Cát Quế
Cát Quế
|
|
---|---|
Xã | |
Xã Cát Quế | |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng |
Thành phố | Hà Nội |
Huyện | Hoài Đức |
Tổ chức lãnh đạo | |
Chủ tịch UBND | Trần Văn Long |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Tự Bính |
Bí thư Đảng ủy | Nguyễn Tự Bính |
Địa lý | |
Diện tích | 4,24 km²[1] |
Dân số (2017) | |
Tổng cộng | 17.381 người[2] |
Mật độ | 4.099 người/km² |
Khác | |
Mã hành chính | 09850[3] |
Cát Quế là một xã thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đây là một xã nằm bên sông Đáy.
Xã được đặt tên bằng cách ghép tên hai làng Cát Ngòi và Quế Dương (diện tích và dân số làng Quế Dương chiếm phần lớn).Là một xã cổ, có truyền thống vật võ.Cách trung tâm Hà Nội 12Km theo hướng Tây. Trước đây tên xã là Vinh Quang.
Nơi đây có di chỉ khảo cổ Vinh Quang nổi tiếng từ thời văn hóa Phùng Nguyên cách nay trên 3000 năm.
Xã có các di tích văn hóa,lịch sử đã được xếp hạng như Đền Vật, Đền Mẫu, Chùa Đại Bi, Chùa Vĩnh Phúc... nét đặc trưng văn hóa của làng Quế Dương mà làng khác không có là mỗi xóm có một nơi thờ cúng gọi là "Điếm". Điếm vừa là nơi thờ cúng, hội họp, vui chơi của dân trong 1 xóm.
Chùa Đại Bi tên nôm là chùa Bái nằm ở phía bắc xã hiện có 1 bệ tam thế bằng đá từ thời Trần năm 1374 là một trong 3 bệ đá thời Trần cổ nhất Việt Nam. Ngoài ra có 1 quả chuông thời Tây Sơn năm 1798, 1 khánh đồng đúc năm 1816. Phía hậu điện của chùa có 2 tòa Tái Động miêu tả cảnh các tầng địa ngục vô cùng sinh động và độc đáo.
Phía Nam của xã là chùa Vĩnh Phúc tên Nôm là chùa Vắng, nếu chùa Đại bi nổi danh với bệ đá thời trần thì chùa Vĩnh Phúc lại nổi tiếng với bệ thờ Đất nung thời Mạc hiếm hoi còn sót lại trên toàn quốc Việt Nam.
Về các nơi thờ cúng ở xã:
+ Chùa: Đạo Phật (Chùa Bái - chùa Đại Bi, chùa Vắng - chùa Vĩnh Phúc)
+ Nhà thờ: Đạo Thiên Chúa (2 nhà thờ: 1 ở thôn Quế Dương, 1 ở thôn Cát Ngòi)
+ Đình: của làng
+ Đền
+ Miếu
+ Điếm: có thể vừa là nơi thờ cúng vừa là nơi vui chơi hoặc chỉ là một ngôi nhà trống làm chỗ dừng chân.
Xã có các lễ hội truyền thống mang đậm nét dân gian như hội Đền Mẫu thờ công chúa Liễu Hạnh (diễn ra từ ngày 01-03/03 âm lịch). Hội này chỉ có thiếu nữ và các cụ bà tham gia lễ hội.
Ngoài ra 5 năm tổ chức 1 lần hội Đền Vật (quán Vật, Đình Đấu) (diễn ra từ 14-16/01 âm lịch các năm có số cuối là 0 hoặc 5). Hội Đền Vật gồm 2 phần chính là lễ rước quân và hội vật. Hội vật thu hút nhiều người trong xã cũng như khách thập phương đến xem và tham gia. Trong xã có nhiều đô vật đẳng cấp quốc gia như Lê Duy Hợi đã 2 lần đoạt huy chương vàng SeaGame. Người Cát Quế tự hào với câu ca:
" Đông Anh, Thạch Thất đã tài
vẫn thua Cát Quế một vài ông Đô"
. Kinh tế của xã chủ yếu phát triển nghề phụ như làm bột sắn, đót, làm đường mạch nha, mì miến, bánh kẹo, nước giải khát và buôn bán...
Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên, xã có giống bưởi quý đặc sản, đang được viện nông nghiệp Việt Nam bảo tồn nguồn ghen, đó là giống bưởi đường Quế Dương.
Vị trí địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Cát Quế nằm ở phía Tây Bắc huyện Hoài Đức
Địa giới hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]- Phía Bắc giáp xã Dương Liễu
- Phía Tây giáp huyện Quốc Oai
- Phía Nam giáp xã Yên Sở
- Phía Đông giáp xã Đức Giang
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
- ^ Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
- ^ Tổng cục Thống kê