Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ăn chay”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 91: Dòng 91:
*[http://caythuocquy.info.vn/%C4%82n-chay-%C4%91%E1%BB%83-phong-b%E1%BB%87nh-523.html Ăn chay để phòng bệnh]
*[http://caythuocquy.info.vn/%C4%82n-chay-%C4%91%E1%BB%83-phong-b%E1%BB%87nh-523.html Ăn chay để phòng bệnh]
{{Commonscat|Vegetarian food}}
{{Commonscat|Vegetarian food}}
==Chú thích==
{{reflist}}


[[Thể loại:Ẩm thực]]
[[Thể loại:Ẩm thực]]

Phiên bản lúc 07:34, ngày 3 tháng 2 năm 2012

Ăn chay
Mô tảMột chế độ ăn chay có nguồn gốc từ thực vật, có hoặc không có trứng hoặc sữa.[1]
Nguồn gốcẤn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại; thế kỷ thứ 6 TCN hoặc sớm hơn.

Ăn chay là chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.[2][3]

Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số ăn chay.[4]

Lịch sử

Các bằng chứng nhất về ăn chay là ở Ấn Độ cổ đạiHy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 TCN.[5] Đối với khu vực châu Á, chế độ ăn chay có liên quan chặt chẽ với ý tưởng về việc không giết mổ động vật (ở Ấn Độ gọi là ahimsa) và được phát triển bởi các nhóm tôn giáotriết học,[6] còn đối với người Hy Lạp, người Ai Cập và những vùng khác thì việc ăn chay là nhằm mục đích thanh lọc y tế hoặc hình thức nghi lễ.

Phật giáo

Quan niệm

Theo thuyết luân hồivà luật Nhân - Quả, con người sau khi chết tùy theo nghiệp (nhân mình gieo) mà thọ nghiệp trong lục nẻo luân hồi (về cỏi trời, thành Atula, trở lại làm người, hóa kiếp súc sanh, đày ngạ quỹ hay đọa vào địa ngục). Để thọ nghiệp lành (quả tốt) thì trong cuộc sống hiện tại phải biết gieo nhân lành (tu tâm dưỡng tánh, làm phước giúp đỡ chúng sanh, bố thí, cúng giường tam bảo, phóng sanh...). Trong đó việc ăn chay là góp phần giảm thiểu sát sanh. Không nên ăn thịt và những thức ăn có máu. Trong những ngày (ngày 1, 14, 15, 30 âm lịch) được coi là ngày mở cửa âm, những linh hồn được tự do[cần dẫn nguồn]. Những ngày đó nên thực hiện ăn chay. Nếu có thể thì ăn chay trường.

Lý do tâm linh - để mở rộng tình thương bao trùm một cách bình đẳng cả muôn sinh muôn vật, để tránh luật nhân quả gieo gì gặt nấy, hầu loài người phải giết nhau tập thể bằng những phương pháp tối tân như người ta đang sát sanh tập thể hàng triệu con vật mỗi ngày bằng những phương pháp tối tân.

Nguồn thức ăn chủ yếu

Thức ăn trong bữa ăn chay hàng ngày của Phật tử là những món ăn được chế biến từ các loại thực vật như: rau, củ, quả, các loại ngũ cốc đậu tương (đậu nành), đậu phộng(lạc)...

Ăn chay không được ăn:

  • Thịt, (các sinh vật có sự sống...)
  • Ngũ vị tân gồm: hành, hẹ, kiệu, tỏi, nén. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thức ăn này sẽ làm ta mê muội, kích thích dục vọng và sân hận.

Các kiểu ăn chay

  1. Ăn chay kỳ: Là ăn chay trong những khoảng thời gian nhất định
    • Nhị trai: ăn chay 2 ngày mỗi tháng (ngày 1 và 15 âm lịch)
    • Tứ trai: ăn chay 4 ngày mỗi tháng (ngày 1, 14, 15, 30 âm lịch). Tháng thiếu 29.
    • Lục trai: ăn chay 6 ngày mỗi tháng (ngày 1, 8, 14, 15, 23, 29 hay 30 âm lịch)
    • Thập trai: ăn chay 10 ngày mỗi tháng (ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch. Nếu tháng thiếu thì lấy các ngày 27, 28, 29)
    • Nhất nguyệt trai: ăn chay suốt tháng
    • Tam nguyệt trai: ăn chay suốt 3 tháng (1, 7, 9 hay 10)
  2. Ăn chay trường: Là ăn chay suốt đời.

