Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Leipzig”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Sửa th:ยุทธการที่ไลพ์ซิก; sửa cách trình bày
n Bot: Tự động thay thế văn bản (-Cologne +Köln)
Dòng 118: Dòng 118:
== Trong văn hóa ==
== Trong văn hóa ==
Do đây là chiến thắng vĩ đại góp phần đến thắng lợi của công cuộc đấu tranh Giải phóng dân tộc Đức thoát khỏi ách đô hộ của Pháp, ít lâu sau khi trận chiến kết thúc, người ta đã được nghe những tiếng nói đầu tiên kêu gọi dựng xây đại kỷ niệm đại thắng. Văn sĩ [[Ernst Moritz Arndt]], ngay từ năm [[1814]], đã kêu gọi xây dựng một đài tưởng niệm thật nguy nga những người đã hy sinh vì đất Đức trong trận quyết chiến : <ref name="pohsander167168"/>
Do đây là chiến thắng vĩ đại góp phần đến thắng lợi của công cuộc đấu tranh Giải phóng dân tộc Đức thoát khỏi ách đô hộ của Pháp, ít lâu sau khi trận chiến kết thúc, người ta đã được nghe những tiếng nói đầu tiên kêu gọi dựng xây đại kỷ niệm đại thắng. Văn sĩ [[Ernst Moritz Arndt]], ngay từ năm [[1814]], đã kêu gọi xây dựng một đài tưởng niệm thật nguy nga những người đã hy sinh vì đất Đức trong trận quyết chiến : <ref name="pohsander167168"/>
{{Cquote|''Đài tưởng niệm phải đồ sộ và hoành tráng, như một tòa nhà khổng lồ, như một [[Kim Tự Tháp]], hoặc là Đại Giáo đường xứ [[Cologne]].''|||Ernst Moritz Arndt, trong tiểu luận ''Ein Wort über die Feier der Leipziger Schlacht''}}
{{Cquote|''Đài tưởng niệm phải đồ sộ và hoành tráng, như một tòa nhà khổng lồ, như một [[Kim Tự Tháp]], hoặc là Đại Giáo đường xứ [[Köln]].''|||Ernst Moritz Arndt, trong tiểu luận ''Ein Wort über die Feier der Leipziger Schlacht''}}


Ông mong muốn được thể hiện lòng tự hào dân tộc Đức vinh quang thông qua đài kỷ niệm tráng lệ ấy. Cùng năm ấy còn có ông Friedrich Weinbrenner, vốn từng thiết kế những công trình kỷ niệm nền [[Đệ nhất Cộng hòa Pháp|Cộng hòa Pháp]] và Napoléon, giờ đây cũng đề nghị dựng xây một công trình tưởng niệm nhằm tôn vinh trận chiến Leipzig. Đó sẽ là một đài kỷ niệm dân tộc thật hùng vĩ, và cả dân tộc sẽ quây quần lại cứ mỗi ngày lễ kỷ niệm đại thắng tại Leipzig. Tuy ước vọng cao cả này đã không thể trở thành hiện thực, những đặc điểm chính của nó sau này sẽ được ông Bruno Schmidt áp dụng để thiết kế. Vào năm [[1863]], cả dân tộc Đức tiến hành lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng lừng vang. Đại biểu của 240 thành phố đã bắt đầu đặt viên đá đầu tiên cho đài tưởng niệm chiến thắng, tuy nhiên, quá trình thi công thì diễn ra chậm trễ hơn, một trong những lý do là vì đại thắng chói lọi của nước Phổ và Liên minh các nước Đức trong cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ]] ([[1870]] - [[1871]]) đã khiến cho chiến thắng Leipzig bị quên lãng đi bớt.<ref name="pohsander167168"/> Ngoài đài kỷ niệm này, khắp thành phố Leipzig cũng có xấp xỉ 125 đài tưởng niệm nhỏ hơn, hoặc là bia kỷ niệm cho chiến thắng tại Leipzig, phần lớn đều được xây dựng nhân ngày lễ kỷ niệm 50 năm đại thắng Leipzig vào năm 1863. <ref>Hans A. Pohlsander, ''National monuments and nationalism in 19th century Germany'', trang 173</ref>
Ông mong muốn được thể hiện lòng tự hào dân tộc Đức vinh quang thông qua đài kỷ niệm tráng lệ ấy. Cùng năm ấy còn có ông Friedrich Weinbrenner, vốn từng thiết kế những công trình kỷ niệm nền [[Đệ nhất Cộng hòa Pháp|Cộng hòa Pháp]] và Napoléon, giờ đây cũng đề nghị dựng xây một công trình tưởng niệm nhằm tôn vinh trận chiến Leipzig. Đó sẽ là một đài kỷ niệm dân tộc thật hùng vĩ, và cả dân tộc sẽ quây quần lại cứ mỗi ngày lễ kỷ niệm đại thắng tại Leipzig. Tuy ước vọng cao cả này đã không thể trở thành hiện thực, những đặc điểm chính của nó sau này sẽ được ông Bruno Schmidt áp dụng để thiết kế. Vào năm [[1863]], cả dân tộc Đức tiến hành lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng lừng vang. Đại biểu của 240 thành phố đã bắt đầu đặt viên đá đầu tiên cho đài tưởng niệm chiến thắng, tuy nhiên, quá trình thi công thì diễn ra chậm trễ hơn, một trong những lý do là vì đại thắng chói lọi của nước Phổ và Liên minh các nước Đức trong cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ]] ([[1870]] - [[1871]]) đã khiến cho chiến thắng Leipzig bị quên lãng đi bớt.<ref name="pohsander167168"/> Ngoài đài kỷ niệm này, khắp thành phố Leipzig cũng có xấp xỉ 125 đài tưởng niệm nhỏ hơn, hoặc là bia kỷ niệm cho chiến thắng tại Leipzig, phần lớn đều được xây dựng nhân ngày lễ kỷ niệm 50 năm đại thắng Leipzig vào năm 1863. <ref>Hans A. Pohlsander, ''National monuments and nationalism in 19th century Germany'', trang 173</ref>

Phiên bản lúc 09:03, ngày 14 tháng 6 năm 2012

Trận Leipzig (Liên Quốc Gia)
Một phần của Chiến tranh với Liên minh thứ sáu

Tranh vẽ Trận Leipzig
Thời gianngày 1619 tháng 10 năm 1813
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của phe Liên minh ; Napoléon I rút quân khỏi sông Rhine [1][2][3]
Đất Đức hoàn toàn được giải phóng ; [2]
Mở đầu cho sự sụp đổ của Napoléon I [4]
Tham chiến
Pháp Đệ nhất Đế chế Pháp
Công quốc Warsaw
Vuơng quốc Ý
Vương quốc Hai Sicilie Napoli
Sachsen Sachsen(16-17 tháng 10)[5]
Nga Đế quốc Nga
Áo Đế quốc Áo
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ
Thụy Điển Thụy Điển
Sachsen Sachsen[5]
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Napoléon I
Pháp Auguste de Marmont
Pháp Jacques Lauriston
Pháp Jacques MacDonald
Józef Poniatowski 
Sachsen Frederick Augustus
Nga Barclay de Tolly
Nga Bá tước von Bennigsen
Nga Fabian Gottlieb von Osten-Sacken
Nga Louis Alexandre Andrault de Langéron
Áo Công tước Schwarzenberg
Áo Joseph Radetzky von Radetz
Áo Johann von Klenau
Áo Ignaz Gyulai
Thụy Điển Thái tử Karl Johan
Vương quốc Phổ Gebhard von Blücher
Vương quốc Phổ August Neidhardt von Gneisenau
Vương quốc Phổ Georg von Pirch
Vương quốc Phổ Ziethen
Vương quốc Phổ Friedrich Graf Kleist von Nollendorf
Lực lượng
195 nghìn người [6]
700 hỏa pháo[7]
Nguồn khác: 361 nghìn người (với 166,5 khẩu đội pháo) [8]
43 vạn người [6]
1500 hỏa pháo[7]
Nguồn khác: 202 nghìn người] (với 114,5 khẩu đội pháo) [8]
Thương vong và tổn thất
Nguồn 1: 38 nghìn người chết và bị thương
3 vạn người bị bắt làm tù binh
Tổng cộng: 68 nghìn người, cùng với 325 hỏa pháo và 500 xe goòng[2]
Nguồn 2 : 10 vạn người (trong số đó có 2 vạn bị bắt làm tù binh) [9]
Nguồn 3: 12 nghìn người bị bắt làm tù binh, 5 nghìn người đào ngũ
15 nghìn người bị nhiễm bệnh, chí ít là 4 vạn người chết và bị thương
Tổng cộng: khoảng 75 nghìn người (có cả 6 Sĩ quan cấp cao chết và 11 Tướng và Thống chế bị thương)
28 hiệu kỳ, 325 hỏa pháo, 720 tấn đạn dược, 900 xe goòng quân nhu
4 vạn hỏa mai và súng trường bị thu giữ [10]
Nguồn 1: 54 nghìn người chết và bị thương [6][2]
Nguồn 2: Tổng cộng: khoảng 46 nghìn người
16 nghìn người Phổ
22 nghìn người Nga
8500 người Áo [9]
Nguồn 3: khoảng 5 vạn người chết và bị thương [10]

Trận Leipzig là một trận đánh lớn trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra từ ngày 16 tháng 10 cho đến ngày 19 tháng 10 năm 1813 giữa một bên là Liên minh thứ sáu bao gồm Nga, Phổ, ÁoThụy Điển do Đại tướng Barklay-de-Tolli, Bá tước von Bennigsen, Công tước Schwarzenberg, Thái tử Karl JohanThống chế Gebhard von Blücher chỉ huy, và một bên là Quân đội Đế chế Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy. Lực lượng của Napoléon còn bao gồm các binh sĩ đến từ Ba Lan, Ý, và những đồng minh Đức trong Liên minh sông Rhine. Với hơn 60 vạn binh sĩ của khoảng 10 quốc gia tham chiến, đây là trận đánh có quy mô lớn nhất trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.[11] Thậm chí nó còn lớn hơn cả những cuộc giao tranh ác liệt trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Chính vì số lượng dân tộc tham chiến nhiều đến thế nên trận chiến này mới có tên là trận đánh Liên Quốc gia.[1] Vị Tham mưu trưởng Von Radetzky của Áo đã lập kế hoạch cho trận này, mang lại chiến thắng quyết định cho khối Liên minh làm họ xóa đi cái vết chiến bại tại trận Dresden vừa qua.[12][13] Trong khi ngày đầu bất lợi cho người Pháp,[14] trận đánh này kết thúc với việc quân Phổ đột phá vào Leipzig trong ngày 19 tháng 10 năm ấy, trong khi quân Thụy Điển đập tan một cuộc phản công của quân Pháp.[15] Thất bại thê thảm này không những trở nên một bước ngoặt của Vương triều Bonaparte trong lịch sử Pháp[16], mà cũng là một điểm ngoặt trong lịch sử thế giới.[17] Thực chất thảm họa vô cùng thê lương này còn được xem là trọng đại hơn cả thảm họa Waterloo (1815), do đây là trận thảm bại lớn nhất của Napoléon I và thực sự quyết định cho tình hình Âu lục trong vòng một thế kỷ sau đó, mà thảm họa Waterloo củng cố điều này. [18]

Thắng lợi quan trọng này cũng tạo điều kiện cho Phổ chiếm được một lãnh thổ rộng lớn của Sachsen và Leipzig tình cờ trở thành vùng biên thùy. [19]

Sơ lược

Trận huyết chiến này diễn ra trong vòng ba ngày, trong đó ngày 16 tháng 10 diễn ra những trận giao chiến không quyết định được tình hình, song Napoléon I đã thất bại trong việc giáng đòn quyết định.[20] Và, ngày 17 tháng 10 thì yên tĩnh hơn. Tuy nhiên, trong ngày hôm ấy liên quân có thêm được viện binh của Bá tước Bennigsen và Thái tử Karl Johan - góp phần dẫn đến chiến thắng quyết định.[2] Thế rồi, vào ngày 18 tháng 10 năm 1813, các thống soái Liên quân là Schwarzenberg, Karl Johan và Blücher đã vây được đại quân của Napoléon, rồi những cuộc giao chiến hết sức đẫm máu đã khiến cho cả hai phe đều phải hứng chịu tổn thất nặng nề, quân Pháp đại bại và bị đánh lui vào thành phố. Các chiến sĩ Phổ tiên phong chọc thủng hàng ngũ quân thù.[21][22] Napoléon không những thất thế mà lại còn phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Với đại bại của mình, Napoléon phải rút quân vào ngày 19 tháng 10 năm 1813. Quân Phổ thừa thắng chọc thủng Leipzig trong khi quân Thụy Điển cũng đánh bật quân Pháp. Chiến thắng quyết định của phe Liên minh đã quật chết chiến dịch cuối cùng của ông tại Đức.[1][16][14] Trong khi toàn bộ vùng đất Đức đã được giải phóng, Napoléon buộc phải trở về nước Pháp với một đội quân tả tơi.[2] Trên đường rút quân, ông còn gặp tai ương khi một viên Hạ sĩ được lệnh đánh sập cầu để chặn đứng Liên quân lại hành động lúc quân Pháp còn kẹt lại, làm cho quân Pháp chịu nhiều thiệt hại thê thảm, mất đến cả vạn binh sĩ nữa.[23][22] Trận ác chiến ở Leipzig trở thành thất bại bi đát nhất của Napoléon I,[24] là một quả đắng tiếp tục thể hiện hạn chế của tài nghệ của ông kể từ sau trận Borodino (1812).[25] Tuy ông rút được quân ra khỏi sông Rhine, quân đội ông đã bị rệu rã và chiến thắng bước ngoặt này của các nước phong kiến châu Âu đã định đoạt cho tương lai của cả châu lục này. [22][3]

Do bị áp đảo về quân số, Napoléon dù đã dựa vào nội tuyến để chống lại quân Đồng Minh vốn thiếu hợp tác và đố kỵ nhau, vẫn bị đại bại.[25] Chiến thắng vẻ vang tại Leipzig cũng thể hiện lòng quả cảm không gì sánh bằng của những người lính Phổ, Nga và Áo,[26] trong đó các chiến sĩ Kỵ binh của họ đã lập công tích hiển hách khiến quân Pháp vô vọng.[27] Như một vị tướng sa ngã, Napoléon I đã không thể đánh diệt từng đối phương một, và rồi dại bại trận này[28]. Trận thắng lớn ở Leipzig cũng là nhờ có tài cầm quân của Quận công xứ Schwarzenberg và đầu óc sáng suốt của viên Tham mưu trưởng của ông là Joseph Radetzky von Radetz, trong khi những đòn ngoại giao trước đó của quan Thượng Thư Triều đình Áo là Klemens von Metternich cũng góp phần lớn cho đại thắng.[26] Kết thúc thắng lợi cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Đức, trận chiến Leipzig có nhẽ là trận đánh quan trọng nhất thời Napoléon I.[21] Chiến thắng của quân Liên minh trong trận này đã lưu danh nghìn thu và trở thành đại quốc họa của nước Pháp dưới triều Napoléon I, báo hiệu sự mất ngai vàng của ông lần đầu.[20][4][17] Để đại thắng chói lọi trong trận đánh khốc liệt này thì Liên minh thứ sáu đã phải chịu nhiều hy sinh, tuy nhiên tổn thất của quân Pháp còn kinh hoàng hơn nữa. Có những 17 nghìn lãnh đạo quân sự của Pháp bao gồm Thống chế, Tướng và Sĩ quan cấp cao đều tử vong hoặc là bị thương, chưa kể còn mất nhiều vũ khí.[10] Chiến thắng to tát trong trận Leipzig đã mang lại danh thơm nức tiếng cho vị Thống chế Von Blücher của Phổ.[29] Lực lượng Quân đội Phổ, sau một quá trình cải cách lâu dài, đã giành lại được vinh quang nức tiếng kể từ sau chiến bại thảm hại trong trận Jena hồi năm 1806.[30] Bản thân vị tướng thắng trận Blücher cũng chính là một bậc công thần của cuộc cải tổ này.[31] Trong trận ác chiến này thì xứ Sachsen chuyển từ phe Đế chế Pháp sang Liên minh - một sự kiện khiến quân Pháp choáng ngập[20], góp phần đem lại thảm họa cho Hoàng đế Napoléon. Trên đà thắng lợi sau chiến thắng vẻ vang ở Leipzig, quân Liên minh hủy diệt Liên minh sông Rhine một thời chư hầu của Napoléon I.[32] Trên đường rút chạy của quân Pháp, vị vua xứ Westfalen do Napoléon I lập nên cũng theo gót ông.[16] Chiến thắng quyết định tại trận Leipzig là sự tiếp nối cho chiến thắng của nước Nga trong cuộc cuộc Chiến tranh Vệ quốc chống quân xâm lược Napoléon I buổi năm 1812,[33] và diễn ra đúng lúc quân Anh cũng đang dần tiến vào nước Pháp.[4] Thua trận đánh được coi là định đoạt nhất của cuộc chiến ấy, vị Hoàng đế nước Pháp gì đây không bao giờ nắm thế công được nữa.[16][3] Với thắng lợi quyết định này, phe Liên minh đã phá vỡ tan tành Đế quốc của ông tại Đức và Ba Lan.[22] Trên đà thắng lớn của khối Liên minh và sự suy sụp của Napoléon I, xứ Holland cũng tuyên bố độc lập[34]. Quân Liên minh thừa thắng tổ chức tấn công thẳng vào chính quốc Pháp, trong khi nước Pháp suy sụp sau đại bại,[28] để rồi dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của Napoléon buộc ông phải thoái vị vô điều kiện vào Mùa Xuân năm 1814.[23] Trong khi quân Phổ đã cống hiến quyết định đến chiến thắng tại trận Leipzig, họ sẽ còn quyết định tới chiến thắng của khối Liên minh thứ bảy tại trận Waterloo (1815), cả hai trận đánh vang danh này đều gắn liền với sự toàn bại của Napoléon I. [35][17]

Bối cảnh lịch sử

Tuy Napoléon I đại thắng nước Nga vào năm 1807Áo vào năm 1809, ông vẫn khó thể củng cố các thắng lợi này.[25] Sau khi Napoléon thất bại trong cuộc xâm lược nước Nga và cuộc chiến tranh tại bán đảo Iberia, hệ thống liên minh của ông bị lung lay,[28] và các lực lượng chống Pháp từ từ thận trọng tập hợp lại thành Liên minh thứ sáu, bao gồm Nga, Áo, Phổ, Thụy Điển, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một số tiểu quốc của Đức.[36] Tổng cộng, Liên minh có thể đưa vào chiến trường hơn một triệu quân. Thực sự thì ở thời điểm diễn ra trận đánh Leipzig, tổng số lực lượng của liên quân ở phía đông sông Rhine đã lên tới hơn một triệu người. Ngược lại, lực lượng của Napoléon đã giảm xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Người Phổ chiến đấu trong cuộc chiến tranh này để giải phóng đất nước khỏi quân Pháp xâm lược (vốn trước đó họ luôn mong mỏi chờ cơ hội "ngàn năm có một" để mà vùng lên kháng chiến[34]), trong khi người Nga coi cuộc chiến này là sự tiếp nối của chiến thắng của họ trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1812. Do đó, cả hai nước Phổ và Nga đều quyết tâm lật nhào chế độ Napoléon. Trong khi đó, người Áo không có được niềm nhiệt huyết của người Phổ và sự quyết tâm của người Nga : họ chỉ làm tới cùng vì mục đích chính trị, nhằm đánh cho chế độ Napoléon đuối đi và phá vỡ sự nhũng nhiễu của Pháp vào Triều đình nước Áo, cho nên họ vẫn không hề tham chiến. [37]

Bấy giờ Napoléon I cũng tái xây dựng quân đội của mình.[22] Vị Hoàng đế cố gắng khôi phục lại quyền kiểm soát của mình ở Đức và ông giành được hai chiến thắng khó nhọc trước liên quân Nga - Phổ tại Lützen ngày 2 tháng 5 và Bautzen vào ngày 20-21 tháng 5. Hai chiến thắng này đưa tới một sự đình chiến tạm thời. Vào ngày 26 tháng 6, quan Thượng thư Bộ Ngoại giao của Áo là Franz Georg Karl von Metternich (cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong việc thành lập Liên minh thứ sáu) tới gặp Napoléon ở Dresden để thương lượng cho một hòa ước lâu dài hơn. Metternich đòi hỏi Napoléon phải buông bỏ hầu hết các lãnh thổ ở bên ngoài biên giới tự nhiên của Pháp, và cuộc đàm phán không đi đến kết quả.[38]

Vi Tham mưu trưởng quân Áo là Von Radetzky đã lập sẵn kế hoạch Dự Bị và ông đã tổng động viên được tới 37 nghìn binh sĩ tinh nhuệ.[12] Sau khi hòa ước ngắn ngủi kết thúc, Napoléon đạt được một chiến thắng lớn tại Dresden vào ngày 27 tháng 8. Từ sau thời điểm này, quân Liên minh, dưới quyền chỉ huy tối cao của Đại tướng Nga là Mikhail Bogdanovich Barklay-de-Tolli và những sự chỉ huy riêng rẽ của Gebhard Leberecht von Blücher, Thái tử Karl Johan của Thụy Điển, Karl Philipp zu Schwarzenberg, và Bá tước Bennigsen của Nga, đã làm theo chiến lược được vạch ra trong Kế hoạch Trachenberg là tránh đụng độ trực tiếp với Napoléon mà tấn công các thống chế của ông. Chiến lược này giúp họ chiến thắng trong các trận đánh ở Großbeeren, Kulm, KatzbachDennewitz.

Napoleon và tướng Poniatowski ở Leipzig, tranh của January Suchodolski

Những chiến thắng của quân Liên minh đã lật ngược ý nghĩa của những thắng lợi ban đầu của Napoléon I, đưa ông vào tình thế nguy kịch.[20][39] Trong khi ấy, Napoléon I cho rằng quân Pháp phải đóng cứ thật đông tại kinh thành Dresden để hộ vệ cho vua chư hầu xứ Sachsen.[22] Thống chế Pháp Nicolas Oudinot với 6 vạn quân sĩ đã thất bại ở Großbeeren và không thể đánh chiếm được kinh thành Berlin. Napoléon vì vậy phải rút về phía tây, do sự uy hiếp từ phía bắc. Về hướng Bắc, từ bên bờ trái sông Elbe, quân Ney không chặn nổi quân Thụy Điển do Thái tử Bernadotte chỉ huy.[39] Napoléon I vượt sông Elbe vào cuối tháng 9, vốn đã có ý định từ bỏ đất Đức,[39] sau đó tập hợp lực lượng ở Leipzig để bảo vệ con đường tiếp vận và chạm trán với quân Liên minh. Ông triển khai quân đội xung quanh thành phố, nhưng lấy trong tâm từ Taucha đến Stötteritz, nơi ông trực tiếp chỉ huy. Lúc này thì quân Phổ tiến đánh từ Wartenburg, quân Áo và quân Nga tiến đánh từ Dresden, còn quân Thụy Điển từ phía bắc kéo tới. Đối đầu với một khối Liên minh quá ư là hùng mạnh,[4] Napoléon I không thể xuất binh đánh bại từng đối phương một của ông.[20] Trong khi đó, Hoàng đế nước Nga là Aleksandr I đã giành lại được một số quyền chủ động về ngoại giao từ tay người Áo, trong khi vua Friedrich Wilhelm III nước Phổ vẫn là "đồng minh trung thành" của Nga. Nhà vua nước Phổ cho rằng chính ông cứ thân cận với Đế quốc Nga như thế thì ắt hẳn là thanh danh của nước Phổ sẽ gia tăng tại Đức, bất chấp Đế quốc Áo. [39]

Vào ngày 6 tháng 10 năm 1813, theo thỏa thuận với quan Thượng thư Metternich của Áo,[8] xứ Bayern chuyển qua khối Liên minh để bảo vệ nền độc lập của mình. Đến đây, Liên minh sông Rhine chư hầu của Napoléon I bắt đầu tan rã.[20] Trong lúc ấy, Napoléon I hãy còn phân vân trước tình thế và cho đến ngày 14 tháng 10 năm 1813 thì ông mới hay tin từ vua xứ Württemberg là xứ Bayern từ rời bỏ ông. [8]

Lực lượng hai bên

Vào lúc bắt đầu trận chiến, quân Pháp có khoảng 195.000 người, còn liên quân có khoảng 330.000 người. Cả hai phía đều có nhiều pháo binh, tổng cộng có thể lên tới trên 2.500 khẩu pháo. Napoléon phải đối mặt với hai vấn đề trong quân đội mình: sự thiếu kinh nghiệm của một bộ phận binh sĩ và sự thiếu hụt về lực lượng kỵ binh (do bị thiệt hại nặng nề trong chiến dịch đánh nước Nga).[38] Các chiến sĩ của ông trong trận này đều mới được tuyển mộ, cho nên được luyện tập kém cỏi.[22] Không có nhiều kỵ binh, vấn đề trinh sát quân địch trở nên khó khăn với quân Pháp.[38] Họ cũng bị vây đánh từ cả hai mặt, với Đại tướng Kỵ binh Phổ là Blücher áp sát từ phía bắc, còn quân Áo và Nga do Karl von Schwarzenberg chỉ huy uy hiếp từ phía nam. Theo tác giả Alan Sked thì trong suốt trận đại thắng tại Leipzig, quân Đồng Minh có tới 361 nghìn chiến sĩ (cùng với 166.5 khẩu đội pháo) và đối đầu với họ là 202 nghìn binh lính Pháp (cùng với 114.5 khẩu đội pháo).[8] Những người lính Đồng Minh đã tụ họp ở vùng ngoại ô thành phố Leipzig, sẵn sàng đánh một trận quyết định cho tương lai của cả châu Âu[22]. Trên cương vị là Tham mưu trưởng của Schwarzenberg, Tướng Áo là Joseph Radetzky von Radetz cũng có đóng góp xuất sắc[40], tham gia lập kế hoạch góp phần không nhỏ đến đại thắng của quân Đồng Minh trong trận Leipzig sau đó. [13]

Trên trận địa, hai Hoàng đế Franz I nước Áo, Aleksandr I nước Nga cùng với Quốc vương Friedrich Wilhelm III nước Phổ ngồi quan sát tình hình chiến sự trong một trại, và đã có khi quân Pháp suýt nữa bắt được ba quân vương. [8]

Trận chiến ngày 16 tháng 10

Trận chiến nổ ra vào ngày 16 tháng 10 khi 78.000 quân liên minh tấn công từ phía nam và 54.000 quân liên minh tấn công từ phía bắc, còn phần lớn quân đội của Napoléon trấn thủ ở phía nam. Những đợt tấn công của liên quân đã không thu được nhiều kết quả, nhưng với lực lượng quân đội ít ỏi hơn thì Napoléon cũng không thể phá vỡ được thế trận của liên quân, đưa đến một tình thế cầm chân nhau.

Mặt trận phía nam

Lược đồ vị trí của hai bên vào ngày 16 Tháng 10.

Giao tranh ở Dölitz và Markkleeberg

Quân đoàn II của Áo do von Merveldt chỉ huy đã tiến về Connewitz qua Gautzsch và định tấn công vị trí này, nhưng đường tiến quân tới đây không có chỗ để quân Áo triển khai pháo binh. Vì vậy mà họ xoay sang tiến đánh Dölitz ở gần đó do quân Ba Lan phòng thủ, và chiếm lấy vị trí này. Một cuộc phản công đã đánh bật quân Áo, nhưng rồi quân Áo pháo kích mạnh mẽ vào nơi đây và đẩy lui quân Ba Lan.

Tướng Friedrich Graf Kleist von Nollendorf của Phổ tiến quân dọc sông Pleisse và tấn công các thống chế bên Pháp là Poniatowski và Augereau ở làng Markkleeberg. Họ sửa lại một cây cầu và chiếm một trường học cùng một thái ấp. Quân Pháp phản công đẩy lui quân Áo ra khỏi trường trở lại sông. Đợt tấn công của Pháp vào thái ấp thì lại khiến họ gặp nhiều tổn thất. Sư đoàn 14 của Nga bắt đầu thọc sườn để đẩy lui quân Ba Lan khỏi Markkleeberg. Tướng Poniatowski tới ngăn cuộc rút lui này và chặn đứng quân Nga. Sau đó ông tấn công một bộ phận quân Phổ đang ở vị trí trống trải trước khi các chiến sĩ Khinh Kỵ binh Nga giải cứu họ. Poniatowski chiếm lại được Markkleeberg, nhưng rồi lại bị quân Phổ đẩy lui. Lính ném lựu đạn Áo tập hợp ở Markkleeberg và tấn công thọc sườn để đánh bật quân Pháp và Ba Lan khỏi vùng này.[41]

Giao tranh ở Wachau và Liebertwolkwitz

Wachau là nơi diễn ra những trận đụng độ ác liệt nhất trong ngày thứ nhất. Quân đoàn II của Nga do tướng Eugene chỉ huy tấn công Wachau với sự hỗ trợ của quân Phổ. Quân Pháp tấn công quân Nga một cách bất ngờ từ bên cánh và đánh bại họ, trong lúc quân Phổ vào được Wachau và chiến đấu ngay trên đường phố. Liên quân tạm chiếm đóng làng này.[42]

Liebertwolkwitz là một làng lớn ở vị trí chỉ huy, được thống chế Jacques MacDonald và tướng Jacques Lauriston phòng thủ với khoảng 18.000 quân. Lực lượng liên quân tấn công gồm quân đoàn IV của Áo (24.500 quân) do Johann von Klenau chỉ huy và khoảng 11.000 quân yểm trợ của các tướng Phổ là Georg von PirchZiethen (Hans Ernst Karl). Quân Áo khó nhọc đánh bật quân Pháp khỏi làng, nhưng sau đó bị quân Pháp phản công đẩy lui.

Các mệnh lệnh của Napoléon

Napoléon nhận thấy liên quân đã chiếm thế thượng phong, nhưng lực lượng của họ khá phân tán và đó có thể là điều kiện thuận lợi để quân Pháp phản công. Ông hạ lệnh cho tướng Drouot đưa 100 khẩu đại pháo lên đồi Gallows, hy vọng dùng uy lực của chúng để đánh tan kẻ địch. Quân đoàn II Nga của tướng Eugene đứng ở vị trí trống trải và là nạn nhân chủ yếu của đợt pháo kích này. Mặc dù Eugene chỉ huy quân lính rất dũng cảm nhưng lực lượng của ông vẫn bị tổn thất nặng nề và phải rút lui.[43]

Tiếp đó, Napoléon hạ lệnh cho thống chế Murat dẫn 10.000 kỵ binh xông lên, đánh vào ngay lỗ hổng trong hàng ngũ địch vừa được tạo ra giữa Wachau và đồi Gallows. Murat cho tiến quân theo các đội hình dọc và đẩy lui được những lực lượng đầu tiên mà ông giáp mặt. Thế nhưng nhiều nhóm quân cơ động của Nga, Phổ và Áo bắt đầu quấy rối quân của Murat, còn Sa hoàng đưa lực lượng dự bị tới cánh phía nam để trợ chiến. Murat buộc phải thu quân lại vị trí ban đầu.[44]

Sư đoàn Tân Cận vệ cũng được Napoléon tung ra tham chiến để hy vọng tạo ra bước ngoặt. Phối hợp cùng quân đoàn V của Lauriston và quân đoàn II của Victor, họ đánh chiếm lại các làng Liebertwolkwitz và Wachau, nhưng rồi bị chặn lại bởi lính tinh nhuệ của Áo cùng lính Cận vệ Nga, được hỗ trợ bởi kỵ binh giáp nặng của Nga. Kết quả chung từ các phương án tác chiến của Napoléon là chúng đã giúp quân Pháp chiếm được một vài vị trí chiến thuật, nhưng không phá vỡ được thế trận của liên quân như ông mong đợi.

Mặt trận phía bắc

Giao tranh ở Wiederitzsch

Trận Leipzig qua tranh của Vladimir Moshkov (1815).

Ở phía bắc, quân đoàn Nga của tướng Louis Alexandre Andrault de Langéron đánh vào hai làng Groß-Wiederitzsch và Klein-Wiederitzsch, vốn nằm ở vị trí trung tâm trong thế trận của quân Pháp. Nơi đây do sư đoàn Ba Lan của tướng Dabrowski trấn giữ, gồm bốn tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn kỵ binh. Quân Ba Lan chiến đấu dũng mãnh đến nỗi Langéron phải e ngại và lúc đầu còn tưởng nhầm là chính Napoléon đang tấn công ông ta.[45] Trận chiến diễn ra ác liệt với nhiều đợt tấn công và phản công, nhưng cuối cùng quân Nga cũng chiếm được làng, dù với tổn thất nặng nề.

Giao tranh ở Möckern

Möckern là nơi diễn ra trận đánh chủ đạo của mặt trận phía bắc. Thống chế August de Marmont trấn thủ Mockern chống lại quân Phổ của Đại tướng Kỵ binh Gebhard Leberecht von Blücher trong một trận đánh khốc liệt. Quân Phổ và quân Pháp không hề tỏ ra khoan dung với đối thủ và thường kết liễu luôn kẻ địch chứ không bắt làm tù binh. Marmont giữ vững cứ điểm gần như cả ngày, nhưng rồi một đợt tấn công bằng Kỵ binh của quân Phổ đã gây thương vong nặng nề cho quân Pháp, còn bản thân Marmont cũng bị thương trong một đợt pháo kích.[44] Quân Pháp rút lui với tổn thất 7.000 (mất thêm 2.000 tù binh), còn quân Phổ tổn thất 9.000 quân. [46]

Liên quân chống Pháp đã tiêu diệt được rất nhiều quân thù. Poniatowski phải mất đến 1/3 quân sĩ của ông ta, Augereau thì tới một nửa. Ở hàng ngũ của Martmont, Dombrowski, Bertrand và Macdonald bắt đầu rạn nứt. Tiếp tế thì quá chậm.[47] Quân Phổ đã thắng lợi, và Napoléon đã thất bại trong việc đánh một trận quyết định vào ngày hôm ấy (ban đầu quân của ông đánh thắng quân Áo song lại bị quân Phổ đánh bật[39]). Đêm ngày 16 tháng 10 năm 1813, ông ta phải gửi thư xin hòa cho Hoàng đế Franz I. Điều này cho thấy ông ta đã bắt đầu nhận thấy chiến bại của mình. [23]

Trận chiến ngày 17 tháng 10

Vào ngày 17 tháng 10 phần lớn yên tĩnh, chỉ có hai cuộc giao tranh. Vốn quân Pháp đã kiệt quệ trong cuộc giao chiến vào ngày hôm trước. [47] Tướng Nga là Fabian Gottlieb von Osten-Sacken tấn công sư đoàn Ba Lan của Dabrowski ở làng Gohlis và đẩy lui họ về Pfaffendorf. Tướng Blücher, vừa được phong lên hàm Thống chế ngày hôm trước, xuống lệnh cho Sư đoàn Khinh Kỵ Binh của tướng Lanskoi tấn công quân đoàn kỵ binh III của tướng Arrighi. Như ngày hôm trước, lực lượng Kỵ binh của phe Liên minh chiếm ưu thế và buộc quân địch phải rút lui với tổn thất nặng nề.

Phía Pháp chỉ nhận thêm 14 nghìn viện binh, một con số ít ỏi nếu so với 145.000 viện binh của liên quân, bao gồm cả những lực lượng được chỉ huy bởi tướng Nga von Bennigsen và Thái tử Thụy Điển Karl Johan (trước kia từng phục vụ cho Napoléon với danh hiệu Thống chế Bernadotte). Nếu như Karl Johan đến sớm hơn thì rất có thể là mặt trận phía bắc của quân Pháp với binh lực ít ỏi đã bị đánh tan nát trong ngày hôm qua. [44]

Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1813, Hoàng đế Napoléon phải rút ngắn mặt trận của ông ta bằng việc cho rút quân về vị trí gần Leipzig. Ông ta cho bố trí như sau : Trong quân cánh phải do Murat chỉ huy, Binh đoàn Poniatowski, Augereau và Victor được triển khai từ Connewitz về Probstheida, được lực lượng Cận vệ và quân chủ lực Kỵ binh hỗ trợ. Trung quân dưới quyền Macdonald - Binh đoàn thứ XI được triển khai từ Zuckelhausen thông qua Holzhausen tới Steinberg và được yểm trợ bởi Lauriston và Sebastiani. Quân cánh trái dưới quyền Ney - ở trong và xung quanh Paunsdorf gồm có Sư đoàn Sachsen, Sư đoàn Durutte và Binh đoàn Marmont được yểm trợ bởi Souham và vài chiến sĩ của Binh đoàn Kỵ binh Arrighi. Tại Leipzig - có Sư đoàn Dombrowski, lực lượng đồn trú Leipzig, Sư đoàn Kỵ binh Lorge. Tại Lindenau - hai Sư đoàn Tân Cận vệ do Mortier cầm đầu. Do những tổn thất ê chề của quân Pháp trong suốt hai ngày, Napoléon còn có 16 vạn quân sĩ và 630 khẩu đại bác. [48]

Trận chiến ngày 18 và 19 tháng 10

Lược đồ trận chiến ngày 18 tháng 10.

Vào ngày 18 tháng 10 năm 1813, sau hai ngày bất lợi cho người Pháp,[14] Công tước xứ Schwarzenberg tổ chức cuộc công kích cuối cùng của quân ông. Đội hình số 1 của Hessen-Homburg, bao gồm Binh đoàn Colloredo và Merveldt, Sư đoàn Bianchi và Weissenwolf và Sư đoàn Kỵ Binh Nostiz. Trách nhiệm của họ là giữ lấy Connewitz và hành quân xuyên qua Markleeberg tại Leipzig. Đội hình 2 của Đại tướng Barklay bao gồm Binh đoàn Kleist và Wittgenstein, đội Vệ binh Nga - Phổ và Binh đoàn Dự bị. Đội hình này được lệnh tiến quân thông qua Wachau và Liebertwolkwitz tại Probstheida. Đội hình 3 của Bá tước Von Bennigsen bao gồm Binh đoàn Dự bị Ba Lan, Sư đoàn Budna, Binh đoàn Klenau, Lữ đoàn Ziethen của Phổ và lực lượng Cozak của Platow. Họ được lệnh di chuyển quanh sườn của quân địch và từ Fuchshain và Siefertshain thẳng tiến về Zuckelhausen và Holzhausen. Đội hình 4 của Thái tử Thụy Điển bao gồm "Đội quân phương Bắc" cùng với Langeron và St. Priest. Họ sẽ phải vượt qua sông Parthe tại Tauche và liên kết với Đạo quân Bohemia. Đội hình 5, phần còn lại Đạo quân Silesia, sẽ phải Hành quân về hướng Tây Bắc Leipzig. Đội hình 6 dưới quyền Gyulai, bao gồm có Sư đoàn Moritz Liechstenstein cùng với các Đại đội Mensdorff và Thielmann, phải tiến binh từ Lindenau từ Klein Zschocher. Tổng cộng, liên quân có khoảng 295 nghìn binh sĩ cùng với 1360 khẩu đại pháo [48]

Mặt Trời bắt đầu mọc lên. Lúc 9 giờ sáng, các đội hình cũng nhau hành binh. Napoléon yêu cầu thương thuyết nhưng họ quyết không khoan nhượng với kẻ thù. Song, quân Pháp vẫn ngoan cố kháng cự khi phải đối đầu với lực lượng hùng hậu của Liên minh thứ sáu. [47] Trong hơn chín giờ giao tranh, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, quân Pháp ngăn chặn được những cuộc đột phá xuyên thủng hàng ngũ họ, nhưng cũng dần dần bị đẩy lui về phía Leipzig. Điều đó khẳng định với Napoléon rằng ông ta đã không thể đánh bại đối phương trong một cuộc chiến tranh tiêu hao.[49] Liên minh thứ sáu có Thống chế Phổ Blücher và Thái tử Thụy Điển ở phía bắc, các tướng Nga là Barcklay-de-Tolli và Bennigsen cùng Vương công Áo von Hessen-Homburg ở phía nam, và tướng Áo Ignaz Gyulai ở phía tây. Đây sẽ là cái ngày quyết định đến chiến thắng lớn lao của Liên minh thứ sáu. [47]

Lữ đoàn 9 của Phổ chiếm đóng ngôi làng Wachau bỏ hoang, trong lúc quân Áo, cùng một đội quân người Hungary của tướng Bianchi, đánh bật quân Pháo khỏi Lößnig. Người Áo tiếp tục triển khai chiến thuật theo kiểu kết hợp các đơn vị: kỵ binh Áo tấn công bộ binh Pháp để bộ binh Áo có thời gian tới và triển khai tấn công Dölitz. Sư đoàn Tân Cận vệ của Pháp đã đẩy lui họ. Vào lúc này thì ba tiểu đoàn lính ném lựu đạn của Áo bắt đầu giành giật làng với pháo binh yểm trợ.

Trong cùng lúc này, theo yêu cầu của các sĩ quan Thụy Điển, vốn cảm thấy xấu hổ về việc đã không đến kịp để chiến đấu trong ngày hôm qua, Thái tử ra lệnh cho bộ binh nhẹ của họ tham gia vào cuộc tấn công cuối cùng trong ngày, vào chính Leipzig. Những người lính Thụy Điển chiến đấu rất tốt và chỉ mất có 121 người trong trận đánh này. Thực sự, Bernadotte luôn rất lo lắng sợ Napoléon I sẽ tiến chiếm kinh kỳ Berlin cùng với đường rút quân của chính ông, cho dầu nhiều nhà phê bình chỉ trích rằng ông đến chậm và sẽ không đến nếu không có lời đe dọa là nước Anh sẽ cắt viện trợ cho ông. Đánh giá sử học về vai trò của Bernadotte vẫn còn là điều gây tranh cãi. [8]

Trong cuộc chiến, 5.400 người lính Sachsen thuộc quân đoàn VII của Pháp bỏ qua phe liên quân. Quân Pháp choáng váng. Quân Sachsen nổ súng nhằm thẳng vào quân Pháp, và dầu quân Pháp đánh bật được họ, điều này chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.[20] Các binh sĩ Baden của Napoléon I thừa thế cũng đào ngũ và chạy qua phe Liên minh. [8] Sau khi thua to trong trận tàn sát kinh hồn bạt vía, Napoléon biết rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi và cho rút quân qua sông Elster vào đêm 18-19 tháng 10. Nguồn tiếp tế của ông đã bị suy sụp.[20][22] Liên quân không hay biết về cuộc rút lui của quân Pháp cho đến 7 giờ sáng, và sau đó bị họ cầm chân bởi đạo quân chặn hậu dũng mãnh của tướng Oudinot. Một Tiểu đoàn Dân binh Đông Phổ do Friccius chỉ huy đã lập nên chiến công đột phá vào Leipzig, trong khi quân Thụy Điển đập tan một đợt phản kích của đối phương.[15] Cuộc rút lui diễn ra êm thắm cho đến khi xảy ra sự cố ở cây cầu bắc qua sông Elster. Viên hạ sĩ có nhiệm vụ đánh sập cầu để chặn đường truy đuổi của liên quân đã tính toán sai thời gian. Ông ta đánh sập cầu vào lúc 1 giờ chiều, khi trên cầu vẫn còn nhiều quân Pháp và quân chặn hậu của Oudinot vẫn còn kẹt lại ở Leipzig. Hàng ngàn lính Pháp đã chết đuối và hàng ngàn bị bắt sống. Do sự cố này, tướng Ba Lan là Poniatowski đã bị chết đuối dưới sông.[50]

Trong suốt những ngày quyết chiến, những thây tử sĩ chất đầy thành phố Leipzig, gây cho cả thành phố một cảm giác thật là rùng rợn.[51] Sau trận huyết chiến này, người ta đối xử rất phi nhân tính với thi hài các tử sĩ. Ghê rợn nhất, họ bị tước bỏ sạch y phục và vũ khí, và bị chôn trong một ngôi mộ tập thể.[52] Các xe goòng trong chiến trận cũng bị cướp bóc.[53] Một thầy thuốc có tên tuổi ở kinh đô Berlin là Johann Christian Reil đã viết thư cho vị Thượng quan Triều đình Phổ là Heinrich Friedrich Karl Reichsfreiherr vom und zum Stein, trong đó ông ghi nhận : [54]

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1813, danh sĩ Wilhelm von Humboldt cũng phải gửi thư cho vợ ông, kể về cảnh tượng kinh hoàng sau trận chiến : [51]

Điều này nêu ra cho thấy các đoàn quân đương thời hãy còn rất man rợ.[55] Những thương binh đều được đưa vào các Trường học, Bệnh viện và Thánh đường, mà thị dân khó thể cứu chữa được họ. Như thường thấy, các chiến sĩ trong chiến tranh luôn hứng chịu tổn thất kinh hoàng trước dịch bệnh. Trên khắp các đường phố đầy người của Leipzig, một cơn sốt phát ban đã làm cho các thương binh đều tắt thở và các quân y cũng bị lây nhiễm.[51] Trong khi đó, với chiến công hiển hách của Tướng Von Blücher, vua Friedrich Wilhelm III nước Phổ đã vinh danh ông : [29]

Kết quả

Napoléon rút lui vào ngày 19 tháng 10. Trong hình là vụ nổ cầu.

Kết thúc thắng lợi cuộc Chiến tranh Giải phóng dân tộc Đức, đây là trận đánh hệ trọng nhất thời kỳ Napoléon I, cùng với trận đánh vang danh tại Waterloo gắn liền với sự toàn bại của ông.[21][17] Trận thảm bại của Napoléon I tại Leipzig (1813) là sự nối tiếp của chiến thắng bằng cái giá đắt của ông trong trận Borodino (1812) nói riêng và thất bại của ông trong cuộc xâm lược nước Nga nói chung, thể hiện những hạn chế của tài năng của ông.[25][33] Thất bại nặng nề này trở nên một bước ngoặt của Vương triều nhà Bonaparte trong lịch sử Pháp, và cũng là một điểm ngoặt trong lịch sử thế giới[16][17]. Thương vong của cả hai bên đều cao đến đáng ngạc nhiên; tổng cộng khoảng 8 vạn đến 11 vạn người chết và bị thương. Napoléon mất 38 nghìn quân do tử trận hoặc bị thương. Liên quân bắt giữ 15 nghìn quân còn khỏe mạnh, 21 nghìn quân bị thương hoặc bệnh tật, thu về 325 súng đại bác và 28 cờ hiệu. Ngoài ra họ còn thu nạp thêm số quân Sachsen, như đã nói ở trên. Józef Antoni Poniatowski, vị thống chế mới được phong chức ngày hôm qua, và cũng là cháu của vị vua Ba Lan cuối cùng là Stanisław August Poniatowski, bị chết đuối khi vượt sông. Mất Poniatowski chính là sự mất mát đau đớn nhất của Napoléon I trong trận thảm bại này. Poniatowski bản chất vốn nồng nhiệt trung thành với ông, là đại diện cho lòng yêu mến của người Ba Lan đối với vị Hoàng đế nước Pháp.[20] Hai tướng chỉ huy quân đoàn của Pháp là Lauriston và Reynier bị bắt sống. 15 tướng Pháp tử trận và 51 người bị thương. Chưa kể, Hoàng đế Pháp cũng phải từ bỏ đến hơn 300 khẩu đại pháo, cùng với phần lớn phương tiện vận tải và tiếp tế của ông ta.[51] Những sự mất mát dọc đường của đoàn quân rệu rã khiến Napoléon chỉ còn có 6 vạn quân khi về tới kinh đô Paris.[44][3] Chính vụ nổ cầu khi quân Pháp tháo chạy sau chiến bại trong trận Leipzig là một trong những nguyên nhân mang lại tổn thất kinh hoàng cho họ trong cuộc chiến này.[28] Đối với nước Pháp, trận thảm bại tại Leipzig có nhẽ là ghê gớm hơn tất cả mọi thảm kịch khác của ông dưới sự thống trị của Napoléon I, với tính chất quyết định báo hiệu cho sự mất ngôi lần thứ nhất của Napoléon I.[20] [4] Trong suốt cả sự nghiệp chinh chiến của mình, vị Hoàng đế nước Pháp chưa bao giờ bị thua một trận cay đắng như thế. [25]

Sau đại thắng tại trận Leipzig, do có công về mặt ngoại giao nên quan Thượng thư Metternich được Triều đình Áo phong cho tước Vương, và ban tặng Đại Thập tự của Huy chương Maria Theresia. Nhờ ông, xứ Bayern đã rời bỏ Napoléon I.[8] Các chiến sĩ Áo cũng đóng vai trò hệ trọng cho chiến thắng của khối Liên minh trong trận đánh Leipzig này - một thắng lợi để tiếng nghìn thu.[12][17] Trong toàn thể quân lực Đồng Minh, các chiến sĩ Kỵ binh đã góp phần không nhỏ với chiến thắng oanh liệt tại Leipzig, làm tiêu tan ước vọng chiến thắng cuối cùng của Đế chế Pháp. [27]

Với thắng lợi này, khối Liên minh đã xua tan cái vết chiến bại tại trận Dresden vừa qua.[12] Trận đánh này có số lượng tổn thất lớn hơn tất cả những trận chiến trước đó.[56] Phe Liên quân mất mát khoảng 54 nghìn quân lính trên tổng số 362 nghìn chiến sĩ. Đạo quân của Schwarzenberg tổn thất 34 nghìn binh lính, đạo quân của Blücher tổn thất 12 nghìn chiến binh, còn đạo quân của Thái tử Thụy Điển và Bennigsen đều mất 4 nghìn chiến sĩ. Trong số các liệt sĩ này có cả một cảnh sát chuyên cần là Friedrich Wagner, anh đã hy sinh để lại người vợ góa và một đứa con mới sáu tháng tuổi tên là Richard.[51] Bản thân Tham mưu trưởng Radetzky của Áo cũng bị thương.[8] Đến cả danh tướng nước Phổ August Neidhardt von Gneisenau là người nổi tiếng lạnh lùng, mà cũng phải rơi nước mắt khi ông cùng Đại úy Stosch dạo trên bãi chiến trường Möckern (nơi Yorck chiếm lĩnh vào ngày 16 tháng 10) vào ngày 19 tháng 10 năm 1813 - gần như là dạo trên những thi thể liệt sỹ của Đạo quân Silesia. Khuôn mặt ông trở nên trịnh trọng, và nói : "Chiến thắng được mua với máu của người Đức trở thành cái giá rất đắt, cái giá hết sức là đắt". Do có công trong chiến dịch Leipzig, Gneisenau được phong làm Bá tước.[57] Con số thiệt hại của liên quân cũng không phải là nhỏ, chưa kể 5 nghìn quân Liên minh còn đào ngũ sang phe Pháp trong trận chiến, nhưng chiến thắng của họ thật là huy hoàng.[51] Vả lại, việc bù đắp lại không khó khăn mấy cho họ, xét tới khả năng kinh tế và nhân lực của Liên minh ở thời điểm đó.

Về thất bại của Napoléon ở Leipzig, chính ông cho rằng nếu phía Pháp có thêm 3 vạn Pháo binh thì họ sẽ chiến thắng.[58] George Nafziger trong cuốn Napoleon at Leipzig cho rằng cả hai phía đều không tác chiến một cách hoàn hảo, nhưng Napoléon thất bại vì đã không có phương án để chủ động tấn công từng đạo quân riêng rẽ trong liên quân, mà co cụm lại phòng thủ ở Leipzig.[59] Với thất bại nặng nề trong việc tấn công từng đối phương một, trận thua ở Leipzig ghi dấu sự sa ngã của ông với tư cách là một chủ tướng.[28] Đây là một chiến bại về mặt chiến thuật có thể được coi là "vô đối", là thất bại mang tính hủy diệt hơn cả[24] trong sự nghiệp của Napoléon. Với sự tan rã của quân Pháp, nỗi nhục thất bại được thể hiện ngay trên mặt của Napoléon trên đường rút quân, báo hiệu cho sự suy sụp của nền Đệ nhất Đế chế Pháp.[23] Đây là trận đánh lớn nhất trong suốt thế kỷ 19, với số lượng dân tộc tham gia đông đảo. Quy mô của nó còn to lớn hơn cả những trận huyết chiến trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.[1] Trận Leipzig được xem như chiến thắng có ý nghĩa quyết định trong việc buộc Napoléon rời bỏ ngai vàng. Chiến thắng lừng lẫy này đã đi vào huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đức.[51] Với công lao to lớn cho chiến thắng oanh liệt, các Binh đoàn Phổ đã thể hiện rõ rệt sự thiện chiến của mình, cùng với lòng yêu nước dân trào của dân tộc Đức[23]. Đại thắng Leipzig chính là thành quả của quá trình canh tân quân lực Phổ trong suốt thời gian từ sau năm 1806 cho tới năm 1813, trong khi thắng lợi quan trọng này cũng tạo điều kiện cho Phổ chiếm được một lãnh thổ rộng lớn của Sachsen, làm Leipzig bỗng dưng trở thành nơi biên thùy.[30][19] Chính các chiến sĩ dưới quyền Thống chế Blücher đã tiên phong chọc thủng hàng ngũ quân thù trong cái ngày quyết định của chiến thắng vang dội.[21] Đối với ông, trận thắng ở Leipzig là một trong những niềm vinh hạnh to tát hơn cả của ông.[29] Đại thắng này, kết hợp với chiến thắng trên sông Katzbach trước đó, đã lấy lại vinh dự cho lực lượng Quân đội Phổ, kể từ khi họ bị đội quân xâm lăng Pháp đánh bại trong trận Jena và trận Auerstädt vào năm 1806[30]. Bản thân vị tướng thắng trận Blücher cũng chính là một bậc công thần mãnh liệt của cuộc cải tổ này.[31] Giờ đây, các nhà yêu nước Đức đã trở nên mãnh liệt hơn, mừng rỡ hân hoan chiến thắng đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi quê cha đất tổ, và thậm chí còn khát khao mãnh liệt, ao ước ngày nước Đức được nhất thống.[56] Vùng đất Đức đã được giải phóng toàn vẹn, chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Đức hòa quyện với chủ nghĩa dân tộc mới mẻ. Tại thủ đô Berlin, nhiều nhà ái quốc Phổ đã chuyển thành nhà dân tộc chủ nghĩa.[32] Các chiến sĩ Phổ, vốn đã cống hiến quyết định cho chiến thắng to lớn tại trận Leipzig này, sẽ tiếp tục làm nên công tích tương tự cho chiến thắng của khối Liên minh thứ bảy vào năm 1815 trong trận Waterloo.[35] Trận kịch chiến tại Leipzig đã trở thành trận thắng quyết định nhất của cuộc chiến, cũng như là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử thế giới[49].[3]

Không những chiến thắng bước ngoặt tại trận Leipzig đã đánh đổ Đế quốc của Napoléon I tại Đức mà còn tại Ba Lan nữa[22]. Liên quân ở thời điểm đó tuy đông đảo, nhưng vẫn có những sự bất đồng trong nội bộ giữa các nước với nhau. Nếu Napoléon có thể đại thắng họ như ở trận Austerlitz thì cũng không loại trừ khả năng Liên minh sẽ tan rã.[60] Trước kia, Napoléon I đã thắng nhiều cuộc chiến trước các nước có quân lực đông đảo hơn, nhưng giờ đây, ông đã bại trận.[25] Vì vậy tuy trận đánh này không có tính chất quyết định bằng trận Waterloo vào năm 1815, nhưng có thể xem là nó còn trọng đại hơn cả chiến thắng của liên quân Anh - Phổ - Hà Lan tại Waterloo.[49] Thảm họa bi đát của ông tại Leipzig thực sự đã quyết định cho tình hình Âu lục trong vòng một thế kỷ sau đó, mà thảm bại ở trận Waterloo chỉ là sự củng cố.[18] Thực chất chính Napoléon ban đầu trận huyết chiến Leipzig đã dựa vào lợi thế nội tuyến để chiến đấu, trong khi các đường ngoại tuyến khiến cho quân lực Đồng Minh vốn hay đố kỵ nhau, khó thể liên hợp với nhau mà tác chiến. Thế nhưng, quân số đông đảo của họ đã triệt hạ được quân Pháp mà tung cho Napoléon I một quả đắng rất to.[25] Khi Napoléon lần đầu tiên bước chân vào nghị viện sau khi trở về, ông đã thốt lên rằng: "Một năm trước cả châu Âu đều hành quân cùng chúng ta, giờ thì cả châu Âu đều hành quân chống lại chúng ta."[61] Dù cho Napoléon I đã tổ chức thành công cuộc triệt binh khỏi đất Đức, thất bại ở trận đánh này đã chấm dứt sự hiện diện của Đệ nhất Đế chế Pháp ở bờ đông sông Rhine, đặt dấu chấm hết cho sự bá quyền của tại châu Âu.[51][22] Và, chiến thắng vẻ vang này còn khiến các tiểu quốc của Đức gia nhập vào Liên minh. Không những Napoléon I vừa mới đại bại tại Leipzig mà quân Anh vừa mới đại thắng trong cuộc chiến tranh tại bán đảo Tây-Bồ cũng bắt đầu tiến công miền Nam nước Pháp. [4] Jérôme Bonaparte - vua xứ Westfalen do Napoléon I lập nên, cũng phải theo chân đoàn quân tàn tạ của ông mà bỏ chạy.[16] Không lâu sau khi liên quân Nga - Áo - Phổ đại thắng tại trận đánh Leipzig, xứ Holland cũng thừa cơ mà giành lại độc lập khỏi Pháp vào tháng 11 năm 1813.[34] Trong khi ba ngày chiến đấu tại Leipzig đã quyết định thất bại của Napoléon I tại Đức, các đồn bót của quân Pháp tại Đức cũng sẽ nhanh chóng ra đầu hàng mà thôi [8] Khối Liên minh tận dụng cơ hội này và tấn công thẳng vào chính quốc Pháp trong năm 1814. Kể từ sau đại bại năm 1813, Nhà nước Pháp suy sụp, trong khi chí khí của người Pháp thì bị sụt giảm trầm trọng.[28] Napoléon I giờ đây đã hoàn toàn lui về thế thủ[16]. Sau khi quân Pháp đại bại trong trận Paris,[49] Napoléon buộc phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Elba.

