đến tuyệt chủng, hiện nay IUCN liệt kê nó như là "sắp bị đe dọa". Chúng lang thang ở các khu rừng nhiệt đới từ México đến Argentina.

Về bề ngoài thì mèo đốm Margay rất giống loài mèo gấm Ocelot (Leopardus pardalis) to lớn hơn, nhưng có đầu ngắn hơn một chút, đôi mắt lớn hơn, còn đuôi và chân thì dài hơn. Nó nặng từ 2,6 – 4 kg, với chiều dài cơ thể từ 48 – 79 cm, và chiều dài đuôi từ 33 – 51 cm. Không giống như hầu hết các con mèo khác, mèo cái chỉ có hai núm vú[4]. Lông màu nâu, điểm nhiều hàng đốm màu nâu sẫm hoặc đen và các sọc dọc. Phần bụng nhạt màu hơn, dao động từ màu vàng da bò đến trắng, và đuôi có nhiều dải sẫm màu với chỏm đuôi màu đen. Phần sau của tai màu đen với những đốm trắng tròn ở trung tâm.

Phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 539–540. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ a b de Oliveira, T.; Paviolo, A.; Schipper, J.; Bianchi, R.; Payan, E.; Carvajal, S.V. (2015). Leopardus wiedii. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T11511A50654216. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T11511A50654216.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “Leopardus wiedii, common name: margay”. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  4. ^ Sunquist, Mel; Sunquist, Fiona (2002). Wild cats of the World. Chicago: University of Chicago Press. tr. 135–141. ISBN 0-226-77999-8.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]