Bước tới nội dung

Mòng biển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Mòng bể)
Từ hải âu trong tiếng Việt không trùng toàn bộ với họ này mà được coi là bộ Procellariiformes.
Từ mòng còn được dùng để chỉ các loài mòng két (một bộ phận của họ Vịt) hay ruồi trâu (họ Tabanidae).
Mòng biển
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Charadriiformes
Phân bộ (subordo)Lari
Họ (familia)Laridae
Các chi
11 chi, xem văn bản

Mòng biển, mòng bể, mòng hay hải âu (phiên âm từ tiếng Trung: 海鸥, phiên dịch từ tiếng Nga: чайка)[1] là một nhóm gồm các loài chim biển thuộc họ Mòng biển (Laridae). Họ này có họ hàng gần gũi với Họ Nhàn (Sternidae), Họ Chim anca (Alcidae), Họ Xúc cá (Rynchopidae), và là họ hàng xa của các loài chim lội. Phần lớn mòng biển thuộc về chi lớn là Larus.

Nói chung, chúng là các loài chim có kích thước từ trung bình tới lớn, thường có màu xám hay trắng, với các đốm đen trên đầu hay cánh. Chúng có mỏ dài và khỏe, chân có màng bơi.

Phần lớn mòng bể, cụ thể là chi Larus, là các loài chim ăn thịt làm tổ trên mặt đất, chúng ăn thịt sống hay xác chết tùy theo cơ hội. Các loại thịt sống bao gồm các loài cua nhỏ. Ngoại trừ mòng biển xira, các loài mòng biển khác thông thường là các loài sống ven biển, đôi khi chúng có thể sinh sống tốt trong đất liền, ít khi bay xa ra ngoài khơi. Các loài lớn cần tới bốn năm để có được bộ lông của chim trưởng thành, nhưng các loài mòng biển nhỏ chỉ mất hai năm.

Mòng biển — cụ thể là các loài lớn — là các loài chim có tài xoay xở và có trí thông minh cao, có thể thể hiện các phương thức liên lạc phức tạp và có cấu trúc xã hội phát triển cao. Một số loài (chẳng hạn như mòng biển cá trích châu Âu) biểu hiện hành vi sử dụng công cụ. Nhiều loài mòng biển đã được dạy thành công để cùng sống với con người và có sự phát triển tốt khi sống trong môi trường sống có con người. Các loài khác dựa trên việc cướp mồi của chim khác để có thức ăn.

Tại Hoa Kỳ, hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong số những người say mê mòng biển trong việc sắp xếp, phân nhóm mòng biển:

Việc lai ghép giữa các loài mòng biển diễn ra khá thường xuyên, mặc dù mức độ lai ghép này phụ thuộc theo từng loài (xem lai ghép ở mòng biển). Vì thế, việc phân loại các loại mòng biển lớn đầu trắng là rất phức tạp.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội các nhà điểu học Hoa Kỳ coi Sternidae, Stercorariidae, và Rhynchopidae là các phân họ của Laridae.

Họ Laridae

[sửa | sửa mã nguồn]
Mòng biển đuôi đen đang bay.
Mòng biển đầu đen là một loài mòng biển nhỏ.
Mòng biển đuôi nhạn, sinh sống đặc hữu trên quần đảo Galápagos.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu tượng hải âu trắng

Mòng biển hay hải âu (Seagull) được biết đến như loài chim báo bão, gắn liền với hình ảnh biển cả, tàu bè, cảng biển qua những chú hải âu trắng bay mòng mòng. Trong văn học có tác phẩm Chú hải âu Jonathan Livingston của Richard Bach kể về một chú hải âu đã dám bỏ lại sự tầm thường và bay thật cao. Chú hải âu chán nản với cuộc sống, tự khích lệ bản thân, học hỏi những kỹ năng bay lượn cho đến khi miễn cưỡng rời khỏi bầy. Một ngày nọ, Jonathan đã gặp được hai con hải âu đã đưa nó đến "con đường tồn tại cao hơn", nơi nó gặp những con hải âu khác yêu thích bay lượn. Jonathan đã kết bạn với một con hải âu thông minh tên Chiang. Con vật này đã dạy nó bí quyết của sự thành công: "Hãy bắt đầu bằng cách nhận ra mình đã tới đích"[2].

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong phân loại học, các nhà điểu học Việt Nam coi bộ Procellariiformes mới là hải âu, cụ thể xem bài đó.
  2. ^ 9 Bí quyết Thành công của Triệu phú, Vikas Malkani, người dịch: Thành Khang-Phương Thúy, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa, năm 2015, trang 65

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Olsen, Klaus Malling & Larsson, Hans (1995): Terns of Europe and North America. Christopher Helm, London. ISBN 0-7136-4056-1

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]