Dương Xá

Dương Xá
Xã Dương Xá
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnGia Lâm
Địa lý
Tọa độ: 21°0′9″B 105°57′43″Đ / 21,0025°B 105,96194°Đ / 21.00250; 105.96194
Dương Xá trên bản đồ Hà Nội
Dương Xá
Dương Xá
Vị trí xã Dương Xá trên bản đồ Hà Nội
Dương Xá trên bản đồ Việt Nam
Dương Xá
Dương Xá
Vị trí xã Dương Xá trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,95 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng13.719 người[2]
Mật độ2.771 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính00571[3]

Dương Xá là một thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Dương Xá có diện tích 4.95 km², dân số năm 2022 là 13.719 người,[1][2] mật độ dân số đạt 2.771 người/km².

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Xá là xã phía Nam của huyện Gia Lâm giáp với tỉnh Hưng Yên (tại km11+135 trên quốc lộ 5A là ranh giới của xã cũng như của Hà Nội với tỉnh Hưng Yên). Dương Xá cách trung tâm thành phố Hà Nội 16 km về phía Đông Nam. Xã có vị trí như sau:

Đặc điểm

Xã Dương Xá nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, có nét đặc trưng vùng “tam giác” sông Hồng, sông Đuống (Thiên Đức) nên địa hình bằng phẳng. Đến nay, đất đai đồng ruộng Dương Xá còn đậm dấu tích quá trình bồi đắp phù sa của sông Nghĩa Giang - một nhánh lớn của sông Thiên Đức xưa, nay sông bị triệt dòng, đã và đang biến dạng thành một dải ao, hồ, chạy dọc theo đường Ỷ Lan, từ thôn Lời, xã Đặng Xá, qua xã Phú Thị, xã Dương Quang, xã Dương Xá, đến huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Dương Xá là một miền quê trù phú ở ven đô, cửa ngõ của Hà Nội tiếp giáp với Hưng Yên, ở đây cây cối xanh tươi, đường nhựa trải đến tận đầu ngõ mỗi phố, nước máy đã về đến từng hộ... Với những dự án du lịch sinh thái đã và đang hìn thành, mang lại cho vùng đất có truyền thông văn hóa lâu đời này nhiều khởi sắc mới.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Dương Xá Có 6 thôn là: Dương Đanh, Dương Đá, Dương Đình, Yên Bình, Thuận Quang, Thuận Tiến. Các cụm dân cư: Tập thể trại chăn nuôi (trại lợn), Nội thương (bán công), khu dân cư đường 5 (Phú Thụy), khu ga (ga Phú Thụy), khu Z176.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Dương Đanh, Dương Xá là nơi thờ sứ quân Lý Khuê

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn xã Dương Xá:

  • Đài điện ly - Tổng cục Bưu điện, nơi đặt nền mong cho ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam khởi sắc;
  • Đình Dương Đanh thờ tướng Lý Khuê thời 12 sứ quân; Khi tướng Lưu Cơ đánh chiếm căn cứ Siêu Loại ở Đình Tổ ông đã tháo chạy và hy sinh tại đây.
  • Đình Yên Bình hay đình Bằng cũng thờ sứ quân Lý Khuê và phu nhân.
  • Đền Ỷ Lan (hay đền Bà Tấm) thờ Nguyên phi Ỷ Lan.
  • Đền Phú Thị thôn Dương Đanh.
  • Di tích đình Thuận Quang thờ tướng quân Phùng Tùng có công dẹp loạn 12 sứ quân ở thời nhà Đinh.[4]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Xá có các tuyến đường bộ:

  • Quốc lộ 5A: Hà Nội - Hải Phòng (nút giao quốc lộ 5 với tỉnh lộ 179 tại lý trình km10 + 425 ngã tư Phú Thụy)
  • Tỉnh lộ 179: với điểm đầu đi từ dốc Lời (Đặng Xá) qua địa bàn xã tới dốc Văn Giang (đê tả Hồng - tỉnh lộ 378)

Các đường phố trên địa bàn xã:

  • Đường Nguyễn Bình
  • Đường Kiêu Kỵ
  • Đường Ỷ Lan
  • Đường Dương Xá

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với ga Phú Thụy

Hệ thống xe buýt: các tuyến 40, 52A, 52B, 69, 202, 204, 205, 208.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Xá là xã phát triển khá. Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp hầu như không còn, số rất ít còn lại ở rìa các khu dân cư bị bỏ hoang và trồng rau muống. Về các nghề phụ ở xã cũng khá phát triển: thôn Dương Đanh có nghề làm đậu phụ quen gọi là đậu dương và trồng nghệ bột nghệ đen vàng, thôn Đá có nghề xây dựng, làm bột nghệ; thôn Đình có nghề làm bánh quả, khu dân cư đường 5 (Phú Thụy) phát triển dịch vụ, thương mại, khu Nội thương gần nhiều trường giáo dục cũng phát triển mạnh vế dịch vụ. Thôn Thuận Quang có nghề phi, sấy hành, sản phẩm hành sấy của thôn Thuận Quang đã được đưa vào danh mục OCOP. Cụm công nghiệp với nhiều công ty lớn như: Stanley là tập đoàn sản xuất đèn xe máy, ô tô; Inax chuyên sản xuất đồ sứ vệ sinh, Vinamilk, nhựa Tú Phương...

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b “Thông báo 24/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 07/01/2022”. LuatVietnam. 7 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố đình Thuận Quang

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]