HMS Wessex (R78)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục HMS Wessex (R78)
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Wessex (R78)
Đặt hàng 3 tháng 12 năm 1941
Xưởng đóng tàu Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Govan
Đặt lườn 25 tháng 10 năm 1942
Hạ thủy 2 tháng 9 năm 1943
Nhập biên chế 11 tháng 5 năm 1944
Xuất biên chế tháng 1 năm 1946
Số phận Chuyển cho Hải quân Nam Phi, 29 tháng 3 năm 1950
Lịch sử
Nam Phi
Tên gọi SAS Jan van Riebeeck
Trưng dụng 29 tháng 3 năm 1950
Xuất biên chế 1975
Xếp lớp lại Cải biến hạn chế thành một tàu frigate, 1964-1966
Số phận Đánh chìm như một mục tiêu, 25 tháng 3 năm 1980
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp W
Trọng tải choán nước
  • 1.710 tấn Anh (1.740 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.530 tấn Anh (2.570 t) (đầy tải)
Chiều dài 362,75 ft (110,57 m) (chung)
Sườn ngang 35,75 ft (10,90 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi ống nước 3 nồi Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ
  • 36 hải lý trên giờ (66,7 km/h)
  • 32 hải lý trên giờ (59,3 km/h) khi đầy tải
Tầm xa 4.675 nmi (8.660 km) ở tốc độ 20 kn (37 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 185
Vũ khí

HMS Wessex (R78) là một tàu khu trục lớp W được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sống sót qua cuộc xung đột, nó được xuất biên chế năm 1946, chuyển cho Hải quân Nam Phi năm 1950 để phục vụ như là chiếc SAS Jan van Riebeeck. Con tàu được cải biến một phần thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào những năm 1960, ngừng hoạt động năm 1975 và bị đánh chìm như một mục tiêu năm 1980.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Con tàu được đặt hàng vào ngày 3 tháng 12 năm 1941 như một phần của Chi hạm đội Khẩn cấp 9, và được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering CompanyGovan, Glasgow, Scotland. Nguyên được đặt lườn như là chiếc HMS Zenith vào ngày 25 tháng 10 năm 1942, nó được đổi tên thành HMS Wessex vào tháng 1 năm 1943, trước khi được hạ thủy vào ngày 2 tháng 10 năm 1943 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 11 tháng 5 năm 1944.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất, Wessex gia nhập Chi hạm đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Nhà, rồi được bố trí cùng chi hạm đội để hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nhà trong Chiến dịch Neptune, hoạt động hỗ trợ từ xa cho cuộc Đổ bộ Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. Đến tháng 7, nó được điều sang Chi hạm đội Khu trục 27 và chuẩn bị để phục vụ cùng Hạm đội Đông. Sau khi được tái trang bị tại Portsmouth vào tháng 8, nó khởi hành vào ngày 4 tháng 8 cùng tàu chị em HMS Whelp để gia nhập Hạm đội Đông tại Ceylon.

Trong tháng 9tháng 10, Wessex hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Ấn Độ Dương, và được bố trí trong thành phần hộ tống cho các tàu sân bay Anh tham gia các Chiến dịch Millet, OutflankMeridian. Sang năm 1945, nó được điều sang Hạm đội Thái Bình Dương, nơi nó tiếp tục hộ tống và bảo vệ tàu bè, cũng như trải qua một số giai đoạn làm nhiệm vụ cột mốc radar. Vào cuối chiến tranh, nó được đại tu tại Auckland, New Zealand.

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chiến tranh kết thúc, Wessex tạm thời được sử dụng trong các chiến dịch hồi hương binh lính Đồng Minh thuộc nhiều quốc tịch trong chiến tranh, và hỗ trợ các lực lượng chiếm đóng cho đến ngày 27 tháng 10. Nó sau đó quay trở về Anh ngang qua Australia, và về đến Devonport vào ngày 28 tháng 12. Con tàu được cho ngừng hoạt động vào tháng 1 năm 1946 và đưa về lực lượng dự bị tại Plymouth. Nó được chuyển đến Simonstown, Nam Phi vào năm 1948 nhưng vẫn tiếp tục bị bỏ không.

Wessex được chuyển cho Hải quân Nam Phi vào ngày 29 tháng 3 năm 1950 và được đổi tên thành Jan van Riebeeck. Nó được hiện đại hóa và được cải biến một phần thành một tàu frigate từ năm 1964 đến năm 1966. Nó tiếp tục phục vụ cho đến năm 1978, khi nó được đưa vào danh sách loại bỏ, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu tên lửa vào ngày 25 tháng 3 năm 1980.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Raven, Alan; Roberts, John (1978). War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]