Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Đồng – Thủy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngữ chi Đồng-Thủy)
Ngữ chi Đồng-Thủy
Phân bố
địa lý
Đông Quý Châu, tây Hồ Nam, và bắc Quảng Tây
Phân loại ngôn ngữ họcTai-Kadai
  • Ngữ chi Đồng-Thủy
Glottolog:kams1241[1]

Ngữ chi Đồng-Thủy (tiếng Trung: 侗水語支; bính âm: Dòng-Shǔi) là một nhánh ngôn ngữ Tai-Kadai, hiện diện chủ yếu ở đông Quý Châu, tây Hồ Nam, bắc Quảng Tây tại miền Nam Trung Quốc. Cũng có một ít người nói ngôn ngữ Đồng-Thủy ở miền Bắc Việt NamLào.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ chi Đồng-Thủy gồm chừng chục ngôn ngữ. Solnit (1988)[3] coi tiếng Lấp Giàtiếng Bêu là những ngôn ngữ gần gũi với nhóm Đồng-Thủy.

Những ngôn ngữ Đồng-Thủy đông người nói hơn cả là tiếng Đồng (Kam), với hơn một triệu người nói, tiếng Mục Lão (Mulam), tiếng Mao Nam, và tiếng Thủy. Những ngôn ngữ Kam–Sui khác là tiếng Cẩm (Ai-Cham), tiếng Mạc, tiếng Dương Quang (T’en), và tiếng Trà Động (ngôn ngữ Đồng-Thủy được phát hiện gần đây nhất). Dương (2000) xem tiếng Cảm và tiếng Mạc là phương ngữ của cùng một ngôn ngữ.[4]

Graham Thurgood (1988) đề ra phân loại ước chừng sau cho ngữ chi Đồng-Thủy.[5] Tiếng Trà Động, một ngôn ngữ được nhà ngôn ngữ học Lý Cẩm Phương phát hiện cách nay không lâu, được xếp vào cây phát sinh dưới. Nó có quan hệ gần với tiếng Mao Nam.[6] Tiếng Thảo Miêutiếng Dao Na Khê cũng được xếp vào.[7]

Đồng–Thủy 

Mục Lão

Đồng (Kam), Thảo Miêu, Dao Na Khê

Dương Quang (T'en)

Mao Nam

Trà Động[6]

Thủy

Mạc

Cẩm (Ai-Cham)[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kam–Sui”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2018.
  3. ^ Solnit, David B. 1988. "The position of Lakkia within Kadai." In Comparative Kadai: Linguistic studies beyond Tai, Jerold A. Edmondson and David B. Solnit (eds.). pages 219-238. Summer Institute of Linguistics Publications in Linguistics 86. Dallas: Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington.
  4. ^ 杨通银 / Yang Tongyin. 莫语研究 / Mo yu yan jiu (A Study of Mak). Beijing: 中央民族大学出版社 / Zhong yang min zu da xue chu ban she, 2000.
  5. ^ Thurgood, Graham. 1988. "Notes on the reconstruction of Proto-Kam–Sui." In Jerold A. Edmondson and David B. Solnit (eds.), Comparative Kadai: Linguistic studies beyond Tai, 179-218. Summer Institute of Linguistics Publications in Linguistics, 86. Dallas: Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington.
  6. ^ a b Li, Jinfang. 2008. "Chadong, a Newly-Discovered Kam–Sui Language in Northern Guangxi." In Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, & Yongxian Luo, ed. The Tai–Kadai languages, 596-620. New York: Routledge.
  7. ^ Shi Lin [石林]. 2015. Three language varieties of the Hunan-Guizhou-Guangxi border region [湘黔桂边区的三个族群方言岛]. Beijing: China Social Sciences Academy Press [中国社会科学出版社]. ISBN 9787516164945
  8. ^ Lin, Shi and Cui Jianxin. 1988. "An investigation of the Ai-Cham language." In Jerold A. Edmondson and David B. Solnit (eds.), Comparative Kadai: Linguistic studies beyond Tai, 59-85. Summer Institute of Linguistics Publications in Linguistics, 86. Dallas: Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]