Phục bích tại Ireland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phục bích (tiếng Trung: 復辟), còn được phiên âm là phục tích hay phục tịch, nghĩa đen là "khôi phục ngôi vua" là trường hợp một quân chủ đã từ nhiệm hoặc đã bị phế truất hay từng bị lật đổ bởi các cuộc cách mạngđảo chính trong nước, thậm chí phải lưu vong do nạn ngoại xâm nhưng sau đó khôi phục lại được ngôi vị của mình. Dưới đây liệt kê những cuộc phục bích tại Ireland.

Những vị vua tối cao của Ireland[sửa | sửa mã nguồn]

Máel Sechaill mac Domnaill

Năm 1002, Máel Sechaill mac Domnaill từ bỏ danh hiệu của mình, bàn giao quyền lực cho Brian Boru, mọi việc đều có nguyên nhân mới dẫn đến đến kết quả.[1] Chả là Máel Sechaill mac Domnaill và Brian Boru thách thức nhau trong trận chiến tại đồi Tara ở tỉnh Meath, Máel Sechaill mac Domnaill hẹn với Brian Boru thời hạn kéo dài một tháng để ông có thể huy động lực lượng của mình, nhưng Máel Sechaill mac Domnaill đã không tập hợp được những người cai trị trong khu vực, những người được cho là thuộc cấp của ông vào thời điểm cuối cùng, và ông buộc phải thiện nhượng cho Brian Boru theo đúng thỏa thuận.[2] Nhờ cái chết của Brian Boru, con trai, cháu trai của ông ta và nhiều quý tộc Munster khác tại Clontarf năm 1014, Máel Sechaill mac Domnaill đã thành công trong việc giành lại vương quyền cao quý, với sự trợ giúp của người anh em họ phía bắc Flaithbertach Ua Néill (quốc vương xứ Ailech).[3]

Vương quốc Leinster[sửa | sửa mã nguồn]

Diarmait Mac Murchada

Năm 656, sự xuất hiện của Crundmáel Erbuilc đã làm gián đoạn thời gian thống trị của Fáelán mac Colmáin trong một quãng ngắn, sau đó trật tự đã lập lại rất gọn gàng khi Fáelán mac Colmáin tuyên bố phục tịch.[4]

Năm 1166, Diarmait Mac Murchada bị phế truất bởi quốc vương tối cao Ireland Ruaidrí Ua Conchobair, nguyên nhân xuất xứ từ năm 1152, khi ông bắt cóc Derbforgaill (vợ của vua Tiernan O'Rourke xứ Breifne.[5] Trong khi Tiernan O'Rourke có mối quan hệ thân mật với Ruaidrí Ua Conchobair, do đó khi quốc vương Ruaidrí Ua Conchobair vừa đăng cơ, Tiernan O'Rourke đã kêu gọi Ruaidrí Ua Conchobair trả mối hận cho mình, Diarmait Mac Murchada trốn sang Wales và từ đó đến Anh và Pháp tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Henry II của Anh trong việc tuyển mộ binh sĩ để đòi lại vương quyền.[6] Henry II ủy quyền cho Diarmait Mac Murchada tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lính và lính đánh thuê trong vương quốc của ông ta, những người đồng ý giúp đỡ bao gồm Richard de Clare và anh em cùng cha khác mẹ Robert FitzStephenMaurice FitzGerald, Robert FitzStephen và Maurice FitzGerald đã được hứa hẹn những vùng đất ở Wexford và những nơi khác cho các dịch vụ của họ.[7] Năm 1169, Diarmait Mac Murchada tổ chức một đội quân lính đánh thuê gồm lính Anh và xứ Wales, họ đổ bộ xuống vịnh Bannow, rồi bí mật bao vây Wexford, đột kích Vương quốc Ossory, đồng thời phát động các cuộc tấn công vào các lãnh thổ của Uí Tuathail, Uí BroinUí Conchobhair Failghe.[8] Khi Diarmait Mac Murchada về đến Leinster, với sự trung gian của Giáo hội, các chỉ huy của hai đội quân bắt đầu đàm phán tại căn cứ chính trị của Ferns, kết thúc bằng một thỏa thuận đã đạt được, theo đó Diarmait Mac Murchada được phép trở lại làm vua Leinster.[9]

