Bước tới nội dung

Hành tinh lang thang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Video mô tả một hành tinh lang thang tên là CFBDSIR J214947.2-040308.9.

Một hành tinh lang thang (còn được gọi là hành tinh trôi nổi tự do, hành tinh mồ côi, hành tinh liên thiên hà, hành tinh không có sao, hoặc hành tinh có khối lượng lớn) là một hành tinhkhối lượng lớn quay trực tiếp quanh thiên hà của nó. Những thiên thể này có thể đã bị đẩy ra hệ hành tinh của chúng hoặc hình thành mà chưa bao giờ bị ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của các ngôi sao.[1][2][3] Riêng dải Ngân Hà có tới hàng tỉ hành tinh lang thang.[4]

Một số hành tinh lang thang hình thành theo cách tương tự với sao, nên Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) đề xuất gọi các vật thể này là sao dưới lùn nâu.[5] Một ví dụ là Cha 110913-773444, có thể bị đẩy ra khỏi hệ hành tinh của nó hoặc tự hình thành tương tự như các sao dưới lùn nâu.[6] Hành tinh tự do gần Trái Đất nhất được phát hiện, WISE 0855−0714, nằm cách Trái Đất khoảng 7 năm ánh sáng, mặc dù nó rất có thể là một sao dưới lùn nâu.[7]

Các quan sát gần đây về một hành tinh tự do, OTS 44 của Kính thiên văn không gian HerschelKính thiên văn rất lớn thấy rằng sự hình thành của các hành tinh thế này bị cô lập. Các quan sát hồng ngoại của kính Herschel cho thấy vật thể này được bao quanh bởi một đĩa gấp ít nhất là 10 lần khối lượng Trái Đất, và có thể tạo thành một hệ hành tinh nhỏ.[8] Các quan sát quang phổ đối với OTS 44 bằng SINFONI của Kính thiên văn rất lớn cho thấy đĩa này có chứa nhiều vật chất, tương tự với các ngôi sao trẻ.[8] Vào tháng 12 năm 2013, một giả thuyết về ngoại mặt trăng của một hành tinh lang thang (MOA-2011-BLG-262) đã được công bố.[9]

Vào tháng 10 năm 2020, OGLE-2016-BLG-1928, một hành tinh lang thang có khối lượng Trái Đất, được phát hiện trong dải Ngân Hà.[10][11][12]

Minh họa một hành tinh lang thang có kích thước tương đương Sao Mộc

Hầu hết các phương pháp tìm kiếm các ngoại hành tinh dựa vào quỹ đạo của các hành tinh qua ngôi sao chủ, nhưng vì hành tinh lang thang không có sao chủ nên không thể dùng các phương pháp như vậy để tìm các hành tinh này. Hai phương pháp được sử dụng là tìm kiếm lực hấp dẫn và hình ảnh trực tiếp.[cần dẫn nguồn] Hình ảnh trực tiếp cho phép các nhà thiên văn học quan sát nó lâu dài. Tuy nhiên chỉ có các vật thể lớn và trẻ mới có thể được quan sát bằng cách này vì những vật thể nhỏ hơn hoặc già hơn không có đủ bức xạ để cho các kính viễn vọng trên Trái Đất nhìn thấy. Mặt khác, do không có ánh sáng của sao chủ nên các hành tinh lang thang rất khó tìm thấy.[cần dẫn nguồn] Khi một vật thể đi qua một ngôi sao, lực hấp dẫn của vật thể tạm thời làm thay đổi bất thường lực hấp dẫn của ngôi sao đó. Nó được phát hiện bởi các phép đo lực hấp dẫn. Nó không thể được quan sát liên tục vì vật thể này đang đi qua ngôi sao, nhưng nó giúp phát hiện nhanh các hành tinh lang thang hơn là các hình ảnh trực tiếp.

