Thành viên:Farrbegaz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trứng rán cần mỡ bắp cần bơ là trào lưu trên mạng xã hội TikTok của Việt Nam trong đầu năm 2020.[1] Trào lưu này được sáng tạo bởi Trần Thanh Tâm,[2] biệt danh Bông Dẹo, sau đó lan sang Facebook rồi Youtube. Bắt nguồn là một clip ngắn đăng trên tài khoản Tik Tok của Tâm[gc 1] vào ngày 20 tháng 2 năm 2020, đã thu hút hàng triệu lượt xem, được cộng đồng mạng bắt chước theo.[3]

Câu nói được kết hợp với cả bài hát Ghen Cô Vy trong khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19.[4][5]

Clip[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên văn clip gốc:

"Trứng rán cần mỡ bắp cần bơ. Yêu không cần cớ cần cậu cơ."[6]

Clip phổ biến thứ 2:

"Trứng rán cần mỡ bắp cần bơ. Yêu không cần cớ cần cậu cơ... còn em thì tan trong anh."

Nháp[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên: Bùi Xuân Huấn/Nháp 1 [7] [gc 2]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tài khoản Tik Tok Trần Thanh Tâm (@po.trann77).
  2. ^ Tài khoản Tik Tok Trần Thanh Tâm (@po.trann77).
  1. ^ Bảo Vy (Ngày 18 tháng 3 năm 2020). 'Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ' là gì mà ai cũng nói?”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Thạch Anh (Ngày 29 tháng 2 năm 2020). 'Hot girl thả thính' bị đồn lộ clip nhạy cảm là ai?”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ Phuong Thao (Ngày 29 tháng 2 năm 2020). “Tóc Tiên "cà khịa" cô nàng "hotgirl thả thính": Không biết nấu ăn hay sao mà trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ?”. Yeah1 News. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ Thu Sâm (Ngày 16 tháng 3 năm 2020). “Dàn "sao" CLB Hà Nội tuyên truyền cách phòng chống Covid -19”. Báo Văn Hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Thu Sâm (Ngày 18 tháng 3 năm 2020). “Chiến dịch phòng chống covid-19 của HLV Park Hang-seo và các học trò : "Thầy giao nhiệm vụ thì thực hiện thôi". Báo Văn Hoá. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ Youtube, Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ, yêu không cần cớ cần cậu cơ.
  7. ^ Thạch Anh (Ngày 29 tháng 2 năm 2020). 'Hot girl thả thính' bị đồn lộ clip nhạy cảm là ai?”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
Cesc Fàbregas
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Francesc Fàbregas i Soler[1]
Chiều cao 1,79 m (5 ft 10 in)[2]
Vị trí Tiền vệ, Tiền đạo
Thông tin đội
Đội hiện nay
Monaco
Số áo 44
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1995–1997 Mataró
1997–2003 Barcelona
2003–2004 Arsenal
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2003–2011 Arsenal 212 (35)
2011–2014 Barcelona 96 (28)
2014–2019 Chelsea 138 (15)
2019- Monaco 13 (1)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2002–2003 U-16 Tây Ban Nha 8 (1)
2003–2004 U-17 Tây Ban Nha 14 (7)
2005 U-20 Tây Ban Nha 5 (0)
2004–2005 U-21 Tây Ban Nha 12 (2)
2006–2016 Tây Ban Nha 110 (15)
2004– Catalunya 3 (0)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho Tây Ban Nha
Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới
Á quân Phần Lan 2003
Giải vô địch bóng đá U-17 Châu Âu
Á quân Pháp 2004
Giải vô địch bóng đá thế giới
Vô địch Nam Phi 2010
Cúp Liên đoàn các châu lục
Á quân Brasil 2013
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Nam Phi 2009
Giải vô địch bóng đá châu Âu
Vô địch Áo & Thụy Sĩ 2008
Vô địch Ba Lan & Ukraina 2012
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 2 tháng 6 năm 2019
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 27 tháng 8 năm 2017

Francesc "Cesc" Fàbregas Soler (IPA: ['sɛsk 'faβɾəɣəs su'ɫeʁ̞]) (sinh ngày 4 tháng 5 năm 1987Arenys de Mar, Catalunya, Tây Ban Nha[2][3]) là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Monacođội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha. Fàbregas đã bắt đầu sự nghiệp của mình làm một học viên tại FC Barcelona nhưng anh đã được ký hợp đồng với Arsenal vào tháng 7 năm 2003. Anh không nổi bật lắm trong mùa giải đầu tiên cho "the Gunners", nhưng sau khi các tiền vệ trung tâm của đội bóng bị chấn thương trong mùa giải 2004–2005, thời gian chơi bóng của anh tăng lên. Ở Arsenal anh có cơ hội thể hiện tài năng ở vị trí tiền vệ cánh phải, một vị trí không phải là sở trường của mình. Và dĩ nhiên là từ khi có sự xuất hiện của Hleb, Cesc đã chơi ở vị trí ấy ít hơn. Trở về Barcelona năm 2011 với mức giá gần 30 triệu bảng, đã có những thông tin lo ngại cho một vị trí chính thức của Xavi đệ nhị khi anh sẽ phải cạnh trong cho suất hàng tiền vệ 3 người thi đấu rất ăn ý và không thể thay thế hiện nay là Xavi - Iniesta - Busquet. Tuy nhiên, Pep Guardiola cho thấy ông có cái lý riêng khi một mực đòi đưa bằng được Cesc Fàbregas về sân Nou Camp. Pep Guardiola đẩy Fàbregas lên đá vị trí tiền đạo ảo (vị trí của chính Lionel Messi) hoặc tiền đạo chạy cánh và thành công ở mức chấp nhận. Fàbregas có thể nói thông thạo 4 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nhatiếng Catalunya.

Anh đã phá vỡ nhiều kỷ lục của câu lạc bộ và bắt đầu nổi danh là một cầu thủ có năng khiếu kỹ thuật, có khả năng chuyển bóng xuất sắc và là một cầu thủ chính trong đội hình của Arsenal. Trong bóng đá quốc tế, sự nghiệp của cầu thủ đội tuyển Tây Ban Nha này đã bắt đầu từ lúc trẻ, tham gia đội U-17 trong giải Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2003Phần Lan. Nhờ thi đấu tốt, anh đã được chọn vào đội tuyển lớn tuổi hơn và chơi trong World Cup 2006. Năm 2006, Fàbregas đã ký hợp đồng lâu dài với thời gian 8 năm với Arsenal. Cùng năm đó, anh dành danh hiệu Golden Boy (giải thưởng dành cho cầu thủ dưới 21 tuổi xuất sắc nhất năm). Fàbregas cũng là một thành viên của đội tuyển Tây Ban Nha vô địch Euro 2008, World Cup 2010Euro 2012. Trong trận chung kết World Cup 2010, anh là người đã kiến tạo cho Andrés Iniesta ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu giúp Tây Ban Nha đăng quang.[4]

  1. ^ a b “Francesc Fàbregas i Soler - Spain”. WC2010Virgin. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ a b Francesc Fabregas profile, soccernet.espn.go.com, truy cập 25 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ PLAYER PROFILE, arsenal.com, truy cập 22 tháng 5 2007.
  4. ^ Hà Lan - Tây Ban Nha 0-1: Iniesta đưa "vua" châu Âu lên đỉnh thế giới Thể thao & Văn hóa