Thành viên:Hungvdtn/nháp

Đền Bà Chúa Me
Thờ phụng
Thái phi, Quốc Thánh Mẫu
Vũ Thị Ngọc Nguyên
1689 – 1751
Công tíchÝ công Hậu Đức Trang hạnh Đoan nghi Khuông vận Diễn phúc Hoàng du Dụ trạch Sùng cơ, Thái từ Quốc thánh mẫu
Thông tin đền
ThờThái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên
Địa chỉViệt Nam thôn Phục Lễ, Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải DươngViệt Nam
Tọa độ20°54′04″B 106°10′29″Đ / 20,90103°B 106,17479°Đ / 20.90103; 106.17479
Thành lậpThế kỷ 18
Tôn tạo2017
Lễ hội9 tháng Giêng
Websitehttps://bachuame.com/
Map
Cấp tỉnh
Di tích Đền thờ Bà chúa Me
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận22 tháng 01 năm 2019
Quyết địnhSố 333/QĐ-UBND (2019)[1]

Đền Bà chúa Me Vũ Thị Ngọc Nguyên có tên gọi khác là Đền thờ Quốc Thánh Mẫu, thờ Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên và phối thờ một số nhân vật thời Lê trung hưng. My Thử, huyện Đường An xưa tên nôm là làng Me, nên Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên còn được nhân dân trong vùng suy tôn là Bà chúa Me.

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ có địa chỉ tại thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương, nằm ngay bên tỉnh lộ 395 nối từ thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang) đi thành phố Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương khoảng 12km về phía Tây đi theo Quốc lộ số 5 (Vị trí Đền thờ).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vị thần được thờ chính tại Đền là Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên (là nhân thần), Thái phi của Chúa Trịnh Cương (1686 - 1729). Bà là mẹ của hai vị chúa thời Lê Trung hưng (Trịnh GiangTrịnh Doanh) và là bà nội của Trịnh Sâm. Bà đã được Vua Lê Ý Tông (1735 - 1740) tôn phong Quốc Thánh Mẫu[2].

Bà đã từng nhiếp chính điều khiển chính sự, thay chúa cũ không còn đủ năng lực (Trịnh Giang), bằng chúa mới có tài năng hơn, để điều hành đất nước (Trịnh Doanh), tránh được cảnh huynh đệ tương tàn, tranh giành ngôi báu lẫn nhau. Ngoài ra, trong lúc Chúa Trịnh Doanh đang cầm quân dẹp loạn ở miền xa, kinh thành Thăng Long trống rỗng, thừa cơ quân khởi nghĩa của Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển đã kéo quân về định đánh úp Kinh thành, Bà đã trực tiếp đứng ra chỉ huy, điều binh, khiển tướng bảo vệ, cứu nguy cho Kinh thành. Vua Tự Đức (1829 - 1883) đã đánh giá Bà là một người anh kiệt trong phái phụ nữ[3].

Trong Đền còn phối thờ sáu vị chúa Trịnh gồm: Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải, Trịnh Bồng; thân phụ của Bà Thái phi, Bồ tát vương Vũ Thị Lưu và hai quan đại thần là Vũ Tất Thận (Bính Quận công), Vũ Tất Trạc (Trạc Quận công). Ngoài ra, trong khu Đền chính còn có Lăng mộ của Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Án (con gái của Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến, vợ chúa Trịnh Tạc, được tôn tạo, xây dựng ở đúng vị trí của lăng mộ cũ đã tồn tại trước đó.

Đền bà chúa Me được UBND xã Vĩnh Hồng, khởi công phục hồi, tôn tạo tháng 2 năm 2017 ngay trên nền đất di tích cũ (Phủ Bà), quê hương của Bà và năm 2019 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xếp hạng Di tích lịch sử (Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22/01/2019)[4].

