Bước tới nội dung

Câu lạc bộ Madrid

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Câu lạc bộ Madrid là một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập, được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình dân chủ và thay đổi trong cộng đồng quốc tế. Câu lạc bộ gồm 80 cựu tổng thống và cựu thủ tướng của 56 quốc gia, là một diễn đàn các cựu nguyên thủ quốc gia và các nhà cựu lãnh đạo chính phủ lớn nhất thế giới.

Một trong các mục tiêu chính của Câu lạc bộ là củng cố các thiết chế dân chủ và cố vấn về việc giải quyết các xung đột chính trị trong 2 lãnh vực then chốt: sự lãnh đạo cùng quản trị cách dân chủ, và phản ứng với các tình huống khủng hoảng và sau khủng hoảng[1].

Câu lạc bộ Madrid làm việc cùng với các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, xã hội dân sự, các học giả và các đại diện của giới kinh doanh, nhằm khuyến khích đối thoại để thúc đẩy thay đổi xã hộichính trị. Câu lạc bộ Madrid cũng tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để cung cấp tư vấn kỹ thuật và khuyến nghị các quốc gia đang chuyển tiếp thực hiện các bước để thiết lập nền dân chủ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ được thành lập từ một sự kiện chưa từng có, được tổ chức vào tháng 10 năm 2001 tại Madrid, một Hội nghị 4 ngày bàn về chuyển tiếp và củng cố dân chủ (Conference on Democratic Transition and Consolidation). Sự kiện này đã quy tụ 35 nhà lãnh đạo thế giới, hơn 100 học giả đáng kính và các chuyên gia chính sách từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á, và châu Phi để thảo luận về ý tưởng và phương tiện thực hiện từ cả hai quan điểm khách quan và chủ quan. Hội nghị đã thảo luận 8 chủ đề chính:

  • Thiết kế hiến pháp
  • Ngành Lập pháp và những quan hệ với ngành Hành pháp
  • Ngành Tư pháp và những quan hệ với ngành Hành pháp
  • Các thủ tục chống tham nhũng
  • Vai trò của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh
  • Cải cách tệ quan liêu nhà nước
  • Củng cố sự đa nguyên chính trị và xã hội cùng các đảng chính trị
  • Những điều kiện kinh tế và xã hội.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Madrid hiện có 80 hội viên hoạt động, tất cả đều là cựu quan chức trong chính phủ và đều có quyền bỏ phiếu – trong đó có những hội viên lỗi lạc như cựu thủ tướng Canada, Kim Campbell, cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, cựu tổng thống Brasil Fernando Henrique Cardoso, cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, cựu tổng thống Ireland Mary Robinson và cựu thủ tướng Tây Ban Nha Adolfo Suárez. Câu lạc bộ cũng bao gồm cả những hội viên theo thiết chế, những người thuộc các tổ chức công hay tư có chung những mục tiêu tương tự, trong đó có Fundación para las Relaciones Internacionales y el Diálogo Exterior Lưu trữ 2014-01-25 tại Wayback Machine (FRIDE), và Quỹ Gorbachev của Bắc Mỹ (GNFA), cả hai đều tài trợ ban đầu choHội nghị thành lập vào năm 2001. Ngoài ra, Câu lạc bộ Madrid có một số hội viên danh dự, chẳng hạn như Kofi AnnanAung San Suu Kyi cùng những hội viên là chuyên gia về chuyển đổi dân chủ.

Câu lạc bộ có trụ sở chính ở thành phố Madrid (Tây Ban Nha), tuy nhiên các cuộc họp của Câu lạc bộ thường diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay Wim Kok - cựu thủ tướng Hà Lan (1994–2002) – làm chủ tịch Câu lạc bộ[2], còn hai phó chủ tịch là Jennifer Shipley (New Zealand) [3]César Gaviria (Colombia). Tổng thư ký là Carlos Westendorp[2], cựu bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn quý chủ yếu của Câu lạc bộ Madrid là những hội viên, gồm hơn 80 nhân vật cựu lãnh đạo quốc gia và chính phủ xuất sắc của những nước dân chủ. Lợi thế tương đối của Câu lạc bộ dựa trên những vốn quý then chốt sau:

  • Kinh nghiệm cá nhân và cương vị của các hội viên.
  • Tiếp cận các chuyên gia hàng đầu thế giới về dân chủ.
  • Chuyên môn hóa trong quá trình chuyển đổi và củng cố dân chủ
  • Đường lối thực hành các hoạt động của Câu lạc bộ, thông qua việc thực hiện các dự án với các kết quả thấy rõ.

Những hội viên hoạt động của Câu lạc bộ cung cấp kinh nghiệm cá nhân và chính trị của mình với tư cách cựu lãnh đạo quốc gia và chính phủ. Việc bổ nhiệm họ, dựa trên đề nghị của Ban giám đốc và đưọoc Đại hội đồng chấp thuận.

Những trao đổi trực tiếp với các nhà lãnh đạo quốc gia đương nhiệm trong tiến trình chuyển đổi dân chủ dựa trên tình trạng đồng cấp bậc chức vụ, cùng khả năng của hội viên để đưa ra một thông điệp chính xác vào đúng lúc thích hợp là hai trong những vố quý chủ yếu của câu lạc bộ. Trong ý nghĩa này, các hội viên của Câu lạc bộ cũng có thể giúp lôi kéo sự chú ý quốc tế rất cần thiết tập trung vào các nước mục tiêu và sử dụng công việc của các tổ chức khác nhằm thúc đẩy dân chủ.

Các hội viên của Câu lạc bộ được hỗ trợ bởi một mạng lưới các chuyên gia đẳng cấp thế giới làm việc cùng nhau để cung cấp sự trợ giúp về một loạt các vấn đề cải cách dân chủ. Câu lạc bộ Madrid gồm có 4 cơ quan điều hành và tư vấn:

  • Đại hội đồng
  • Ban giám đốc
  • Ban tổng thư ký
  • Ủy ban cố vấn

Danh sách các hội viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hội viên danh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]