HMS Whelp (R37)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục HMS Whelp (R37) trên đường đi trên sông Tyne, 1944
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Whelp (R37)
Đặt hàng tháng 12 năm 1941
Xưởng đóng tàu Hawthorn Leslie and Company, Hebburn
Đặt lườn 1 tháng 5 năm 1942
Hạ thủy 3 tháng 6 năm 1943
Nhập biên chế 25 tháng 4 năm 1944 D33, tháng 2 năm 1945
Xuất biên chế tháng 1 năm 1946
Xếp lớp lại D33, tháng 2 năm 1945
Số phận Chuyển cho Nam Phi, 23 tháng 2 năm 1952
Lịch sử
Nam Phi
Tên gọi SAS Simon van der Stel
Trưng dụng 23 tháng 2 năm 1952
Xếp lớp lại Cải biến hạn chế thành một tàu frigate, 1963
Số phận Tháo dỡ 1976
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp W
Trọng tải choán nước
  • 1.710 tấn Anh (1.740 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.530 tấn Anh (2.570 t) (đầy tải)
Chiều dài 362,75 ft (110,57 m) (chung)
Sườn ngang 35,75 ft (10,90 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi ống nước 3 nồi Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ
  • 36 hải lý trên giờ (66,7 km/h)
  • 32 hải lý trên giờ (59,3 km/h) khi đầy tải
Tầm xa 4.675 nmi (8.660 km) ở tốc độ 20 kn (37 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 185
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Radar Kiểu 276 chỉ định mục tiêu;
  • Radar Kiểu 291 cảnh báo không trung;
  • Radar Kiểu 285 điều khiển hỏa lực trên bệ Mk.III(W);
  • Radar Kiểu 282 điều khiển hỏa lực 40 mm trên bệ Mk.IV
Vũ khí

HMS Whelp (R37/D33) là một tàu khu trục lớp W được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Được hạ thủy năm 1943, nó đã phục vụ trong cuộc chiến tranh và sống sót qua cuộc xung đột. Xuất biên chế năm 1946, nó được chuyển giao cho Hải quân Nam Phi năm 1952 và tiếp tục phục vụ như là chiếc SAS Simon van der Stel; được cải biến giới hạn thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào năm 1963, và bị tháo dỡ tại Durban năm 1976.[1][2]

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Whelp được đặt hàng vào ngày 3 tháng 12 năm 1941 như một phần của Chi hạm đội Khẩn cấp 9,[1] và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie and CompanyHebburn vào ngày 1 tháng 5 năm 1942; nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 6 năm 1943[1] và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 25 tháng 4 năm 1944. Con tàu được cộng đồng cư dân Wembley, Middlesex đỡ đầu trong khuôn khổ chiến dịch vận động gây quỹ trái phiếu chiến tranh mang tên Tuần lễ Tàu chiến.[1] Khi hoạt động trong chiến tranh, hạm trưởng và hạm phó của con tàu lần lượt là Trung tá Hải quân G. A. F. Norfolk và Đại úy Hải quân Philip Mountbatten, nay là Hoàng tử Philip, Quận công Edinburg.[3][4]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đưa vào hoạt động, Whelp tạm thời được phân về Chi hạm đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Nhà. Nó tham gia các cuộc thực tập nhằm chuẩn bị cho cuộc Đổ bộ Normandy trong tháng 5 năm 1944, và sang tháng 6 đã lên đường tham gia Chiến dịch Gearbox nhằm tiếp tế cho lực lượng trú đóng tại Spitsbergen.[note 1] Sau khi tách khỏi nhiệm vụ này vào ngày 4 tháng 7, nó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 27 tại Clyde, và sau đó khởi hành trong thành phần hộ tống cho thiết giáp hạm HMS Ramillies đi từ Portsmouth vào ngày 2 tháng 8, Ramillies được giao vai trò bắn phá hỗ trợ trong Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp; nhưng các tàu khu trục chia tay nó tại Algiers để nhận nhiệm vụ khác tại Địa Trung Hải.[1]

Sang tháng 9, Whelp cùng Chi hạm đội Khu trục 27 lên đường đi Trincomalee thuộc Ceylon (nay là Sri Lanka), nơi chúng gia nhập Hạm đội Đông vào ngày 15 tháng 10. Trong tháng 10tháng 11, nó hộ tống các tàu sân bay hạm đội và tàu chở dầu RFA Wave Prince trong các hoạt động không kích xuống nhiều mục tiêu trên bờ khác nhau.[1] Vào ngày 22 tháng 11, các tàu chiến thuộc Chi hạm đội Khu trục 27 trở thành những đơn vị sáng lập Hạm đội Thái Bình Dương. Sang đầu tháng 1 năm 1945, nó nằm trong số các tàu khu trục hộ tống các tàu sân bay Anh tiến hành các cuộc không kích, trong khuôn khổ Chiến dịch Lentil, nhắm vào các nhà máy lọc dầu tại Pangkalan Brandan, Sumatra. Sau đó được phân công hộ tống tàu ngầm HMS Shakespeare bị hư hại quay trở về Trincomalee, về đến nơi vào ngày 8 tháng 1.[1]

Hạm đội Thái Bình Dương lên đường đi sang Sydney, Australia vào ngày 16 tháng 1. Trên đường đi, lực lượng đã bắn phá các cơ sở lọc dầu còn do Nhật Bản kiểm soát tại PladjoeSoengi-Gerong, trong khuổn khổ các Chiến dịch Meridian I & II lần lượt vào các ngày 2429 tháng 1. Đã bảo vệ cho các tàu chiến chủ lực trong cuộc tấn công, và đã trợ giúp vào việc cứu vớt hai phi công từ tàu sân bay Victorious (R38). bị bắn rơi. Sau ba lượt được tiếp nhiên liệu trên biển, hạm đội đi đến Sydney vào ngày 10 tháng 2, và chuẩn bị để được phối thuộc cùng Đệ Ngũ hạm đội Hoa Kỳ. Công việc bao gồm chuyển đổi sang hệ thống ký hiệu lườn của Hải quân Hoa Kỳ, nên Whelp được tạm thời mang ký hiệu D33.[1][3]

Hạm đội Thái Bình Dương đi đến căn cứ tiền phương tại đảo Manus thuộc quần đảo Admiralty vào ngày 7 tháng 3, nơi họ chờ đợi sự chấp thuận chính thức từ phía Hải quân Hoa Kỳ bởi Đô đốc Ernest King. Hạm đội cuối cùng lên đường tham gia chiến dịch vào ngày 17 tháng 3.[1] Whelp làm nhiệm vụ canh phòng ở cuối đội hình của hạm đội, cứu vớt những phi công bị bắn rơi. Hệ thống radar của nó gặp trục trặc nên nó tạm thời được cho tách ra vào ngày 25 tháng 3 để sửa chữa, gia nhập trở lại hạm đội năm ngày sau đó. Nó chứng kiến những cuộc tấn công cảm tử Kamikaze nhắm vào các tàu sân bay Anh trong ngày Chúa nhật Phục Sinh.[3]

Đến tháng 5, Hạm đội Thái Bình Dương quay trở lại Sydney ngang qua Leyte, Philippines để sửa chữa và tiếp liệu. Tuy nhiên Whelp được cho tách ra và đi đến Melbourne để sửa chữa, nơi nó ở lại cho đến tháng 7, và thủy thủ đoàn có được dịp nghỉ phép.[3] Nó gia nhập trở lại Hạm đội Thái Bình Dương tại Sydney, giờ đây được phối thuộc cùng Đệ Tam hạm đội Hoa Kỳ, và lên đường vào ngày 31 tháng 7 để hộ tống cho thiết giáp hạm Duke of York (17) đi Guam, nơi Đô đốc Bruce Fraser, Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương có cuộc hội đàm với Đô đốc Chester W. Nimitz, Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Các tàu chiến Anh tiếp tục đi Manus, đến nơi vào ngày 3 tháng 8.[1]

Whelp không nằm trong thành phần hộ tống cho các tàu sân bay ngoài khơi Nhật Bản trong các hoạt động tại đây, khi nó tiếp tục phục vụ hộ tống cho thiết giáp hạm HMS Duke of York, đưa Đô đốc Fraser đi lại giữa Manus và Guam. Tuy nhiên, nó đã có mặt trong vịnh Tokyo vào lúc diễn ra lễ ký kết văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên thiết giáp hạm Missouri vào ngày 2 tháng 9, Nó rời Tokyo vào ngày 9 tháng 9, và sau khi ghé qua đêm tại Okinawa vào ngày 11-12 tháng 9, đã đi đến Hong Kong cùng Đô đốc Fraser trên tàu. Lực lượng Nhật Bản trú đóng tại Hong Kong đầu hàng vào ngày 16 tháng 9.[5]

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tháng 10 năm 1945, Whelp đặt căn cứ tại Hong Kong cùng Chi hạm đội Khu trục 27 trong những chuyến tuần tra chống cướp biển dọc bờ biển Trung Quốc. Vào ngày 12 tháng 11, nó rời Hong Kong đi Sydney ngang qua Darwin, trước khi lên đường quay trở về Anh vào ngày 7 tháng 12, đi ngang qua kênh đào Suez và về đến Portsmouth vào ngày 17 tháng 1 năm 1946.[5] Nó được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị cho đến tháng 11 năm 1947, khi nó được chuyển, vẫn đang trong trạng thái dự bị, đến căn cứ hải quân trước đây của Anh tại Nam Phi.[1]

Chuyển cho Hải quân Nam Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1952, Whelp được bán cho Nam Phi để thay thế cho HMSAS Natal (nguyên là chiếc HMS Loch Cree.[6] Nó được đổi tên thành SAS Simon van der Stel, được đặt tên theo Simon van der Stel người di dân vào Thế kỷ 17 được ghi nhận đã sáng lập công nghiệp rượu vang Nam Phi. Hầu hết thời gian phục vụ của Simon van der Stel là như một Đại sứ viếng thăm châu Âu và các thuộc địa của châu Âu tại châu Phi, bao gồm một chuyến đi kéo dài 147 đến châu Phi vào năm 1954. Tuy nhiên, vai trò này bị suy giảm khi Nam Phi càng ngày càng bị cô lập trong những năm theo đuổi Chủ nghĩa Apartheid.[7]

Simon van der Stel được đưa về lực lượng dự bị từ năm 1957,[8] nhưng được hiện đại hóa như một tàu frigate Tàu frigate Kiểu 15 giống như những tàu khu trục cùng thế hệ từ năm 1962 đến năm 1964, và nhập biên chế trở lại vào tháng 2 năm 1964.[1] Nó giờ đây có những phương tiện dành cho máy bay trực thăng, được Liên đội 22 Không quân Nam Phi sử dụng.[9]

Simon van der Stel bị tháo dỡ vào năm 1976 tại Durban.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Các tàu chiến khác cùng được bố trí trong Chiến dịch Gearbox bao gồm tàu tuần dương HMS Jamaica và các tàu khu trục HMS Matchless, Marne, Milne, Meteor, Musketeer, Wager, WakefulWessex.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m Mason, HMS Whelp
  2. ^ Whitley 1988, tr. 134
  3. ^ a b c d Gatrell, Anthony (2004). “HMS Whelp: Reminiscences of a Young Naval Officer”. WW2 People's War. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ “The Duke of Edinburgh - Naval career”. The Official Website of the British Monarchy. 2009. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ a b Stonebridge, W J (ngày 11 tháng 1 năm 2005). “HMS Whelp: Memories of a Young Stoker”. WW2 People's War. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
  6. ^ Mason, Lt. Cdr. Geoffrey B. (2005). “HMS LOCH CREE/HMSAS NATAL - Loch-class Frigates”. SERVICE HISTORIES of ROYAL NAVY WARSHIPS in WORLD WAR 2. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2010.
  7. ^ “Unlikely Ambassadors”. South African Navy. ngày 9 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ Wessels, Andre (2004). “Snelstomers: torpedojaers in Suid-Afrikaanse Vlootdiens, 1950-1975 (abstract)”. Electronic Publishing. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ “22 Squadron”. South African Air Force. ngày 30 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]