Vương quốc Osraige[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 905, Diarmait mac Cerbaill bị phế truất, anh trai ông là Cellach mac Cerbaill lên cầm quyền trị nước.[10] Khi Cellach mac Cerbaill bị giết trong trận chiến Mag Ailbe chiến đấu bên cạnh vị giám mục của nhà vua lừng lẫy Cashel Cormac mac Cuilennáin năm 908, Diarmait mac Cerbaill trở lại vương quyền bởi người anh em họ, cũng là vị vua tối cao của Ireland đương thời, Flann Sinna.[11]

Vương quốc Munster[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 698, Ailill mac Cathail giành được ngai vàng từ tay Eterscel mac Máele Umai, đến năm 701 thì ngai vàng đó lại chuyển sang cho Cormac mac Ailello.[12] Năm 713, Cormac mac Ailello chết, Eterscel mac Máele Umai tận dụng thời cơ quay về chiếm lại địa vị của mình sau mười năm năm lưu vong nơi đất khách quê người.[13]

Năm 970, Mathgamain mac Cennétig hạ bệ và thay thế ngôi vị của Máel Muad mac Brain, biến động đó khiến Máel Muad mac Brain phải trốn chạy sang nương tựa đồng minh thân cận là vua Donnubán mac Cathail xứ Uí Fidgenti.[14] Năm 976, Mathgamain mac Cennétig bị Donnubán mac Cathail bắt giữ vào năm 976 trong một cuộc xung đột thường niên, Donnubán mac Cathail đã trao lại ông ta cho Máel Muad mac Brain, Máel Muad mac Brain giết chết Mathgamain mac Cennétig rồi trở lại Munster tuyên bố phục vị.[15]

Năm 1114, Muirchertach Mór mac Toirdhleabhach Ua Briain bị bệnh đến mức "trở thành một bộ xương sống", để đối phó với sự bất hạnh của nhà vua, anh trai của ông là Diarmait Ua Briain đã tiến hành chính biến nắm giữ quyền kiểm soát vương quốc và trục xuất Muirchertach Mór mac Toirdhleabhach Ua Briain.[16] Sang năm sau, Muirchertach Mór mac Toirdhleabhach Ua Briain lấy lại được sức mạnh của mình và thực hiện một chiến dịch để giành lại quyền kiểm soát Munster, ông thành công trong việc đánh bại Diarmait Ua Briain, nhưng cũng đến năm 1116 ngai vàng lại tuột khỏi tay Muirchertach Mór mac Toirdhleabhach Ua Briain lần nữa cũng bởi người anh trai Diarmait Ua Briain.[17] Phải đến năm 1118, Muirchertach Mór mac Toirdhleabhach Ua Briain mới chính thức giật được ngôi báu, nhưng chỉ một năm sau thì ông qua đời.[18]

Năm 1115, Diarmait Ua Briain chưa ngồi ấm chỗ trên cương vị quân chủ Munster thì người em trai Muirchertach Mór mac Toirdhleabhach Ua Briain đã kịp thời hồi phục, đến năm 1116 ông tuy chiếm được ngai vàng lần nữa nhưng cũng chỉ giữ được non hai năm thì lại để thất thủ nên đành phải từ bỏ.[19]

Vương quốc Ailech[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1030, Flaithbertach Ua Néill quyết định thoái vị để nhường ngôi cho con trai mình là Áed mac Flaithbertaig Ua Néill, ông thực hiện một chuyến hành hương đến Rome.[20] Năm 1031, Flaithbertach Ua Néill trở về nhà, từ đó, ông có được biệt danh của mình, Flaithbertach an Trostáin (có nghĩa là "Flaithbertach của Trostáin", đó là Flaithbertach của nhân viên Pilgrim).[21] Năm 1033, Áed mac Flaithbertaig Ua Néill lìa đời, Flaithbertach Ua Néill miễn cưỡng lên ngôi, ông trở thành vua Ailech một lần nữa cho đến khi băng hà.[22]