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Đền Bà chúa Me được quy hoạch với tổng diện tích 14,02 ha và được chia làm 2 khu: Khu Đền thờ và Khu Bia Bà. Khu Đền thờ được tôn tạo, xây dựng mới trên khuôn viên Phủ Bà cũ với chất liệu chủ yếu bằng bê tông cốt thép sơn màu giả gỗ, diện tích khoảng 4000m2, gồm 4 phân khu: Khu nội tự, Khu nhà ban quản lý, Khu tổ chức lễ hội và Khu dịch vụ. Khu nội tự có tổng chiều dài 50m, chiều rộng 40m được bố trí hướng Tây Bắc (hướng từ Hậu cung Đền chính nhìn ra Tam quan và đường tỉnh lộ 395), gồm các hạng mục: Cổng Tam quan, Tắc môn, Lầu Chuông Gác trống, Giải vũ (gồm 02 dãy ở 2 bên). Đền chính được đặt tại đường Thần Đạo thẳng hướng với tim Cổng tam quan.

Đền chính gồm Tiền tế và Hậu cung.

- Tiền tế có 5 gian với tổng chiều dài 14,8m, gian giữa dài 3m, 02 gian cạnh 2,7m và 02 gian dĩ 2,7m được tạo thành bởi 4 hàng cột (2 cột cái và 2 cột quân), khoảng cách tim cột cái là 3,0m, gian lách (Tim cột cái đến cột quân) là 1,5m, phía mặt đứng trước bố trí 03 luồng cửa bằng gỗ theo kiểu thương song hạ bản cổ truyền. Bộ vì có Kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen, 4 góc có đao mái được đắp kiểu tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng). Chiều cao từ mặt nền lên đỉnh mái là 5,55 m (tại gian giữa) và 5,65 m (tại hai đầu hồi - Không kể kìm nóc).

- Hậu cung gồm 03 gian theo chiều rộng - 01 gian theo chiều dài, gian giữa rộng 3,0m, 02 gian cạnh rộng 1,5m, phía sau xây tường thu hồi bít đốc mái. Cốt nền cao hơn sân dự kiến là 0,75 m. Phần mái có đắp đầu đao, Rồng chầu mặt nguyệt, kìm nóc, con chối. Mái lợp ngói mũi phía trên kết cấu mái bằng gỗ (Hoành, dui, tầu mái, lá mái) kiểu truyền thống.

Ngoài công trình chính còn có các hạng mục phụ trợ như Nghi môn, Tắc môn, Nhà bia, Nhà chuông, Giải vũ, nhà khách... tạo thành một tổng thể kiến trúc đồng bộ, quy mô lớn, đáp ứng kỹ, mỹ thuật truyền thống. Ngoài Đền thờ, các địa điểm, khu di tích tương truyền có liên quan đến Thái phi như Lăng mộ, Ao chúa, khu Ngự dội, Nhà bia... đều nằm trên địa bàn thôn Phục Lễ, cách nhau từ 200 m đến 600 m trong phạm vi 1.0 km2, gần đường giao thông thuận lợi.

Tượng thờ[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Bà chúa Me được đặt ở hậu cung, do Họa sĩ, Nhà nghiên cứu mỹ thuật Trịnh Quang Vũ vẽ, thiết kế và các nghệ nhân làng đồng Đại Bái, Bắc Ninh đúc bằng đồng đỏ, dát vàng.

Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội Đền bà chúa Me được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Trong ngày này, Ban Tổ chức lễ hội tổ chức nghi lễ lễ dâng hương và khai ấn Đền Bà chúa Me, cầu một năm mới quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, mọi người trong thôn ngoài xã bình an, hạnh phúc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của UBND tỉnh Hải Dương
  2. ^ Trịnh Như Tấu (1933). Trịnh Gia chính phả. Hà Nội: Nhà in Ngô Tử Hạ. tr. 92.
  3. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (1988). Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, PDF (PDF) . Hà Nội: NXB Giáo dục. tr. 831,842.
  4. ^ Bình Giang: Khánh thành Đền bà chúa Me của PV, Báo điện tử Hải Dương, năm 2019. Truy cập 25/8/2023

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]