Mauser C96
Mauser C96 | |
---|---|
![]() Mauser C96 "Red 9" sử dụng đạn 9mm | |
Loại | Súng ngắn bán tự động |
Nơi chế tạo | ![]() ![]() |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1896–1961 |
Sử dụng bởi | ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Cuộc chiến tranh | Được sử dụng trong các cuộc chiến sau:
|
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Feederle brothers (Fidel,Friedrich và Joseph) Peter Paul von Mauser |
Năm thiết kế | 1895 |
Nhà sản xuất | Mauser của Đức, Hanyang Arsenal của Trung Quốc |
Giai đoạn sản xuất | 1896–1937(ở Đức) |
Số lượng chế tạo | Trên 1,100,000 khẩu |
Các biến thể |
|
Thông số | |
Khối lượng | 1,13 kg (2 lb 8 oz) |
Chiều dài |
|
Độ dài nòng |
|
Đạn |
|
Cơ cấu hoạt động | Nạp đạn nhờ lực giật |
Sơ tốc đầu nòng | 425 m/s (1.394 ft/s) 7.63x25mm 350 m/s (1.148 ft/s) 9x19mm |
Tầm bắn hiệu quả | 150–200 m (160–220 yd)[3] |
Chế độ nạp | Kẹp đạn 10 viên hoặc hộp tiếp đạn có thể tháo rời 20 và 40 viên |
Ngắm bắn | Điểm ruồi chữ V |
Mauser C96 (Construktion 96) là loại súng ngắn bán tự động đầu tiên trên thế giới được sản xuất bởi nhà máy vũ khí Mauser từ năm 1896 đến năm 1937. Nó được xuất khẩu rất nhiều sang Tây Ban Nha và Trung Quốc trong nửa đầu thế kỉ thế kỷ XX. Mauser C96 sử dụng rất nhiều loại đạn, nhiều nhất là đạn 7,63x25mm Mauser và 9x19 Parabellum. Ngoài ra còn rất nhiều các cỡ đạn khác nhau được sử dụng ở Tây Ban Nha và Trung Quốc.
Súng có cơ chế nạp đạn nhờ lực giật. Điều này cho phép Mauser C96 bắn với tốc độ cực kì nhanh, thậm chí là bắn liên thanh. Do là một khẩu súng ngắn có cỡ đạn và chiều dài nòng khá ngắn nên độ giật của Mauser C96 là không đáng kể kể cả ở chế độ bắn liên thanh.
Gia tốc đầu nòng của khẩu Mauser C96 vào khoảng 425 mét/giây, khẩu súng này cho tầm bắn tối đa lên tới 200 mét và tầm bắn hiệu quả khoảng 100 mét, tương tự như các loại súng tiểu liên. Điểm hạn chế không đáng có của Mauser C96 chính là nó có cơ chế nạp đạn cực kỳ nguy hiểm, khi rút kẹp đạn ra khỏi khay, chốt khóa nòng sẽ ngay lập tức nảy về vị trí đóng và xạ thủ có nguy cơ bị kẹp ngón tay nếu không chú ý.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trong vòng một năm kể từ khi được giới thiệu vào năm 1896, C96 đã được bán cho chính phủ các nước và dân thường và các sĩ quan quân đội.
Súng lục Mauser C96 cực kỳ phổ biến với các sĩ quan Anh vào thời điểm đó, nhiều người đã mua nó ở tư nhân. Mauser đã cung cấp C96 cho Westley Richards ở Anh để bán lại. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, mức độ phổ biến của C96 đối với quân đội Anh đã suy yếu.
Là một vũ khí phụ của quân đội, súng lục được sử dụng trong các cuộc chiến tranh thuộc địa khác nhau, cũng như Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc nổi dậy Phục Sinh, xung đột vũ trang tại Bắc Ireland, Chiến tranh giành độc lập Estonia, Nội chiến Tây Ban Nha, Nội chiến Trung Quốc và Thế chiến II. C96 cũng trở thành chủ lực của các chính ủy Bolshevik, nhiều lãnh chúa và thủ lĩnh băng đảng từ bên khác trong Nội chiến Nga, được gọi đơn giản là "Mauser". Các nhà cách mạng cộng sản Yakov Yurovsky và Peter Ermakov đã sử dụng Mausers để hành quyết cựu hoàng gia Nga vào tháng 7 năm 1918.
Các quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]
Áo-Hung[4][5]
Brasil[6]
Phần Lan: Sử dụng trong nội chiến Phần Lan và trong Thế chiến II.[7]
Đế quốc Đức: Quân đội đã sử dụng phiên bản "Red 9" 137,000 khẩu trong Thế Chiến I.[8]
Vương quốc Ý: Mua 5.000 khẩu từ Đức vào năm 1899 cho hải quân.[9]
Đức Quốc xã: Sản xuất 8.000 phiên bản Schnellfeuer cho Không quân Đức trong Thế Chiến II. Cũng đã mua hàng ngàn khẩu Astra Model 900 và 903 do Tây Ban Nha sản xuất..[8]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Sử dụng trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam[10]
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: Sử dụng trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam
Việt Nam
Đế quốc Ottoman: Đặt mua 1.000 khẩu từ Đức năm 1896[8]
Thổ Nhĩ Kỳ: Được thừa hưởng 1.000 khẩu mua từ Đức của chính quyền Đế quốc Ottoman
Đệ nhất Cộng hòa Philippines
Trung Hoa Dân Quốc: Hàng trăm ngàn khẩu đã được sử dụng bởi lực lượng Trung Quốc Quốc dân Đảng, Cộng sản và lãnh chúa.[11]
Tây Ban Nha[8]
Liên Xô: Mua biến thể Bolo từ Đức trong những năm 1920.[12]
Trung Quốc: Hàng trăm ngàn khẩu đã được sử dụng bởi lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quân đội Tân Tứ Quân và Bát lộ quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc để kháng chiến chống Đế quốc Nhật Bản và chống lại quân đội Tưởng Giới Thạch Trung Quốc Quốc dân Đảng
Thái Lan[6]
Ma Cao
Hồng Kông
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland: Được mua bởi nhiều công ty tư nhân Anh trong Thế Chiến I Thế Chiến II và giao cho các quốc gia Đồng minh của mình những khẩu Mauser C96 này.[13]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Tales of the Gun: Automatic Pistols (Television Documentary). The History Channel. 1998.
- ^ Belford, James (1969). The Mauser Self Loading Pistol. Borden Publishing Company.
- ^ “Mauser C-96”. Modern Firearms.net. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênhungariae.com
- ^ “Database”. C96 Broomhandle Mauser. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênhogg1987
- ^ “Finnish Army 1918–1945: Revolvers & Pistols (Part 2)”. jaegerplatoon.net. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên1896mauser.com
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênskennerton8
- ^ “WWII German weapons during the Vietnam War”. wordpress.com. ngày 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.
- ^ Kinard, Jeff (2003). Pistols: an illustrated history of their impact. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 183. ISBN 1-85109-470-9. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2009.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênBishop 1998, p.96
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênMaze 2002, p.56,70