Nhà thiên văn học Takahiro Sumi của Đại học Osaka, Nhật Bản và các đồng nghiệp tại nhóm quan sát Khuếch đại siêu nhỏ thuộc Viện Vật lý học thiên thể (MOA) và các nghiên cứu về chiếu xạ quang học (OGLS), đã xuất bản nghiên cứu của họ vào năm 2011. Họ sử dụng kính thiên văn MOA-II dài 1,8 mét tại Đài Quan sát Núi John, New Zealand và kính thiên văn dài 1,3 mét của Đại học Warsaw tại Đài Quan sát Las Campanas, Chile để quan sát hơn 50 triệu ngôi sao trong dải Ngân Hà. Họ đã phát hiện 474 vật thể bằng khuếch đại siêu nhỏ, trong đó có 10 hành tinh có kích thước tương đương với Sao Mộc mà không quay quanh sao chủ. Các nhà nghiên cứu ước tính từ quan sát của họ là trung bình có hai hành tinh lang thang trên số ngôi sao trong Ngân Hà.[13][14][15] Các ước tính khác cho ra con số lớn hơn, số hành tinh lang thang nhiều hơn 100.000 lần số ngôi sao trong Ngân Hà, mặc dù nghiên cứu này bao gồm các vật thể giả định nhỏ hơn nhiều so với Sao Mộc.[16] Vào tháng 11 năm 2012, các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh lang thang cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng.[17] Một nghiên cứu vào năm 2017 của Przemek Mróz thuộc Đài quan sát Đại học Warsaw và các đồng nghiệp, với số liệu thống kê lớn hơn gấp sáu lần so với nghiên cứu năm 2011, chỉ ra giới hạn trên đối với các hành tinh bay tự do hoặc quỹ đạo rộng có khối lượng Sao Mộc là 0,25 hành tinh trên mỗi sao dãy chính trong dải Ngân Hà.[18]

Các hành tinh lang thang không xác định gần Trái Đất bao gồm WISE 0855−0714 ở khoảng cách 7,27 ± 0,13 năm ánh sáng.[7]

Vào tháng 9 năm 2020, các nhà thiên văn học sử dụng kỹ thuật khuếch đại siêu nhỏ đã báo cáo lần đầu tiên việc phát hiện một hành tinh lang thang có khối lượng Trái đất (tên là OGLE-2016-BLG-1928) không bị ràng buộc với bất kỳ ngôi sao nào và trôi nổi tự do trong dải Ngân Hà.[10][11][19]

Giữ nhiệt trong không gian giữa các sao

[sửa | sửa mã nguồn]
Phác hoạ về một hành tinh lang thang của A. Stelter

Các hành tinh nằm giữa các sao thường phát ra ít nhiệt lượng cũng như chúng không nóng bằng một ngôi sao.[20] Năm 1998, David J. Stevenson đã lý thuyết hóa rằng các vật thể có kích thước tương đương một hành tinh bay vào không gian lạnh rộng lớn giữa các ngôi sao có thể duy trì một bầu khí quyển dày đặc mà không bị đóng băng. Ông cho rằng các bầu khí quyển này được bảo vệ bởi bức xạ hồng ngoại gây ra từ một bầu khí quyển chứa đầy hydro.[21]

Người ta còn ước tính rằng trong quá trình hình thành hệ hành tinh, một số thiên thể tiền hành tinh nhỏ có thể bị đẩy ra khỏi hệ hành tinh.[22] Với sự giảm đi tia cực tím mà thông thường sẽ chiếm đa số trong các thành phần nhẹ hơn của bầu khí quyển, do khoảng cách với sao chủ tăng, bầu khí quyển sẽ chủ yếu là hydroheli, sẽ dễ dàng hạn chế ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của một vật thể có kích thước tương đương Trái Đất.[21]

