Hội thao quân sự quốc tế 2015

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội thao quân sự quốc tế 2015
I Армейские международные игры
Quốc gia tham dự17
Vận động viên tham dựHơn 2.000
Các sự kiện14 cuộc thi quốc tế
Lễ khai mạc1 tháng 8
Lễ bế mạc15 tháng 8
Tuyên bố khai mạc bởiSergey Kuzhugetovich Shoygu
(Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga)
Tuyên bố bế mạc bởiSergey Kuzhugetovich Shoygu
(Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga)
Địa điểm chínhAlabino
(Lễ khai mạc và lễ bế mạc)
Trang webTrang web chính thức
2016  >

Hội thao quân sự quốc tế 2015 (tiếng Anh: 2015 International Army Games), chính thức được gọi là Hội thao quân sự quốc tế lần thứ nhất, ARMY 2015 hoặc Army Games 2015, là lần đầu tiên tổ chức của Hội thao quân sự quốc tế – một sự kiện thể thao quân sự đa quốc gia được tổ chức trên lãnh thổ Liên bang Nga dựa theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Kuzhugetovich Shoygu.

Ngày 1 tháng 8 năm 2015, lễ khai mạc Hội thao quân sự quốc tế 2015 chính thức diễn ra và được tổ chức tại thao trường Alabino (Moskva). Các cuộc thi quốc tế được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 8 tại 11 khu vực huấn luyện quân sự nằm trong ba quân khu của Liên bang Nga. Sự kiện có tổng cộng 14 cuộc thi huấn luyện diễn ra trên thực địa, trên biển và trên không.[1]

Sự kiện có sự tham dự của các đội đại diện cho 17 quốc gia (Ai Cập, Angola, Armenia, Azerbaijan, Ấn Độ, Belarus, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga, Nicaragua, Pakistan, Serbia, Tajikistan, Trung Quốc, Venezuela).[2] Nhiều quan sát viên đến từ các quốc gia khác nhau cũng tham dự. Các đội tham gia với quy mô lớn nhất, ngoại trừ đội chủ nhà Nga, đều đến từ Trung Quốc và Belarus. Quân đội Trung Quốc tham gia 12 cuộc thi, trong khi đó quân đội Belarus tham gia 9 cuộc thi.[3] Tổng cộng có hơn 2.000 quân nhân đã tham gia sự kiện.

Lễ bế mạc Hội thao quân sự quốc tế 2015 diễn ra tại Alabino vào ngày 15 tháng 8 năm 2015, cùng thời điểm với chặng cuối cùng của cuộc thi Tank biathlon.

Danh sách các quốc gia tham dự sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia tham dự lần đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia tham dự với tư cách quan sát viên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các cuộc thi[sửa | sửa mã nguồn]

Tank biathlon[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng cuộc thi Tank biathlon tại các kỳ Hội thao quân sự quốc tế

Các đội thi đến từ 13 quốc gia khác nhau tham dự cuộc thi Tank biathlon được tổ chức tại thao trường Alabino, bao gồm: Angola, Armenia, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga, Nicaragua, Serbia, Tajikistan, Trung Quốc, Venezuela.[4]

Tất cả các đội tham dự đều dùng xe tăng T-72B3 do nước chủ nhà Nga cung cấp, riêng đội Trung Quốc dùng xe tăng Type 96A của họ. Theo kết quả chung cuộc, Nga xuất sắc đứng đầu, Trung Quốc đứng thứ hai, Serbia đứng thứ ba và Kazakhstan đứng thứ tư.

Clear Sky[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi được tổ chức tại sân tập Yeisk trên bờ biển Azov.[5] Các đội thi đến từ Nga, Venezuela, Trung Quốc, Pakistan, BelarusAi Cập đã tham gia. Các tổ đội pháo phòng khôngtên lửa phòng không tiến hành thi đua về tốc độ hoàn thành bài thi, tiêu chuẩn về vị trí bắn và độ nhắm bắn chính xác khi thực hiện nhiệm vụ bắn.[6]

Masters of Artillery Fire[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực tổ chức thi đấu của Hội thao quân sự quốc tế

Cuộc thi được tổ chức tại thao trường bắn pháo Shirokiy Karamysh ở thành phố Saratov của tỉnh Saratov. Khu vực thi đấu nằm cách làng Ivanovsky 3 km về phía Tây Nam.

