Quốc hội Việt Nam Cộng hòa
Quốc hội Việt Nam Cộng hòa | |
---|---|
Dạng | |
Mô hình | |
Các viện | Thượng viện Hạ viện |
Lịch sử | |
Thành lập | 1955 |
Giải thể | 30 tháng 4 năm 1975 |
Tiền nhiệm | Quốc hội Đệ Nhất Cộng hòa (1955 - 1963) |
Kế nhiệm | Giải thể |
Cơ cấu | |
Số ghế | 219 (năm 1974)[1]:
|
Chính đảng Thượng viện | Tổng ghế (60)
|
Chính đảng Hạ viện | Tổng ghế (159)
|
Nhiệm kỳ | 6 năm (Thượng viện) 4 năm (Hạ viện) |
Khẩu hiệu | |
Tổ quốc - Nhân dân | |
Trụ sở | |
Hội trường Diên Hồng (Thượng nghị viện), nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM | |
Nhà hát Sài Gòn (Hạ nghị viện), trước là Tòa Quốc hội khi là chế độ nhất viện, nay là Nhà hát TP.HCM | |
Hiến pháp | |
Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa |
Quốc hội Việt Nam Cộng hòa là cơ quan lập pháp cao nhất của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Cơ quan này dựa trên công thức tam quyền phân lập của các nước cộng hòa thuộc khối tư bản chủ nghĩa.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]- Khẩu hiệu: Tổ quốc - Nhân dân
- Hội ca: Công dân hành khúc
Quốc hội Việt Nam Cộng hòa có hai thời kỳ rõ rệt dưới hai nền Cộng hòa 1955-1963 và 1967-1975. Giữa hai nền Cộng hòa là một thời gian quân quản dưới quyền của các tướng lãnh, chủ yếu là Hội đồng Quân nhân Cách mạng, Hội đồng Quân lực, và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Trong thời kỳ đó Quốc hội không hoạt động.
Đệ Nhất Cộng hòa (1955 - 1963)
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc hội của Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam chiếu theo Hiến pháp 1956 có 123 đại biểu, hoạt động trong một viện duy nhất.
Thời kỳ quân quản (1963 - 1967)
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1963 cho đến khi tái lập chính phủ dân sự, Việt Nam Cộng hòa không có quốc hội. Các tướng lãnh lên nắm quyền có lập một số cơ chế để chiêu tập đóng góp của thành phần dân sự nhưng không có tổng tuyển cử ở cấp quốc gia.
Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975)
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc hội lập hiến 1966
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc hội đầu tiên sau khi kết thúc nền Đệ Nhất Cộng hòa là Quốc hội lập hiến, nhóm họp để soạn bản hiến pháp mới cho chính thể dân sự tiếp thu quyền hành chánh từ tay các tướng lãnh. Có 532 ứng cử viên ra tranh cử để chiếm lấy 117 ghế trong cuộc tuyển cử ngày 11 Tháng 9,[2] 1966[3] Tổng cộng là 4.274.872 người đi bỏ phiếu, chiếm 80,8% cử tri ghi danh.[4] Khoảng sáu tháng sau thì đúc kết bộ luật căn bản để ra tuyên cáo ngày 18 Tháng 3, 1967, tức Hiến pháp 1967.[5] Ngày 1 Tháng 4, 1967 Hiến pháp mới được ban hành.[2]
Tuyển cử năm 1967
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc Tuyển cử năm 1967 bầu lên quốc hội chính quy và quốc hội lập hiến 1966 mới giải tán. Sau đó Quốc hội của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của Chương III của bản hiến pháp đó. Khác với nền Đệ Nhất Cộng hòa, Quốc hội lần này chia thành hai viện: Thượng viện và Hạ viện.
Thượng viện
[sửa | sửa mã nguồn]Thượng viện có 60 đại biểu, gọi là "nghị sĩ" do người dân đầu phiếu theo liên danh với nhiệm kỳ sáu năm. Mỗi liên danh là 10 người nên Thượng viện là sáu liên danh được nhiều phiếu nhất. Khác với dân biểu bên Hạ viện vốn phụ thuộc vào một địa phương, liên danh nghị sĩ là đại diện toàn quốc. Trụ sở Thượng viện là Hội trường Diên Hồng.[6] Tòa nhà này năm 2000 được dùng làm Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng viện cuối cùng trước khi Việt Nam Cộng hòa tan vỡ gồm hai nhóm. Một nhóm thuộc nhiệm kỳ bầu lên năm 1970. Phân nửa kia thuộc nhiệm kỳ bầu lên năm 1973, tức là mỗi ba năm thì 30 trong 60 ghế Thượng viện phải ra tranh cử. Thượng viện có 11 ủy ban thường trực.