Người ta tính toán rằng, đối với một vật thể có kích cỡ Trái Đất với một kilobar áp suất khí quyểnhydro, trong đó một quá trình đoạn nhiệt hình thành, năng lượng địa nhiệt phân rã đồng vị phóng xạ cốt lõi còn lại sẽ duy trì nhiệt độ bề mặt bằng với điểm nóng chảy của nước.[21] Do đó, người ta đề xuất rằng những hành tinh này vẫn có thể hoạt động địa chất trong một thời gian dài, tạo ra một bầu khí quyển bảo vệ hành tinh tương tự như từ quyển của Trái Đất, có khả năng các núi lửa dưới đáy biển cung cấp một nguồn năng lượng tối thiểu cho sự sống dưới nước.[21] Về mặt lý thuyết, con người có thể sống trên một hành tinh mà không cần ánh sáng mặt trời, dù cho các nguồn lương thực khá hạn chế. Các nhà khoa học thừa nhận các thiên thể này khó phát hiện do bức xa nhiệt và bức xạ nano cực tím từ tầng thấp hơn của khí quyển yếu, mặc dù các nghiên cứu sau đó cho rằng bức xạ Mặt Trờiphản xạ nhiệt và các phát xạ nhiệt hồng ngoại xa lên một vật thể có thể được phát hiện nếu vật thể đó nằm cách Trái Đất khoảng 1000 đơn vị thiên văn (AU).[23] Một nghiên cứu cho thấy 5% hành tinh lang thang với kích cỡ Trái Đất sẽ có thể giữ lại vệ tinh tự nhiên. Một vệ tinh lớn đóng vai trò quan trọng trong khóa thủy triều.[24]

Đĩa tiền hành tinh của sao dưới lùn nâu?

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần đây[khi nào?], người ta đã phát hiện[ai?] một số ngoại hành tinh như 2M1207b quay quanh sao lùn nâu 2M1207, có một đĩa mảnh vụn. Nếu một số vật thể giữa các sao lớn gọi là sao (sao dưới lùn nâu), thì các mảnh vụn này có thể hợp lại thành một hành tinh, có nghĩa đĩa này là đĩa tiền hành tinh. Còn nếu những vật thể này xem là hành tinh thì các mảnh vụn hợp lại làm vệ tinh. Thuật ngữ "sao lùn nâu" chỉ các ngôi sao có khối lượng nằm giữa sao và hành tinh.[cần dẫn nguồn]

Danh sách những vật thể đã biết hoặc có thể là hành tinh lang thang

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng dưới đây liệt kê các hành tinh lang thang, đã xác nhận hay còn đang nghi ngờ, đều đã được phát hiện. Chưa rõ liệu những hành tinh này đã từng có quỹ đạo quanh một ngôi sao nào đó, hay có quỹ đạo quanh thiên hà và hình thành riêng lẻ dưới dạng sao dưới lùn nâu.[cần dẫn nguồn] Hiện vẫn chưa rõ các hành tinh lang thang có khối lượng đặc biệt thấp (chẳng hạn như OGLE-2012-BLG-1323KMT-2019-BLG-2073) có khả năng tự hình thành hay không.

Ngoại hành tinh Khối lượng

(MJ)