Ích lợi

  • Thân thể mạnh khỏe, tránh được bệnh tật (nhất là các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, trí tuệ được sáng suốt.
  • Phát triển được tính nhân hậu, từ bi
  • Bỏ được tánh sát sinh
  • Có được cuộc sống nhàn

Trong kinh "Thập thiện":

  1. Đối với các loài sinh vật thì không sợ hãi.
  2. Thường khởi lòng đại từ bi.
  3. Giết sạch những chủng tử giận hờn.
  4. Thân không bệnh.
  5. Mạng sống lâu dài.
  6. Thường được mọi người hỗ trợ.
  7. Thường không ác mộng, giấc ngon lành.
  8. Diệt trừ oán nghiệt, oán thù tự giải.
  9. Không sợ sa vào đường dữ.
  10. Khi thác, mạng được sanh lên cõi trời.

Công giáo Rôma

Quan niệm

Kitô giáo nói chung, và Công giáo Rôma nói riêng, quan niệm rằng ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa[cần dẫn nguồn].

Cách thức

Công giáo Rôma phân biệt giữa "giữ chay" và "kiêng thịt" (nhưng hai việc này lại thường đi đôi với nhau), thông thường được hiểu như sau:

  • Giữ chay (jejunium)[cần dẫn nguồn] có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được tiếp nạp vào cơ thể. Cụ thể, giữ chay là không được ăn và uống những thứ gì ngoài bữa ăn chính trong ngày (như bánh, kẹo, nước ngọt, cà phê, trái cây...), chúng chỉ được dùng như một cách tráng miệng sau bữa ăn chính đó (bữa ăn chính là bữa trưa hoặc bữa tối) nhưng không khuyến khích sử dụng.
  • Kiêng thịt (abstinentia)[cần dẫn nguồn] có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu thường ngày, cụ thể, cấm ăn thịt hay bộ phận của các động vật máu nóng (như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt các loài thú...) nhưng lại cho phép ăn cá, các sinh vật biển hay động vật máu lạnh (tôm, cua, ếch...). Trứng, sữa và các chế phẩm từ trứng, sữa (như , pho mát, sữa chua...) không thuộc danh mục những thứ buộc phải kiêng. Tuy nhiên, xét cho cùng, chúng lại "vướng" vào quy định của "giữ chay".

Việc ăn chay được cho là rất nghiêm khắc trong danh mục thức ăn, Công giáo Rôma lại đề cao tinh thần của việc ăn chay. Đôi khi, ăn ít hơn hoặc ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay.

Giáo hội không đưa ra một bản luật hay danh mục nào để hướng dẫn cái gì được ăn và cái gì là không được ăn mà để cho lương tâm tín đồ thẩm định việc ăn chay của mình. Họ chỉ đưa ra quy định về thời gian và lứa tuổi áp dụng.

Quy định, ngày Thứ tư Lễ Tro, ngày Thứ sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong tuần buộc các tín đồ phải giữ chay và kiêng thịt. Nhưng ngày nay, luật này được nới lỏng và chỉ buộc giữ chay kiêng - thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh.

  • Giáo luật, điều 1251: "Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội đồng Giám mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng." Như vậy, ngày giữ chay kiêng thịt theo luật có thể được dời vào một ngày khác nếu nó trùng vào một sự kiện đặc biệt. Thực tế là có nhiều năm, thứ tư Lễ Tro trùng vào một trong ba ngày Tết Nguyên Đán, không thể buộc tín đồ người Việt phải giữ chay - kiêng thịt vào những ngày này, vì thế, Tòa Thánh có cho phép dời ngày giữ chay - kiêng thịt vào một ngày khác.
  • Điều 1252: "Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực."
  • Điều 1253: "Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức."

Quan niệm của các tôn giáo khác

  • Hồi giáo có tháng ăn chay Ramadan, trong tháng này ban ngày phải nhịn ăn, nhịn uống, không hút thuốc...

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Frequently Asked Questions - Definitions
  2. ^ What is a vegetarian?, The Vegetarian Society, December 11, 2010.
  3. ^ Forrest, Jamie (18 tháng 12 năm 2007). “Is Cheese Vegetarian?”. Serious Eats. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ The Hindu: Changes in the Indian menu over the ages
  5. ^ Spencer, Colin. The Heretic's Feast: A History of Vegetarianism. Fourth Estate Classic House, pp. 33–68, 69–84.
  6. ^ Religious Vegetarianism From Hesiod to the Dalai Lama, ed. Kerry S. Walters and Lisa Portmess, Albany 2001, p. 13–46.

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt