Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ | |
---|---|
Con dấu chính thức[1] | |
Lá cờ chính thức[2] | |
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ | |
Chức vụ | Bộ trưởng |
Thành viên của | Nội các Hoa Kỳ Hội đồng An ninh Quốc gia |
Báo cáo tới | Tổng thống |
Trụ sở | Lầu Năm Góc, Arlington, Virginia, Hoa Kỳ |
Bổ nhiệm bởi | Tổng thống với sự tư vấn và chấp thuận của Thượng viện |
Nhiệm kỳ | Không cố định |
Tuân theo | 10 U.S.C. § 113 50 U.S.C. § 401 |
Tiền nhiệm | Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Hải quân |
Người đầu tiên nhậm chức | James Forrestal[3] |
Thành lập | 19 tháng 9 năm 1947 |
Kế vị | Thứ sáu trong Thứ tự kế vị Tổng thống.[4] |
Cấp phó | Thứ trưởng bộ Quốc phòng (phó bộ trưởng) Tổng tham mưu trưởng Liên quân (phó quân sự) |
Lương bổng | $203.700 hàng năm[5] (Executive Schedule I)[6] |
Website | www.defense.gov |
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (United States Secretary of Defense) là người lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) và quản lý tất cả các quân chủng và các vấn đề quân sự của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đóng vai trò như là cố vấn chính về chính sách quốc phòng của Tổng thống Hoa Kỳ, có trách nhiệm lập ra chính sách quốc phòng tổng quát liên quan đến tất cả những vấn đề chính và vấn đề liên quan trực tiếp đến Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và thực hiện chính sách quốc phòng mà đã được chấp thuận.[7] Bộ trưởng do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm nhưng phải có sự chấp thuận của Thượng viện Hoa Kỳ. Bộ trưởng là thành viên nội các Hoa Kỳ. Theo Mục 113, Điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ, một người không thể được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng trong vòng 7 năm sau khi giải ngũ với tư cách là sĩ quan của một thành phần chính quy của một lực lượng vũ trang.[8] Do đó, vị trí này luôn là một người thuộc giới dân sự chứ không phải một quân nhân, và người này không mặc quân phục. Bộ trưởng Quốc phòng là người thứ sáu trong thứ tự kế vị chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Lương bổng hàng năm của bộ trưởng là $191.300.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Chức vụ này được lập ra vào năm 1947 khi Không quân Hoa Kỳ mới được thành lập bị sáp nhập vào Tổ chức Quân sự Quốc gia cũng mới được thành lập (National Military Establishment). Trong thời gian có sự tái tổ chức lớn tương tự, chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ bị thay thế bởi chức vụ Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Cùng với chức vụ Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ và chức vụ Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ mới lập sau đó, cả ba chức vụ bộ trưởng quân chủng được đặt dưới quyền của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Năm 1949, Tổ chức Quân sự Quốc gia được đổi tên thành Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và tất cả các bộ trưởng của các quân chủng bị đặt ra khỏi Nội các Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Tổng thống Hoa Kỳ hợp thành bộ phận "National Command Authorities", tạm dịch là những người có thẩm quyền của bộ tư lệnh quốc gia[9] là bộ tư lệnh có thẩm quyền duy nhất khai hỏa các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Tất cả các vũ khí hạt nhân được kiểm soát bởi bộ hai người có thẩm quyền này - cả hai phải nhất trí trước khi một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược được ra lệnh.
Thành phần tham mưu của bộ trưởng được gọi là Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng gồm có một phó bộ trưởng và năm thứ trưởng quốc phòng trong các lĩnh vực:
- Quân dụng, Kỹ thuật và Tiếp liệu
- Tài chính quốc phòng
- Tình báo quốc phòng
- Nhân sự và sẵn sàng tác chiến
- Chính sách quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, theo luật, cũng thực hiện quyền lực, chỉ đạo và kiểm soát đối với ba bộ trưởng quân chủng (Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ & Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ), Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, và các thành viên khác trong Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ & Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ), các tư lệnh tác chiến của các Bộ tư lệnh Tác chiến Thống nhất, các giám đốc các cơ quan quân sự (thí dụ như Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ)... Tất cả những chức vụ cao cấp này đều phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận sau khi được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ được xem là bộ bốn các viên chức nội các quan trọng nhất.
Danh sách các Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Thứ tự | Chân dung | Tên | Quê nhà | Nhậm chức | Rời chức | Phục vụ dưới thời Tổng thống |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | James Vincent Forrestal | Minnesota | 19 tháng 9 năm 1947 | 28 tháng 3 năm 1949 | Harry Truman | |
2 | Louis Arthur Johnson | Wisconsin | 28 tháng 3 năm 1949 | 19 tháng 9 năm 1950 | ||
3 | George Catlett Marshall, Jr. | Georgia | 21 tháng 9 năm 1950 | 12 tháng 9 năm 1951 | ||
4 | Robert Abercrombie Lovett | New York | 17 tháng 9 năm 1951 | 20 tháng 1 năm 1953 | ||
5 | Charles Erwin Wilson | Alaska | 28 tháng 1 năm 1953 | 8 tháng 10 năm 1957 | Dwight Eisenhower | |
6 | Neil Hosler McElroy | Ohio | 9 tháng 10 năm 1957 | 1 tháng 12 năm 1959 | ||
7 | Thomas Sovereign Gates | Pennsylvania | 2 tháng 12 năm 1959 | 20 tháng 1 năm 1961 | ||
8 | Robert Strange McNamara | Michigan | 21 tháng 1 năm 1961 | 29 tháng 2 năm 1968 | John Kennedy, Lyndon Johnson | |
9 | Clark McAdams Clifford | Kansas | 1 tháng 3 năm 1968 | 20 tháng 1 năm 1969 | Lyndon Johnson | |
10 | Melvin Robert Laird | Wisconsin | 22 tháng 1 năm 1969 | 29 tháng 1 năm 1973 | Richard Nixon | |
11 | Elliot Lee Richardson | Massachusetts | 30 tháng 1 năm 1973 | 24 tháng 5 năm 1973 | ||
12 | James Rodney Schlesinger | Virginia | 2 tháng 7 năm 1973 | 19 tháng 11 năm 1975 | Richard Nixon, Gerald Ford | |
13 | Donald Henry Rumsfeld | Illinois | 20 tháng 11 năm 1975 | 20 tháng 1 năm 1977 | Gerald Ford | |
14 | Harold Brown | California | 20 tháng 1 năm 1977 | 20 tháng 1 năm 1981 | Jimmy Carter | |
15 | Caspar Willard Weinberger | California | 21 tháng 1 năm 1981 | 23 tháng 11 năm 1987 | Ronald Reagan | |
16 | Frank Charles Carlucci III | Pennsylvania | 23 tháng 11 năm 1987 | 20 tháng 1 năm 1989 | ||
17 | Richard Bruce Cheney | Wyoming | 21 tháng 3 năm 1989 | 20 tháng 1 năm 1993 | George H. W. Bush | |
18 | Leslie Aspin, Jr. | Wisconsin | 20 tháng 1 năm 1993 | 3 tháng 2 năm 1994 | Bill Clinton | |
19 | William James Perry | California | 3 tháng 2 năm 1994 | 24 tháng 1 năm 1997 | ||
20 | William Sebastian Cohen | Maine | 24 tháng 1 năm 1997 | 20 tháng 1 năm 2001 | ||
21 | Donald Henry Rumsfeld | Illinois | 20 tháng 1 năm 2001 | 18 tháng 12 năm 2006 | George W. Bush | |
22 | Robert Michael Gates | Texas | 18 tháng 12 năm 2006 | 30 tháng 6 năm 2011 | George W. Bush, Barack Obama | |
23 | Leon Panetta | Texas | 1 tháng 7 năm 2011 | 26 tháng 2 năm 2013 | Barack Obama | |
24 | Chuck Hagel | Nebraska | 27 tháng 2 năm 2013 | 17 tháng 2 năm 2015 | ||
25 | Ashton Carter | Massachusetts | 17 tháng 2 năm 2015 | 20 tháng 1 năm 2017 | ||
26 | James Mattis | Washington | 20 tháng 1 năm 2017 | 1 tháng 1 năm 2019 | Donald Trump | |
27 | Mark Esper | Virginia | 23 tháng 7 năm 2019 | 9 tháng 11 năm 2020 | ||
28 | Lloyd Austin | Georgia | 22 tháng 1 năm 2021 | Đương nhiệm | Joe Biden |
Thứ tự kế nhiệm bộ trưởng quốc phòng
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Lệnh hành pháp 13394, ngày 22 tháng 12 năm 2005, Tổng thống George W. Bush đã sửa đổi lại thứ tự kế nhiệm chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong trường hợp bộ trưởng vắng mặt hay không thể làm việc như sau:
- Thứ trưởng bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
- Thứ trưởng quốc phòng đặc trách tình báo
- Thứ trưởng quốc phòng đặc trách chính sách
- Thứ trưởng quốc phòng đặc trách quân dụng, kỹ thuật và tiếp vận
- Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ
- Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ
- Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ
Các cựu bộ trưởng quốc phòng còn sống
[sửa | sửa mã nguồn]Tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2024 có 8 cựu bộ trưởng bộ quốc phòng còn sống. Cựu bộ trưởng qua đời gần đây nhất là Ashton Carter vào ngày 25 tháng 10 năm 2022.
Tên | Thời gian tại chức | Ngày sinh |
---|---|---|
Dick Cheney | 1989–1993 | 30 tháng 1, 1941 |
William Perry | 1994–1997 | 11 tháng 10, 1927 |
William Cohen | 1997–2001 | 28 tháng 8, 1940 |
Robert Gates | 2006–2011 | 25 tháng 9, 1943 |
Leon Panetta | 2011–2013 | 28 tháng 6, 1938 |
Chuck Hagel | 2013–2015 | 4 tháng 10, 1946 |
James Mattis | 2017–2019 | 8 tháng 9, 1950 |
Mark Esper | 2019–2020 | 26 tháng 4, 1964 |
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Trask & Goldberg: p. 177.
- ^ http://www.tioh.hqda.pentagon.mil/UniformedServices/Flags/Pos_Colors_DoD.aspx Lưu trữ 2013-05-12 tại Wayback Machine, accessed on 2012-01-04.
- ^ Trask & Goldberg: pp. 57–60.
- ^ 3 U.S.C. § 19
- ^ “Pay & Leave: Salaries & Wages”. Salary Table No. 2015-EX. United States Office of Personnel Management. ngày 1 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
- ^ 5 U.S.C. § 5312.
- ^ “United States Department of Defense”. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
- ^ George Marshall was legislatively waived by Congress; he had only been a civilian for five years before his appointment in 1950. See Defenselink bio, truy cập 11/15/2008.
- ^ “National Command Authority – FREE National Command Authority information”. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- “Histories of the Secretaries of Defense”. U.S. Department of Defense. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2002. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - “Executive Order: Providing An Order of Succession Within the Department of Defense”. Office of the Press Secretary. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2005. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - “The Department of Defense Organizational Structure”. U.S. Department of Defense. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2006.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “Top Civilian and Military Leaders”. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|ork=
(trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ:|1=
(trợ giúp) – Includes the Secretary of Defense - More information on each position and biographies of the current Deputy Secretary (DepSecDef) and Under Secretaries (USDs)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. |