Tuổi (Myr) Khoảng cách (ly) Trạng thái Khám phá
OTS 44 ~11,5 0,5-3 554 Có thể là sao lùn nâu khối lượng thấp[25] 1998
S Ori 52 2-8 1-5 1150 Tuổi và khối lượng không chắc chắn; có thể là một sao lùn nâu 2000[26]
S Ori 70 2002
Cha 110913-773444 5-15 ~2 529 Chưa xác định 2004[27]
SIMP J013656.5+093347 11-13 ~200 20-22 Chưa xác định 2006[28][29]
UGPS J072227.51-054031.2 5-40 13 Khối lượng không chắc chắn 2010
M10-4450 2-3 325 Chưa xác định 2010[30]
WISE 1828+2650 3-6 hoặc 0,5-20 2-4 hoặc 0,1-10 47 2011
CFBDSIR 2149-0403 4-7 110-130 117-143 Chưa xác định 2012[31]
WISE 0535−7500 47 2012
MOA-2011-BLG-262 ~4 Có thể là sao lùn đỏ 2013
PSO J318.5-22 5,5-8 21-27 80 Xác nhận 2013[32]
2MASS J2208+2921 11-13 21-27 115 Chưa xác định; vận tốc xuyên tâm cần thiết 2014[33]
WISE J1741-4642 4-21 23-130 Chưa xác định 2014[34]
WISE 0855−0714 3-10 >1.000 7,1 Tuổi không chắc chắn; nhưng già do vật thể lân cận mặt trời;[35] Không xác định ngay cả với độ tuổi già là 12 Gyrs (tuổi của vũ trụ là 13,7 Gyrs) 2014[36]
2MASS J12074836–3900043 11-13 7-13 200 Chưa xác định; khoảng cách cần thiết 2014[37]
SIMP J2154–1055 9-11 30–50 63 Thắc mắc về tuổi[38] 2014[39]
SDSS J111010.01+011613.1 10-12 110-130 63 Xác nhận 2015[40]
2MASS J11193254–1137466 AB 4-8 7-13 ~90 Chưa xác định 2016[41]
WISEA 1147 5-13 7-13 ~100 Chưa xác định 2016[42]
2MASS J1119–1137 4-8 7-13 94 Chưa xác định; khoảng cách cần thiết 2016[43]
OGLE-2012-BLG-1323 0,007245-0,07245 Chưa xác định; khoảng cách cần thiết 2017[44][45][46]
OGLE-2017-BLG-0560 1,9-20 Chưa xác định; khoảng cách cần thiết 2017[44][45][46]
MOA-2015-BLG-337L 9,85 23,156 Thay vào đó có thể là một sao lùn nâu đôi 2018[47]
KMT-2019-BLG-2073 0,19 Chưa xác định; khoảng cách cần thiết 2020[48]
OGLE-2016-BLG-1928 0,001-0,006 30.000-180.000 Chưa xác định 2020[49]
WISE J0830+2837 4-13 >1.000 31,3-42,7 Tuổi không chắc chắn, nhưng già vì vận tốc cao (Vtan cao là dấu hiệu của một quần thể sao già), Chưa xác định nếu trẻ hơn 10 Gyrs 2020[50]
OGLE-2019-BLG-0551 0,0242 Thiếu đặc điểm[51] 2020[51]

Hành tinh lang thang trong văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn tiểu thuyết của Geogre R. R. Martin năm 1977 Dying of the Light với cốt truyện tập trung vào một hành tinh lang thang tên là Worlorn khi nó đi vào một hệ sao gần đó.

Bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ Star Trek: Enterprises đã phát sóng một tập phim vào ngày 20 tháng 3 năm 2002 với tựa đề Rogue Planet, nơi một phi hành đoàn gặp một hành tinh lang thang trong vũ trụ. Do luồng gió tấn xích đạo của hành tinh đó, đủ nhiệt và oxi cho phi hành đoàn sống sót và khám phá khám phá khu vực mà không cần EVA phù hợp.

Cuốn tiểu thuyết Dark Eden năm 2012 của tác giả người Anh Chros Beckett có nói về một hành tinh lang thang tên là "Eden" có hậu duệ của một người phụ nữ và một người đàn ông mắc kẹt ở đó hơn 200 năm trước đó.

Trong phim Melancholia của Lars von Trier, với cốt truyện là một hành tinh lang thang phá hủy Trái Đất.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shostak, Seth (24 tháng 2 năm 2005). “Orphan Planets: It's a Hard Knock Life”. Space.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Lloyd, Robin (2001-04-18). Free-Floating Planets – British Team Restakes Dubious Claim. Space.com, 18 tháng 4 năm 2001. Truy cập vào 2009-02-05 từ http://www.space.com/scienceastronomy/astronomy/free_floaters_010403-1.html. Lưu trữ 2008-10-13 tại Wayback Machine
  3. ^ Không rõ tác giả (2001-04-18). Orphan 'planet' findings challenged by new model. NASA Astrobiology, 18 tháng 4 năm 2001. Truy cập vào 2009-02-05 từ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết).
  4. ^ Neil deGrasse Tyson trong Cosmos: A Spacetime Odyssey được đề cập bởi National Geographic Lưu trữ 2014-03-13 tại Wayback Machine
  5. ^ Working Group on Extrasolar Planets – Definition of a "Planet" Tuyên bố định nghĩa về "Hành tinh" (IAU) Lưu trữ 2006-09-16 tại Wayback Machine
  6. ^ “Rogue planet find makes astronomers ponder theory”. edition.cnn.com. 6 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b Luhman, K. L.; Esplin, T. L. (ngày 6 tháng 9 năm 2016). “THE SPECTRAL ENERGY DISTRIBUTION OF THE COLDEST KNOWN BROWN DWARF”. The Astronomical Journal (bằng tiếng Anh). 152 (3): 78. doi:10.3847/0004-6256/152/3/78. ISSN 1538-3881.
  8. ^ a b Joergens, V.; Bonnefoy, M.; Liu, Y.; Bayo, A.; Wolf, S.; Chauvin, G.; Rojo, P. (2013). “OTS 44: Disk and accretion at the planetary border”. Astronomy & Astrophysics. 558 (7): L7. arXiv:1310.1936. Bibcode:2013A&A...558L...7J. doi:10.1051/0004-6361/201322432.
  9. ^ Bennett, D. P.; Batista, V.; Bond, I. A.; Bennett, C. S.; Suzuki, D.; Beaulieu, J.-P.; Udalski, A.; Donatowicz, J.; Abe, F. (ngày 7 tháng 4 năm 2014). “A Sub-Earth-Mass Moon Orbiting a Gas Giant Primary or a High Velocity Planetary System in the Galactic Bulge”. The Astrophysical Journal. 785 (2): 155. doi:10.1088/0004-637X/785/2/155. ISSN 0004-637X.
  10. ^ a b Gough, Evan (1 tháng 10 năm 2020). “A Rogue Earth-Mass Planet Has Been Discovered Freely Floating in the Milky Way Without a Star”. Universe Today (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  11. ^ a b Mróz, Przemek; Poleski, Radosław; Gould, Andrew; Udalski, Andrzej; Sumi, Takahiro; Szymański, Michał K.; Soszyński, Igor; Pietrukowicz, Paweł; Kozłowski, Szymon (ngày 29 tháng 10 năm 2020). “A Terrestrial-mass Rogue Planet Candidate Detected in the Shortest-timescale Microlensing Event”. The Astrophysical Journal Letters. 903 (1): L11. doi:10.3847/2041-8213/abbfad. ISSN 2041-8205.
  12. ^ Redd, Nola Taylor. “Rogue Rocky Planet Found Adrift in the Milky Way”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  13. ^ 'Homeless' Planets May Be Common in Our Galaxy”. www.science.org (bằng tiếng Anh). 18 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  14. ^ “Planets that have no stars: New class of planets discovered”. Science X (bằng tiếng Anh). 18 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  15. ^ Sumi, T.; Kamiya, K.; Bennett, D. P.; Bond, I. A.; Abe, F.; Botzler, C. S.; Fukui, A.; Furusawa, K.; Hearnshaw, J. B. (ngày 18 tháng 5 năm 2011). “Unbound or distant planetary mass population detected by gravitational microlensing”. Nature (bằng tiếng Anh). 473 (7347): 349–352. doi:10.1038/nature10092. ISSN 1476-4687.
