Kepler-22

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kepler-22

Sơ đồ của Hệ Kepler-22b, so với Hệ Mặt Trời bên trong của chúng ta..
Diagram showing star positions and boundaries of the constellation of Scorpius and its surroundings
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Cygnus[1]
Xích kinh 19h 16m 52.1904s[2]
Xích vĩ +47° 53′ 03.948″[2]
Cấp sao biểu kiến (V) 11.664[3]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG5[4]
Trắc lượng học thiên thể
Chuyển động riêng (μ) RA: −39717±0052[2] mas/năm
Dec.: −66687±0046[2] mas/năm
Thị sai (π)5.1088 ± 0.0242[2] mas
Khoảng cách638 ± 3 ly
(195.7 ± 0.9 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)~5.27
Cấp xạ năng tuyệt đối (Mbol)~4.98
Chi tiết
Khối lượng0.970 ± 0.060[3] M
Bán kính0.979 ± 0.020[3] R
Độ sáng0.79 ± 0.04[3] L
Độ sáng (nhiệt xạ)0.8 L
Độ sáng (thị giác, LV)~0.67 L
Nhiệt độ5518 ± 44[3] K
Độ kim loại [Fe/H]–0.29 ± 0.06[3] dex
Tốc độ tự quay (v sin i)0.6 ± 1.0[3] km/s
Tên gọi khác
KOI-87, KIC 10593626, GSC 03546-02301, 2MASS J19165219+4753040[5]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Tài liệu ngoại hành tinhdữ liệu
KICdữ liệu

Kepler-22[6] được xác định là sao có vị trí biểu kiến nằm trong chòm sao Thiên Nga, cách hệ Mặt Trời khoảng 190 parsec (hay 620 năm ánh sáng), có quang phổ thuộc lớp G (cùng nhóm với Mặt Trời của chúng ta), có nhiệt độ trung bình bề mặt 5.518±44 K, khối lượng xấp xỉ 0,97±0,06 khối lượng Mặt Trời, bán kính khoảng 0,979±0,020 bán kính Mặt Trời, với gia tốc trọng trường tại bề mặt 4,44±0,06 g, tốc độ tự quay khoảng 0,6±0,1 × 10³m/s và có tuổi chưa xác định. Sao Kepler-22 có cấp sao biểu kiến 11,664, có nghĩa là sáng hơn một chút so với các quasar sáng nhất nhưng vẫn tối hơn các sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tổng bức xạ năng lượng của nó có cường độ bằng khoảng 0,79±0,04 lần bức xạ của Mặt Trời (mỗi giây Mặt Trời phát ra năng lượng khoảng 0,385 Joule[7]). Độ kim loại (tỷ lệ sắt trên hiđrô) của Kepler-22 dao động trong khoảng 0,29±0,06.[8][9]

Hệ hành tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 05 tháng 12 năm 2011, các nhà khoa học từ các sứ mệnh Kepler thông báo rằng một thiên thể giống Trái Đất (Kepler-22 b) đã được phát hiện quay quanh trong vùng sinh sống của ngôi sao bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Điều này có ý nghĩa đáng kể ở chỗ nó là ngoại hành tinh có kích thước tương đối bằng Trái Đất (lớn gấp 2,4 lần), được xác nhận là quay quanh khu vực có thể sống được của ngôi sao.

Hệ hành tinh Kepler-22 [4]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b < 0.11 MJ 0.849 ± 0.018 289.8623 +0.016
−0.02
89.764 ± 0.042° 2.4 R🜨

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Cygnus – constellation boundary”, The Constellations, International Astronomical Union, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011
  2. ^ a b c d e Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.
  3. ^ a b c d e f g “Kepler-22b”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ a b Schneider, Jean, “Star: Kepler-22”, Extrasolar Planets Encyclopaedia, Paris Observatory, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020
  5. ^ “GSC 03546-02301 -- Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2011
  6. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012
  7. ^ Williams, D. R. (2004). “Sun Fact Sheet”. NASA. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010.
  8. ^ Sherrod, P. Clay; Koed, Thomas L. (2003), A Complete Manual of Amateur Astronomy: Tools and Techniques for Astronomical Observations, Astronomy Series, Courier Dover Publications, tr. 9, ISBN 0486428206
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên KEPLER

Tọa độ: Sky map 19h 16m 52.2s, +47° 53′ 4.2″