Tính đến năm 1974 Thượng viện có năm khối:[7]
Thượng viện Việt Nam Cộng hòa thập niên 1974 theo khối
- Khối Dân chủ, 22 nghị sĩ, thân chính phủ
- Khối Thống nhất, 17 nghị sĩ
- Khối Bông Huệ, 8 nghị sĩ, đối lập với chính phủ
- Khối Hoa Sen, 7 nghị sĩ, đối lập với chính phủ
- Khối không liên kết, 6 nghị sĩ
Hạ viện
[sửa | sửa mã nguồn]Hạ viện khóa đầu tiên (1967-1971) có 137 đại biểu,[8] gọi là "dân biểu" do người dân trực tiếp đầu phiếu căn cứ theo từng địa phương. Đến khóa 2 (1971-1975) thì tăng lên thành 159 dân biểu.[9] Tính đến năm 1974 thì cứ 50.000 cử tri thì có một dân biểu. Nhiệm kỳ dân biểu là bốn năm. Các dân biểu được phân bổ làm việc trong 18 ủy ban thường trực. Trụ sở Hạ viện là nhà Quốc hội ở Công trường Lam Sơn,[10] sau năm 1975 là Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.
Hạ viện cuối cùng trước khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, được bầu lên vào Tháng Tám năm 1971, tức khóa 2. Kỳ tuyển cử kế tiếp đáng ra sẽ diễn ra vào năm 1975.
Thập niên 1970 Hạ viện có sáu khối:[11]
- Khối Cộng hòa, 50 dân biểu, thân chính phủ
- Khối Độc lập, 39 dân biểu
- Khối Dân tộc Xã hội, 27 dân biểu, đối lập với chính phủ dưới lãnh tụ luật sư Trần Văn Tuyên
- Khối Quốc gia, 9 dân biểu
- Khối Dân quyền, 16 dân biểu
- Khối không liên kết.
Hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1972 khi quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vượt vĩ tuyến 17 mở cuộc tấn công Quảng Trị, vào Mùa hè đỏ lửa, Quốc hội thông qua "Luật Ủy quyền" để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rộng quyền ứng phó với tình hình quân sự. Trong trường hợp đó Tổng thống có quyền điều hành quốc sự bằng sắc luật mà không cần thông qua quốc hội.[12]
Trong một sự kiện cuối cùng của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa là vào ngày 27 Tháng 4, 1975, khi lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã tiến vào cửa ngỏ thủ đô Sài Gòn, lưỡng viện Thượng và Hạ viện thông qua nghị quyết chấp nhận việc Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền tổng thống cho bất cứ ai do ông chỉ định. Sự việc này diễn ra trước áp lực của đối phương vì quân Giải phóng không chấp nhận điều đình với chính phủ của Tổng thống Trần Văn Hương. Theo luật pháp thì đây là hành động vi hiến vì không chiếu theo Hiến pháp nền Đệ Nhị Cộng hòa. Tuy nhiên các nghị sĩ đành phải "vi hiến để cứu nước".[13] Trần Văn Hương sau đó chuyển quyền cho Dương Văn Minh nhưng rút cuộc đối phương cũng không chấp nhận, và giải pháp chính trị cho cuộc chiến rơi vào tuyệt vọng.
Nhân vật liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Đệ Nhất Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]- Trương Vĩnh Lễ: Chủ tịch Quốc hội (1955)
- Trần Lệ Xuân: Dân biểu
Đệ Nhị Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Bá Lương: Chủ tịch Hạ viện 1967-1971
- Nguyễn Bá Cẩn: Chủ tịch Hạ viện 1971-1975
- Phạm Văn Út: Chủ tịch Hạ viện (1975)
- Nguyễn Văn Huyền: Chủ tịch Thượng viện 1967-1973
- Trần Văn Lắm: Chủ tịch Thượng viện 1973-1975
- Hoàng Xuân Tửu: Phó Chủ tịch Thượng viện (1975)[14]
- Đinh Văn Đệ: Phó Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Hạ viện (1975)[15]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Service de Presse du Sénat. La République du Viet Nam. Sài Gòn: Sài Gòn ấn-quán, 1974.
- ^ Department of State. Background Notes (South) Viet-Nam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1974. tr 8
- ^ a b Taylor, K W, ed. Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975). Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program Publications, 2014. Tr 122-6
- ^ "Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nói gì về đảng phái? – Kỳ 1"
- ^ Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA: Hoover Institution on War, Revolution and Peace, 1972. Tr 36-41
- ^ “"QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967"”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ
|=
(trợ giúp) - ^ Service de Presse du Sénat. tr 38
- ^ Service de Presse du Sénat. tr 37
- ^ Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002. tr 3396
- ^ Department of State. Background Notes (South) Viet-Nam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1974. tr 8
- ^ Service de Presse du Sénat. tr 34
- ^ Service de Presse du Sénat. tr 33
- ^ "Nhìn lại kinh nghiệm đối lập thời VNCH"
- ^ Taylor, K W, ed. Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975). Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program Publications, 2014. Tr 127-146
- ^ "Ái hữu Bình Thuận..."
- ^ [1][liên kết hỏng]