Năm 1142, Muirchertach MacLochlainn ou Muircheartach mac Neill Ua Lochlainn đã đánh bại các vị vua chư hầu nhỏ khác, nhưng trong chiến dịch này ông đã bị thương nặng phải cần thời gian điều trị, do đó Domnall Ua Gairmledaig lợi dụng cơ hội đã tuyên bố phế truất Muirchertach MacLochlainn ou Muircheartach mac Neill Ua Lochlainn vào năm sau.[23] Năm 1145, Muirchertach MacLochlainn ou Muircheartach mac Neill Ua Lochlainn hoàn toàn bình phục, ông tìm thấy vương quốc của mình lần thứ hai với sự hỗ trợ quân lực từ các Vương quốc AirgíallaVương quốc Tir Conaill, từ năm 1150 trở đi, ông là "Ard ri Erenn co fressabra" có nghĩa là "Vua tối cao" trong phe đối lập.[24]

Vương quốc Thomond[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1198, Muircheartach Dall Ó Briain bị chính người anh em ruột thịt của mình là Conchobhar Ruadh Ó Briain lật đổ, đến năm 1203 ông mới tiêu diệt được đối thủ để giành lại ngai vàng.[25]

Năm 1276, Brian Ruadh Ó Briain bị trục xuất khỏi pháo đài Clonroad bởi phe đối lập, ông buộc lòng phải chạy trốn khỏi Shannon cùng với con trai Donnchad và những tuỳ tùng thân cận.[26] Nguồn cơn vụ việc bắt đầu từ sự bất mãn của Sioda mac Neill Mac Conmara, người trước đây đã ủng hộ Brian Ruadh Ó Briain làm vua, nhưng đến năm 1275 do bất đồng quan điểm ông ta đã đứng lên công khai chống lại Brian Ruadh Ó Briain và đứng về phía người cháu trai Thoirdelbach mac Taigd Cael Uisce Ó Briain.[27] Brian Ruadh Ó Briain được Thomas de Clare (nhân vật có thế lực trong nước bấy giờ) giúp đỡ, sau một trận chiến ở Limerick, các lực lượng ủng hộ Brian Ruadh Ó Briain đánh chiếm Clonroad trong khi không có Toirdelbach mac Taigd Cael Uisce Ó Briain, thu thập tất cả sức mạnh của mình, Brian Ruadh Ó Briain tiếp tục dẫn dắt Quin trong County Clare ngày nay và tuyên bố phục vị vào năm 1277.[28] Nhưng Thoirdelbach mac Taigd Cael Uisce Ó Briain không để yên như vậy, ông ta đem binh về tấn công trả đũa, các đối thủ gặp lại nhau tại MoyTHERan, kết quả Brian Ruadh Ó Briain bị đánh bại sau một trận chiến dai dẳng.[29] Brian Ruadh Ó Briain và gia đình quay trở lại lâu đài Bunratty, pháo đài mới của Clare, trung tâm quyền lực Bunratty của Thomas de Clare, tại nơi đây ông bị xử tử bởi đồng minh Anglo-Norman Thomas de Clare, bởi ông này đã quyết định hòa giải với Thoirdelbach mac Taigd Cael Uisce Ó Briain vì nhận thấy Brian Ruadh Ó Briain đã hết thời.[30]

Năm 1276, nhân lúc Thoirdelbach mac Taigd Cael Uisce Ó Briain không có trong kinh thành, Brian Ruadh Ó Briain mở cuộc tập kích bất ngờ chiếm đóng nhanh chóng, tuyên bố phục tịch.[31] Nhưng Thoirdelbach mac Taigd Cael Uisce Ó Briain đã kịp thời huy động lực lượng, đem quân về giải phóng thủ đô, đánh bại Brian Ruadh Ó Briain, sau đó bắt tay làm hòa với Thomas de Clare khiến ông này sát hại Brian Ruadh Ó Briain.[32]