  16. ^ Andy Freeberg (23 tháng 2 năm 2012). “Researchers say galaxy may swarm with 'nomad planets'. Stanford University (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  17. ^ (BBC) (Astron. & Asrophys.)
  18. ^ Mróz, Przemek; Udalski, Andrzej; Skowron, Jan; Poleski, Radosław; Kozłowski, Szymon; Szymański, Michał K.; Soszyński, Igor; Wyrzykowski, Łukasz; Pietrukowicz, Paweł (ngày 24 tháng 7 năm 2017). “No large population of unbound or wide-orbit Jupiter-mass planets”. Nature (bằng tiếng Anh). 548 (7666): 183–186. doi:10.1038/nature23276. ISSN 1476-4687.
  19. ^ Redd, Nola Taylor (19 tháng 10 năm 2020). “Rogue Rocky Planet Found Adrift in the Milky Way”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  20. ^ Sean Raymond (ngày 9 tháng 4 năm 2005). “Life in the dark” (bằng tiếng Anh). Aeon. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016.
  21. ^ a b c d Stevenson, David J.; Stevens, CF (ngày 1 tháng 7 năm 1999). “Life-sustaining planets in interstellar space?”. Nature. 400 (6739): 32. Bibcode:1999Natur.400...32S. doi:10.1038/21811. PMID 10403246.
  22. ^ Lissauer, J.J. (1987). “Timescales for Planetary Accretion and the Structure of the Protoplanetary disk”. Icarus. 69 (2): 249–265. Bibcode:1987Icar...69..249L. doi:10.1016/0019-1035(87)90104-7.
  23. ^ Dorian S. Abbot; Eric R. Switzer (ngày 2 tháng 6 năm 2011). “The Steppenwolf: A proposal for a habitable planet in interstellar space”. The Astrophysical Journal. 735: L27. arXiv:1102.1108. Bibcode:2011ApJ...735L..27A. doi:10.1088/2041-8205/735/2/L27.
  24. ^ Debes, John H.; Steinn Sigurðsson (ngày 20 tháng 10 năm 2007). “The Survival Rate of Ejected Terrestrial Planets with Moons”. The Astrophysical Journal Letters. 668 (2): L167–L170. arXiv:0709.0945. Bibcode:2007ApJ...668L.167D. doi:10.1086/523103.
  25. ^ Luhman, Kevin L. (ngày 10 tháng 2 năm 2005). “Spitzer Identification of the Least Massive Known Brown Dwarf with a Circumstellar Disk”. Astrophysical Journal Letters. 620 (1): L51–L54. arXiv:astro-ph/0502100. Bibcode:2005ApJ...620L..51L. doi:10.1086/428613.
  26. ^ Zapatero Osorio, M. R. (ngày 6 tháng 10 năm 2000). “Discovery of Young, Isolated Planetary Mass Objects in the σ Orionis Star Cluster”. Science. 290: 103. Bibcode:2000Sci...290..103Z. doi:10.1126/science.290.5489.103.
  27. ^ Luhman, Kevin L. (ngày 10 tháng 12 năm 2005). “Discovery of a Planetary-Mass Brown Dwarf with a Circumstellar Disk”. Astrophysical Journal Letters. 635: 93L. arXiv:astro-ph/0511807. Bibcode:2005ApJ...635L..93L. doi:10.1086/498868.
  28. ^ Artigau, Étienne; Doyon, René; Lafrenière, David; Nadeau, Daniel; Robert, Jasmin; Albert, Loïc (ngày 12 tháng 10 năm 2006). “Discovery of the Brightest T Dwarf in the Northern Hemisphere”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 651 (1): L57. doi:10.1086/509146. ISSN 0004-637X.