Phạm vi thi đấu có lộ trình dài 5 km với các chướng ngại vật (chướng ngại nước, cầu đường ray, đụn cát, đoạn chướng ngại vật nổ, đoạn dốc 2,9 mét, gò đất 6,7 mét, đoạn đường có các khúc cua được đánh dấu) và hai khu vực bắn - bắn mục tiêu giả định bằng súng cối và bắn mục tiêu giả định bằng súng phóng lựu.

Tất cả các đội thi (trừ BelarusTrung Quốc) đều sử dụng súng cối 2S12 "Sani" và vận chuyển bằng xe tải quân sự Ural-43206. Đội Belarus thực hiện vận chuyển súng cối trên xe Volat (MZKT-500200) được sản xuất bởi MZKT. Đội Trung Quốc thực hiện vận chuyển súng cối trên xe PLL-05.

Theo kết quả thi đấu, đội Nga giành vị trí thứ nhất, đội Trung Quốc giành vị trí thứ hai và đội Belarus giành vị trí thứ ba.[3][7]

Aviadarts[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng cuộc thi Aviadarts tại các kỳ Hội thao quân sự quốc tế

Cuộc thi được tổ chức tại sân tập Dubrovichi ở tỉnh Ryazan. Các quốc gia tham dự gồm Belarus, Kazakhstan, Trung QuốcNga. Tổng cộng có hơn 100 phi công đã tham gia tranh tài tại cuộc thi này, ngoài ra có 12 loại máy bay trực thăng khác nhau cũng như ba sân bay quân sự ở các khu vực Ryazan, BryanskKaluga được sử dụng trong cuộc thi.


Open water[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi được diễn ra trên sông Oka ở ngoại ô thành phố Murom của tỉnh Vladimir. Open water dành cho các đơn vị công binh cầu phà. Các phân khu đến từ Belarus, Trung QuốcNga đã tham gia. Các binh sĩ đã thể hiện những kỹ năng tốt nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn khi tiến hành trinh sát kỹ thuật vượt chướng ngại vật, điều khiển xe lội nước và vận chuyển khí tài bằng phà.[8]

Safe route[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng cuộc thi Safe route tại các kỳ Hội thao quân sự quốc tế

Cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện thể thao quân sự, mục đích của cuộc thi là xác định những người xuất sắc nhất trong các đơn vị công binh rà phá bom mìn.[9] Cuộc thi được tổ chức trên cơ sở trung tâm đào tạo liên khu vực đặc biệt thứ 210 dành cho các binh sĩ công binh ở thành phố Kstovo của tỉnh Nizhny Novgorod.

Suvorov Attack[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi được tổ chức tại thao trường Alabino. Cuộc thi này dành cho các quân nhân được trang bị xe chiến đấu bộ binh. Nội dung cuộc thi bao gồm kiểm tra kỹ năng điều khiển xe chiến đấu bộ binh trong điều kiện khó khăn, vượt chướng ngại vật cũng như độ nhắm bắn chính xác của các loại vũ khí tiêu chuẩn khi bắn các mục tiêu giả định. Trong cuộc thi này, các loại xe chiến đấu bộ binh được sử dụng là BMP-2 (Nga,Venezuela) và WZ501 (Trung Quốc).

Caspian Cup (Sea Cup)[sửa | sửa mã nguồn]

Masters of Armored Vehicles[sửa | sửa mã nguồn]

Excellence Troop Intelligence[sửa | sửa mã nguồn]

Сuộc thi được tổ chức gần Novosibirsk.

Field Kitchen[sửa | sửa mã nguồn]

Các đầu bếp và chuyên gia từ một số quốc gia đã tranh tài trong cuộc thi này.

Bảng xếp hạng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Армейские международные игры: Министерство обороны Российской Федерации
  2. ^ “Армейские международные игры 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ a b c “Беларусь вошла в тройку лидеров по итогам первых Международных армейских игр” (bằng tiếng Nga). ngày 16 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  5. ^ “Судья: конкурс "Мастера противовоздушного боя" доказал универсальность российского оружия” (bằng tiếng Nga). ТАСС. ngày 9 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “В Ейске распределили цвета команд-участниц международного конкурса «Мастера противовоздушного боя–2015»” (bằng tiếng Nga). ngày 3 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ “Российские военные победили в конкурсе "Мастер артиллерийского огня - 2015" (bằng tiếng Nga). ngày 12 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  9. ^ “«Безопасный маршрут» — призёры из ЗВО (с штабом в Санкт-Петербурге)”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ “Игры: победный салют” (bằng tiếng Nga). ngày 16 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]