Năm 1343, Diarmait mac Toirdhelbaich Ó Briain lên ngôi sau cái chết của người anh trai Muircheartach mac Toirdhelbaich Ó Briain, việc kế vị này được thực hiện theo một thỏa thuận đạt được giữa họ vào năm 1336 với sự chấp thuận của gia tộc hùng mạnh McNamara (những người thực sự nắm quyền lực ở chính trường Thomond lúc bấy giờ).[33] Nhưng chỉ mấy tháng sau, gia tộc McNamara lại thay đổi ý định, họ phế truất Diarmait mac Toirdhelbaich Ó Briain để đưa Brian Bán Ó Briain của "gia tộc Briain" lên cầm quyền.[34] Năm 1350, Brian Bán Ó Briain bị ám sát bởi các con trai của Lorcan Mac Ceothach, Diarmait mac Toirdhelbaich Ó Briain được mời về kinh, nhờ vậy ông đã khôi phục lại ngai vàng của mình.[35]

Vương quốc Meath[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1130, Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn mất ngôi, người thay thế ông khuyết danh trong sử liệu, chỉ biết rằng người này bị quốc vương tối cao Ireland là Conchobair Tairrdelbach bắt cóc để trao ngai vàng Meath cho con trai ông ta là Conchobar Ua Conchobair vào năm 1143.[36] Năm 1144, Conchobar Ua Conchobair cảm đột tử, Donnchad mac Muirchertaig Ua Mael Sechlainn lên ngôi, đến năm 1152 thì ngôi vị đó được Mael Sechlainn mac Murchada Ua Mael Sechlainn tiếp quản.[37] Từ năm 1155 đến năm 1169, quyền lực tại Meath chỉ là sự giằng qua giật lại giữa hai đối thủ: Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn và Donnchad mac Domnaill Ua Mael Sechlainn.[38]

Năm 1155, khi Donnchad mac Domnaill Ua Mael Sechlainn mới đoạt được chính quyền từ tay Mael Sechlainn mac Murchada Ua Mael Sechlainn thì cựu vương Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn đã trở lại đánh bật ông để phục vị.[39] Năm 1156, Donnchad mac Domnaill Ua Mael Sechlainn quay về làm vua lần thứ hai được một năm thì bị Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn cướp mất, nhưng cũng chỉ một năm sau ông đã đòi được món nợ với đối thủ của mình.[40] Tuy nhiên, quãng thời gian một năm ông giữ ngôi trôi đi nhanh chóng, vì đầu năm 1157 Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn tốen hành trục xuất ông lần thứ hai.[41] Năm 1158, Donnchad mac Domnaill Ua Mael Sechlainn đánh đổ Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn lần nữa mà đoạt ngôi, rồi hai năm sau ông vẫn phải ra đi để nhường ghế cho Diarmait mac Domnaill Ua Mael Sechlainn lần thứ tư bước lên vũ đài chính trị.[42]

Vương quốc Connacht[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1288, Cathal mac Conchobair Ruadh Ua Conchobair bị người em ruột Maghnus mac Conchobair Ruadh Ua Conchobair hất cẳng khỏi chính trường, ông phải chạy trốn chui lủi bí mật tập hợp lực lượng chờ thời cơ rửa hận.[4] Năm 1293, sau cái chết của Maghnus mac Conchobair Ruadh Ua Conchobair, Cathal mac Conchobair Ruadh Ua Conchobair xâm nhập kinh đô tái lập sự thống trị, nhưng chỉ vài tháng sau ông lại bị lật đổ bởi Aedh mac Eoghan Ó Conchobair.[43]