  29. ^ Gagné, Jonathan; Faherty, Jacqueline K.; Burgasser, Adam J.; Artigau, Étienne; Bouchard, Sandie; Albert, Loïc; Lafrenière, David; Doyon, René; Gagliuffi, Daniella C. Bardalez (tháng 5 năm 2017). “SIMP J013656.5$\mathplus$093347 Is Likely a Planetary-mass Object in the Carina-Near Moving Group”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 841 (1): L1. doi:10.3847/2041-8213/aa70e2. ISSN 2041-8205.
  30. ^ Marsh, Kenneth A. (ngày 1 tháng 2 năm 2010). “A Young Planetary-Mass Object in the ρ Oph Cloud Core”. Astrophysical Journal Letters. 709: L158. arXiv:0912.3774. Bibcode:2010ApJ...709L.158M. doi:10.1088/2041-8205/709/2/L158.
  31. ^ Delorme, Philippe (ngày 25 tháng 9 năm 2012). “CFBDSIR2149-0403: a 4-7 Jupiter-mass free-floating planet in the young moving group AB Doradus?”. Astronomy & Astrophysics. 548A: 26. arXiv:1210.0305. Bibcode:2012A&A...548A..26D. doi:10.1051/0004-6361/201219984.
  32. ^ Liu, Michael C. (ngày 10 tháng 11 năm 2013). “The Extremely Red, Young L Dwarf PSO J318.5338-22.8603: A Free-floating Planetary-mass Analog to Directly Imaged Young Gas-giant Planets”. Astrophysical Journal Letters. 777 (1): L20. arXiv:1310.0457. Bibcode:2013ApJ...777L..20L. doi:10.1088/2041-8205/777/2/L20.
  33. ^ Gagné, Jonathan (ngày 10 tháng 3 năm 2014). “BANYAN. II. Very Low Mass and Substellar Candidate Members to Nearby, Young Kinematic Groups with Previously Known Signs of Youth”. Astrophysical Journal. 783: 121. arXiv:1312.5864. Bibcode:2014ApJ...783..121G. doi:10.1088/0004-637X/783/2/121.
  34. ^ Schneider, Adam C. (ngày 9 tháng 1 năm 2014). “Discovery of the Young L Dwarf WISE J174102.78-464225.5”. Astronomical Journal. 147: 34. arXiv:1311.5941. Bibcode:2014AJ....147...34S. doi:10.1088/0004-6256/147/2/34.
  35. ^ Zapatero Osorio, M. R.; Lodieu, N.; Béjar, V. J. S.; Martín, Eduardo L.; Ivanov, V. D.; Bayo, A.; Boffin, H. M. J.; Muzic, K.; Minniti, D.; Beamín, J. C. (ngày 1 tháng 8 năm 2016). “Near-infrared photometry of WISE J085510.74-071442.5”. Astronomy and Astrophysics. 592: A80. arXiv:1605.08620. Bibcode:2016A&A...592A..80Z. doi:10.1051/0004-6361/201628662. ISSN 0004-6361.
  36. ^ Luhman, Kevin L. (ngày 10 tháng 5 năm 2014). “Discovery of a ~250 K Brown Dwarf at 2 pc from the Sun”. Astrophysical Journal Letters. 786: L18. arXiv:1404.6501. Bibcode:2014ApJ...786L..18L. doi:10.1088/2041-8205/786/2/L18.
  37. ^ Gagné, Jonathan (ngày 10 tháng 4 năm 2014). “The Coolest Isolated Brown Dwarf Candidate Member of TWA”. Astrophysical Journal Letters. 785 (1): L14. arXiv:1403.3120. Bibcode:2014ApJ...785L..14G. doi:10.1088/2041-8205/785/1/L14.
  38. ^ Liu, Michael C. (ngày 9 tháng 12 năm 2016). “The Hawaii Infrared Parallax Program. II. Young Ultracool Field Dwarfs”. Astrophysical Journal. 833: 96. arXiv:1612.02426. Bibcode:2016ApJ...833...96L. doi:10.3847/1538-4357/833/1/96.
  39. ^ Gagné, Jonathan (ngày 1 tháng 9 năm 2014). “SIMP J2154-1055: A New Low-gravity L4β Brown Dwarf Candidate Member of the Argus Association”. Astrophysical Journal Letters. 792: L17. arXiv:1407.5344. Bibcode:2014ApJ...792L..17G. doi:10.1088/2041-8205/792/1/L17.
  40. ^ Gagné, Jonathan (ngày 20 tháng 7 năm 2015). “SDSS J111010.01+011613.1: A New Planetary-mass T Dwarf Member of the AB Doradus Moving Group”. Astrophysical Journal Letters. 808: L20. arXiv:1506.04195. Bibcode:2015ApJ...808L..20G. doi:10.1088/2041-8205/808/1/L20.