Trong văn hóa

Do đây là chiến thắng vĩ đại góp phần đến thắng lợi của công cuộc đấu tranh Giải phóng dân tộc Đức thoát khỏi ách đô hộ của Pháp, ít lâu sau khi trận chiến kết thúc, người ta đã được nghe những tiếng nói đầu tiên kêu gọi dựng xây đại kỷ niệm đại thắng. Văn sĩ Ernst Moritz Arndt, ngay từ năm 1814, đã kêu gọi xây dựng một đài tưởng niệm thật nguy nga những người đã hy sinh vì đất Đức trong trận quyết chiến : [56]

Ông mong muốn được thể hiện lòng tự hào dân tộc Đức vinh quang thông qua đài kỷ niệm tráng lệ ấy. Cùng năm ấy còn có ông Friedrich Weinbrenner, vốn từng thiết kế những công trình kỷ niệm nền Cộng hòa Pháp và Napoléon, giờ đây cũng đề nghị dựng xây một công trình tưởng niệm nhằm tôn vinh trận chiến Leipzig. Đó sẽ là một đài kỷ niệm dân tộc thật hùng vĩ, và cả dân tộc sẽ quây quần lại cứ mỗi ngày lễ kỷ niệm đại thắng tại Leipzig. Tuy ước vọng cao cả này đã không thể trở thành hiện thực, những đặc điểm chính của nó sau này sẽ được ông Bruno Schmidt áp dụng để thiết kế. Vào năm 1863, cả dân tộc Đức tiến hành lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng lừng vang. Đại biểu của 240 thành phố đã bắt đầu đặt viên đá đầu tiên cho đài tưởng niệm chiến thắng, tuy nhiên, quá trình thi công thì diễn ra chậm trễ hơn, một trong những lý do là vì đại thắng chói lọi của nước Phổ và Liên minh các nước Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 - 1871) đã khiến cho chiến thắng Leipzig bị quên lãng đi bớt.[56] Ngoài đài kỷ niệm này, khắp thành phố Leipzig cũng có xấp xỉ 125 đài tưởng niệm nhỏ hơn, hoặc là bia kỷ niệm cho chiến thắng tại Leipzig, phần lớn đều được xây dựng nhân ngày lễ kỷ niệm 50 năm đại thắng Leipzig vào năm 1863. [62]

Xem Thêm

Chú thích

  1. ^ a b c d Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 496
  2. ^ a b c d e f Spencer Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, trang 304
  3. ^ a b c d e Duncan Wu, William Hazlitt: The First Modern Man.
  4. ^ a b c d e f Martin Polley, A-Z of modern Europe since 1789, trang 82
  5. ^ a b Chuyển qua phe Liên minh từ 18 tháng 10 năm 1813
  6. ^ a b c Chandler 1966, tr. 1020
  7. ^ a b “Leipzig : Battle of Leipzig : Napoleonic Wars : Bonaparte : Bernadotte : Charles : Blucher”. Napoleonguide.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ a b c d e f g h i j k Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 48 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “alansked48” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  9. ^ a b Roger Parkinson, Hussar General: The Life of Blucher, Man of Waterloo, trang 162
  10. ^ a b c Jonathon P. Riley, Napoleon and the World War of 1813: lessons in coalition warfighting, các trang 196-197.
  11. ^ Peter, Hofschröer (1993), Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 64
  12. ^ a b c d David Hollins, Austrian Commanders of the Napoleonic Wars 1792-1815, trang 51
  13. ^ a b Spencer Tucker, A global chronology of conflict: from the ancient world to the modern Middle East, Tập 2, trang 1296
  14. ^ a b c Peter Hofschr?er, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, các trang 77-81.
  15. ^ a b Peter Hofschr?er, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 88
  16. ^ a b c d e f g Theo Aronson, The golden bees: the story of the Bonapartes, trang 134
  17. ^ a b c d e f Hans Hoefer, Heinz Vestner, Germany, trang 51
  18. ^ a b Peter Hofschr?er, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 6
  19. ^ a b Marco Arjan Bontje, Sako Musterd, Peter Pelzer, Inventive City-Regions: Path Dependence and Creative Knowledge Strategies, trang 211
  20. ^ a b c d e f g h i j J. David Markham, Napoleon For Dummies
  21. ^ a b c d Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, các trang 192-193.
  22. ^ a b c d e f g h i j k Joseph A. Biesinger, Germany: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 527
  23. ^ a b c d e Albert Sidney Britt, Thomas E. Griess, The wars of Napoleon, trang 145
  24. ^ a b Peter Hofschröer, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 6
  25. ^ a b c d e f g Jeremy Black, Introduction to global military history: 1775 to the present day, các trang 40-41.
  26. ^ a b c Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 210
  27. ^ a b Roman Johann Jarymowycz, Tank tactics: from Normandy to Lorraine, trang 18
  28. ^ a b c d e f Jeremy Black, War in the nineteenth century: 1800-1914, trang 24
  29. ^ a b c Adalbert Müller, Donaustauf and Walhalla, trang 69
  30. ^ a b c Peter Young, Blücher's army, 1813-1815, trang 3
  31. ^ a b Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 60
  32. ^ a b Eric Dorn Brose, German history, 1789-1871: from the Holy Roman Empire to the Bismarckian Reich, trang 74
  33. ^ a b Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 116
  34. ^ a b c William Simpson, Martin Desmond Jones, Europe, 1783-1914, trang 83
  35. ^ a b Richard Grunberger, Germany, 1918-1945, trang 18
  36. ^ Peter, Hofschröer (1993), Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 265
  37. ^ Peter Hofschröer, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 22
  38. ^ a b c 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p. 295
  39. ^ a b c d e Michael V. Leggiere, The Fall of Napoleon: The allied invasion of France, 1813-1814, các trang 11-12.
  40. ^ Paula S. Fichtner, Historical dictionary of Austria, trang 246
  41. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm, Fighting along the Pleisse River.
  42. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle112, Allies' attacks on Wachau
  43. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle112, General Drouot "The Monk" and his 100 guns on Gallows Hill.
  44. ^ a b c d 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p. 296
  45. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle12, Langeron "believed Napoleon himself was attacking him".
  46. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle12, The French retreat.
  47. ^ a b c d Peter Hofschröer, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 81
  48. ^ a b Peter Hofschröer, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 81
  49. ^ a b c d Michael Lee Lanning, The Battle 100: The Stories Behind History's Most Influential Battles, trang 14
  50. ^ Chandler, 1966,p 936
  51. ^ a b c d e f g h James J. Sheehan, German history, 1770-1866, trang 319
  52. ^ Terry Crowdy, Christa Hook, French Napoleonic Infantryman 1803-15, trang 51
  53. ^ Peter Hofschröer, Leipzig 1813: The Battle of the Nations, trang 89
  54. ^ Heikki Lempa, Beyond the gymnasium: educating the middle-class bodies in classical Germany, trang 81
  55. ^ Marilène Patten Henry, Monumental accusations: the Monuments aux morts as expressions of popular resentment, trang 88. P. Lang, 1996. ISBN 0-8204-2807-8.
  56. ^ a b c d Hans A. Pohlsander, National monuments and nationalism in 19th century Germany, các trang 167-168.
  57. ^ Peter Young, Blücher's army, 1813-1815, trang 17
  58. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle24, Aftermath. "Had I possessed 30,000 artillery rounds at Leipzig ..., today I would be master of the world." - Napoleon
  59. ^ http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle24
  60. ^ 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p. 295
  61. ^ J.T. Headley, "The Imperial Guard of Napoleon"
  62. ^ Hans A. Pohlsander, National monuments and nationalism in 19th century Germany, trang 173

Tài liệu tham khảo

Liên kết ngoài