Sau trận Athenry lần thứ hai năm 1316, Toirdelbach Ó Conchobair hạ bệ Ruaidri na bhFeadh Ó Conchobair để giành vương quyền về cho mình, nhưng chính ông lại bị Cathal mac Domhnall Ó Conchobair tước đoạt ngai vàng vào năm sau.[44] Năm 1324, Toirdelbach Ó Conchobair mới tiêu diệt được thế lực của Cathal mac Domhnall Ó Conchobair để tái chiếm ngôi báu, lần này ông trị vì cho đến hết đời.[45]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jaski, Bart (2005). "Máel-Sechnaill II (949/950–1022)". In Seán Duffy. Medieval Ireland. An Encyclopedia. Abingdon and New York. pp. 310–312.
  2. ^ Moran, W.: The hereditary lands and Royal Tuath of the O'Melaghlins, 33-44.Ríocht na Mídhe I, 4, (1958)
  3. ^ Ó Corráin, Donnchadh (1972). Ireland Before the Normans. Ireland: Gill and Macmillan.
  4. ^ a b Byrne, Francis John (2001), Irish Kings and High-Kings, Dublin: Four Courts Press, ISBN 978-1-85182-196-9
  5. ^ O'Hart, John (1892) Irish Pedigrees; 5th ed. 2 vols. Dublin: James Duffy, pp. 157, 555. (1st ed.: 1878; several later eds.)
  6. ^ O'Byrne, Emmett (2003) War, Politics and the Irish of Leinster Dublin: Four Courts; "The MacMurrough-Kavanagh kings of Leinster; Outline Genealogies I, Ia, Ib", pages 247–249.
  7. ^ Byrne, Francis J. (1973) Irish Kings and High-Kings. London: Batsford (Rev. ed. Dublin: Four Courts, 1999) "Uí Cheinnselaig Kings of Laigin", p. 290
  8. ^ Expugnatio Hibernica, by Giraldus Cambrensis; ed., with transln and historical notes, by A. B. Scott and F. X. Martin. Dublin: Royal Irish Academy, 1978
  9. ^ Furlong, Nicholas (1973) Dermot, King of Leinster, and the foreigners. Tralee: Anvil Books ISBN 0-900068-37-X
  10. ^ William Carrigan (1905). The history and antiquities of the diocese of Ossory. I. Sealy, Bryers & Walker. tr. 41–44.
  11. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  12. ^ Бирн Ф. Д. Короли и верховные правители Ирландии. — СПб.: Евразия, 2006. — 368 с. — ISBN 5-8071-0169-3.
  13. ^ Charles-Edwards T. M. Early Christian Ireland. — Cambridge: Cambridge University Press, 2000. — 728 p. — ISBN 978-0-5213-6395-2.
  14. ^ O'Donovan, John (ed. & tr.), Annala Rioghachta Eireann. Annals of the Kingdom of Ireland by the Four Masters. 7 vols. Dublin: Royal Irish Academy. 1848–51. 2nd edition, 1856. Volume II
  15. ^ Todd, James Henthorn (ed. & tr.). Cogadh Gaedhel re Gallaibh: The War of the Gaedhil with the Gaill. London: Longmans. 1867.
  16. ^ Benjamin Hudson, Benjamin (2005), Viking Pirates and Christian Princes: Dynasty, Religion and Empire in the North Atlantic, Oxford: Oxford University Press, (ISBN 0-19-516237-4)
  17. ^ Colman Etchingham, (2007), « Viking age Gwynedd and Ireland: political relations », in Jankulak, Karen; Wooding, Jonathan M., Ireland and Wales in the Middle Ages, Dublin: Four Courts Press, p. 149–167, (ISBN 978-1-85182-748-0)
  18. ^ Rosemary Power, (2005), « Meeting in Norway: Norse-Gaelic relations in the kingdom of Man and the Isles, 1090–1272 », Saga-Book (London: Viking Society for Northern Research) XXIX: 5–66, ISSN 0305-9219
  19. ^ Francis J. Byrne, (2005), « Ireland and her neighbours, c.1014–c.1072 », dans Ó Cróinín, Dáibhí, Prehistoric and Early Ireland, A New History of Ireland, I, Oxford: Oxford University Press, p. 862–898, (ISBN 0-19-922665-2)
  20. ^ Hudson, Benjamin (2005), Viking Pirates and Christian Princes: Dynasty, Religion and Empire in the North Atlantic, Oxford: Oxford University Press, (ISBN 0-19-516237-4)
  21. ^ Byrne, Francis John (2005), Ireland and her neighbours, c.1014–1072, in Ó Cróinín, Dáibhí, Prehistoric and Ireland Ireland, A New History of Ireland, I, Oxford: Oxford University Press, p. 862–898, (ISBN 978-0-19-922665-8).
  22. ^ Ó Cróinín, Dáibhí (1995), Early Medieval Ireland: 400–1200, The Longman History of Ireland, London: Longman, (ISBN 0-582-01565-0)
  23. ^ CELT: Corpus of Electronic Texts hos University College Cork omfatter Ulster-annalene, Tigernach-annalene og Annalene av de fire mesterne foruten også slektslister og ulike helgenbiografier. De fleste er oversatt fra irsk til engelsk, eller oversettelser er på gang.
  24. ^ "Muirchertach Mac Lochlainn and the "Circuit of Ireland"," Donnchadh O Corrain, in Seanchas: Studies in Early and Medieval Irish Archaeology, History and Literature in Honour of Francis John Byrne, pp. 238–250. Four Courts Press, Dublin, 2000.
  25. ^ Sean Duffy, Routledge Revivals: Medieval Ireland (2005): An Encyclopedia
  26. ^ (en) T.W Moody, F.X. Martin, F.J. Byrne A New History of Ireland IX Maps, Genealogies, Lists. A companion to Irish History part II. Oxford University Press réédition 2011 (ISBN 9780199593064) « O'Briens: Ó Briain Kings and Earls of Thomond 1168-1657 » p. 219-220 & « O'Briens: Ó Briain Kings and Earls of Thomond 1168-1657 » généalogie n°23 p. 152.
  27. ^ Liens avec University College Cork & Annales d'Ulster & Annales d'Innisfallen
  28. ^ R. F. Foster, Robert Fitzroy Foster, The Oxford Illustrated History of Ireland
  29. ^ Kingdoms of Ireland World Leaders Index
  30. ^ (en) Marcus B. S. Flavin « Briain [O'Brien], Brian Ruadh (d. 1277), king of Thomond » Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, 2004.
  31. ^ (en) A Timeline of Irish History, Richard Killen Gill & Macmillan Dublin (2003) (ISBN 07171-3484-9).
  32. ^ (en) Goddard Henry Orpen Ireland under the Normans Oxford at the Clarendon Press, 1968, vol. I à vol. IV.
  33. ^ MacNamara, Nottidge Charles (1893). The Story of an Irish Sept: Their Character and Struggle to Maintain Their Lands in Clare. Kessinger Publishing. ISBN 1167011775.
  34. ^ Frost, James (1893). The History and Topography of the County of Clare: From the Earliest Times to the Beginning of the 18th Century. Nabu Press. ISBN 1147185581.
  35. ^ Tribes, History & Maps of Thomond Region (tiếng Anh) (consulté le 08/11/2008)
  36. ^ (en) Leabhar na nGenealach, Dubhaltach Mac Fhirbhisigh (edited by Nollaig Ó Muraíle), De Burca, Dublin, 2004-2005
  37. ^ (en) Ua Conchobair, Conchobar, Ailbhe Mac Shamhrain, in Dictionary of Irish Biography... to the Year 2002: Volume 9, Staines - Z, Cambridge, 2010. p. 571.
  38. ^ (en) Francis J. Byrne, Irish Kings and High-Kings, Four Courts History Classics, Dublin, réédition de 2001 (ISBN 1 851821961)
  39. ^ C.E.L.T Book of Leinster (Ms Folio 42a) Rig Uisnig
  40. ^ "Clann Cholmain Kings of Mide 766-1184", page 195-196 in "A New History of Ireland", Vol. IX, ed. Byrne, Martin, Moody, 1984.
  41. ^ "Irish Leaders and Learning Through the Ages", Paul Walsh; ed. O Muraile, 2004.
  42. ^ (en) Edel Bhreathnach, Editor Four Courts Press for The Discovery Programme Dublin (2005) (ISBN 1851829547) The kingship and landscape of Tara.
  43. ^ Annals of the Four Masters at [1] at University College Cork
  44. ^ Chronicum Scotorum at [2] at University College Cork
  45. ^ The Second Battle of Athenry, Adrian James Martyn, East Galway News & Views, 2008–2009

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]