Kiên Thái Vương
Kiên Thái vương 堅太王 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vương gia nhà Nguyễn | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Thê thiếp | Bùi Thị Thanh Phan Thị Nhàn. | ||||||||
Hậu duệ |
| ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Nhà Nguyễn | ||||||||
Thân phụ | Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị hoàng đế | ||||||||
Thân mẫu | Trương Thị Vĩnh | ||||||||
Sinh | 13 tháng 12 năm 1845 Huế, Việt Nam | ||||||||
Mất | 15 tháng 5, 1876 | (30 tuổi)||||||||
An táng | Thiên Hoàng Long sơn (天皇龍山) |
Nguyễn Phúc Hồng Cai (chữ Hán: 阮福洪侅; 13 tháng 12 năm 1845 - 15 tháng 5 năm 1876), còn được biết đến qua tôn hiệu Kiên Thái vương (堅太王), là một hoàng tử nhà Nguyễn, được biết đến là phụ thân của ba vị Hoàng đế liên tiếp của triều đại này: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi.
Ông và con cháu (trừ hoảng tử trưởng - tức Đồng Khánh) lập nên phòng 26 của Đệ Tam Chính Hệ Nguyễn Phúc Tộc, được ban cho bộ Đậu 豆 để đặt tên cho con cháu trong Phòng.
Mục lục
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Kiên Thái vương Hồng Cai sinh vào năm Thiệu Trị thứ 5 (ngày 13 tháng 12 năm 1845), là con trai thứ 25 của Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị hoàng đế, mẹ ông là Tài nhân Trương Thị Vĩnh (張氏永), người Quảng Trị. Thuở nhỏ, ông vốn chăm lo học hành, đức hạnh tốt, nên năm Ất Sửu (1865) được Tự Đức phong là Kiên Quốc công (堅國公). Thông thường, với việc là con xếp thứ tự thấp thì chỉ được phong ban đầu là Quận công nhưng ông được phong Quốc công vì Tự Đức thấy ông học hành nổi bật.
Vốn bẩm tính nhân hậu, cần kiệm, hiếu học, mà lại biết tuân phép tắc, nên khi hay tin ông mất, Tự Đức vô cùng thương tiếc, cấp cho những đồ thờ trong cung để tỏ lòng ưu ái khác thường. Thụy là Thuần Nghị (純毅), được an táng tại huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Đây là một ngôi Lăng tuyệt đẹp, dẫu thời gian và mưa gió đã làm ngôi lăng xuống cấp nhiều, nhưng vẻ lộng lẫy của nó vẫn đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Đặc biệt là nghệ thuật ghép mảnh sành sứ tại đây đạt mức tuyệt đỉnh. Ngôi lăng này còn có điểm đặc biệt mà không ngôi lăng mộ vua chúa nào ở Huế có, đó là: Lăng có đến hai Bi đình (nhà bia) trước lăng. Đặc biệt nhất là xung quanh hai nhà bia này được đắp nổi phù điêu Nhị thập tứ hiếu, kể về truyền thuyết 24 đức tính Hiếu Hạnh của con người.
Năm Ất Dậu (1885), Đồng Khánh lên ngôi, truy tôn ông là Ôn Nghị Kiên vương (溫毅堅王). Đến năm 1888, gia tặng làm Hoàng thúc phụ Kiên Thái vương (皇叔父堅太王), đổi thụy hiệu là Thuần Nghị như cũ, lăng gọi là Thiên Thành cục (天成局), cư tại Thiên Hoàng Long sơn (天皇龍山).
Dân gian Huế có câu ca:
- "Một nhà sinh được ba vua.
- Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"
là để nói về hoàn cảnh gia đình đặc biệt của ông.
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
- Thân phụ: Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị hoàng đế.
- Thân mẫu: Trương Thị Vĩnh (張氏永), người Quảng Trị, vốn là Cửu giai Tài nhân (九階才人) của Thiệu Trị. Về sau Khải Định tấn thụy là Kỷ tần (紀嬪), thụy là Trinh Tường (貞祥).
- Thê thiếp:
- Bùi Thị Thanh (裴氏清, 1845 - 1900), được gọi là Hoàng thúc mẫu (皇叔母). Sau khi mất thụy tặng làm Đoan Nhu Kiên Thái vương phi (端柔堅太王妃). Táng tại phủ Thừa Thiên, huyện Hương Thủy.
- Phan Thị Nhàn (潘氏嫻; ? - 1889).
Con với bà Bùi Thị Thanh[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (阮福膺豉), tức Đồng Khánh, được Tự Đức nhận làm con nuôi thứ 2, do Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi dưỡng.
- Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), tức Kiến Phúc, được Tự Đức nhận làm con nuôi thứ 3, do Học phi Nguyễn Thị Hương nuôi dưỡng.
- Nguyễn Phúc Ưng Quyến (阮福膺𧯦; 1871 - 1901), tập phong Kiên Quận công, có một con trai tên là Bửu Phong[2]. Ông Phong sau này có một người con trai là Hoàng tùng đệ Nguyễn Phúc Vĩnh Cẩn (阮福永巹; sinh 1914), người bạn tâm giao của Bảo Đại và là người được Bảo Đại tin tưởng nhất[3]. Ông Cẩn lấy bà Công nữ Nguyễn Hữu Bích Tiên là con của Tân Phong công chúa Nguyễn Phúc Chu Hoàn và ông Nguyễn Hữu Kham, tức cháu ngoại Dục Đức [4].
- Công nữ Nguyễn Phúc Như Khuê[5]
- Công nữ Nguyễn Phúc Nhu Tư[5]
Con với bà Phan Thị Nhàn[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Phúc Ưng Phong (阮福膺豐), 8 tuổi thì mất, tặng Kiến huyện hầu (堅縣侯).
- Nguyễn Phúc Ưng Lịch [阮福膺𨇗], tức Hàm Nghi, được đưa lên làm Hoàng đế sau khi Kiến Phúc qua đời.
- Công nữ Nguyễn Phúc Như Sắc, sau lấy Thân Trọng Huề
Bà Phan Thi Hoà
- Có con tên Nguyễn Phúc Bửu Trắc
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Phả hệ tộc Nguyễn Phúc của Christopher Buyers
- ^ “Ung Quyen, prince of Annam, * 1871”. Truy cập 13 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương triều An Nam”. Truy cập 17 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Nguyen Huu Bich Tien”. Truy cập 17 tháng 5 năm 2015.
- ^ a ă Nguyễn Phúc tộc Thế phả, Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế, 1995
- Đại Nam thực lục
- Nguyễn Phước tộc thế phả.
- Đại Nam liệt truyện - Truyện các Hoàng tử
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Phả hệ tộc Nguyễn Phúc của Christopher Buyers