  41. ^ Kellogg, Kendra; Metchev, Stanimir; Gagné, Jonathan; Faherty, Jacqueline (tháng 4 năm 2016). “THE NEAREST ISOLATED MEMBER OF THE TW HYDRAE ASSOCIATION IS A GIANT PLANET ANALOG”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 821 (1): L15. doi:10.3847/2041-8205/821/1/L15. ISSN 2041-8205.
  42. ^ Schneider, Adam C. (ngày 21 tháng 4 năm 2016). “WISEA J114724.10-204021.3: A Free-floating Planetary Mass Member of the TW Hya Association”. Astrophysical Journal Letters. 822 (1): L1. arXiv:1603.07985. Bibcode:2016ApJ...822L...1S. doi:10.3847/2041-8205/822/1/L1.
  43. ^ Kellogg, Kendra (ngày 11 tháng 4 năm 2016). “The Nearest Isolated Member of the TW Hydrae Association is a Giant Planet Analog”. Astrophysical Journal Letters. 821 (1): L15. arXiv:1603.08529. Bibcode:2016ApJ...821L..15K. doi:10.3847/2041-8205/821/1/L15.
  44. ^ a b Becky Ferreira (ngày 9 tháng 11 năm 2018). “Rare Sighting of Two Rogue Planets That Do Not Orbit Stars”. Motherboard. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  45. ^ a b Jake Parks (ngày 16 tháng 11 năm 2018). “These Two New 'Rogue Planets' Wander the Cosmos Without Stars”. Discover Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  46. ^ a b Jake Parks (ngày 15 tháng 11 năm 2018). “Two free-range planets found roaming the Milky Way in solitude”. Astronomy Magazine. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  47. ^ “Exoplanet-catalog”. Exoplanet Exploration: Planets Beyond our Solar System. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ Kim, Hyoun-Woo; Hwang, Kyu-Ha; Gould, Andrew; Yee, Jennifer C.; Ryu, Yoon-Hyun; Albrow, Michael D.; Chung, Sun-Ju; Han, Cheongho; Jung, Youn Kil (ngày 14 tháng 7 năm 2020). "KMT-2019-BLG-2073: Fourth Free-Floating-Planet Candidate with $\theta_\rm E < 10 \rm\mu as$". arΧiv:2007.06870 [astro-ph.EP]. 
  49. ^ Mróz, Przemek; Poleski, Radosław; Gould, Andrew; Udalski, Andrzej; Sumi, Takahiro; Szymański, Michał K.; Soszyński, Igor; Pietrukowicz, Paweł; Kozłowski, Szymon; Skowron, Jan; Ulaczyk, Krzysztof; Albrow, Michael D.; Chung, Sun-Ju; Han, Cheongho; Hwang, Kyu-Ha; Jung, Youn Kil; Kim, Hyoun-Woo; Ryu, Yoon-Hyun; Shin, In-Gu; Shvartzvald, Yossi; Yee, Jennifer C.; Zang, Weicheng; Cha, Sang-Mok; Kim, Dong-Jin; Kim, Seung-Lee; Lee, Chung-Uk; Lee, Dong-Joo; Lee, Yongseok; Park, Byeong-Gon; và đồng nghiệp (2020), “A terrestrial-mass rogue planet candidate detected in the shortest-timescale microlensing event”, The Astrophysical Journal, 903 (1): L11, arXiv:2009.12377, Bibcode:2020ApJ...903L..11M, doi:10.3847/2041-8213/abbfad, S2CID 221971000
  50. ^ Bardalez Gagliuffi, Daniella C.; Faherty, Jacqueline K.; Schneider, Adam C.; Meisner, Aaron; Caselden, Dan; Colin, Guillaume; Goodman, Sam; Kirkpatrick, J. Davy; Kuchner, Marc; Gagné, Jonathan; Logsdon, Sarah E. (ngày 1 tháng 6 năm 2020). “WISEA J083011.95+283716.0: A Missing Link Planetary-mass Object”. The Astrophysical Journal. 895 (2): 145. arXiv:2004.12829. Bibcode:2020ApJ...895..145B. doi:10.3847/1538-4357/ab8d25. S2CID 216553879.
  51. ^ a b A free-floating or wide-orbit planet in the microlensing event OGLE-2019-BLG-0551, 2020, arXiv:2003.01126

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]